Bệnh học ngoại trật khớp háng

2012-10-22 10:05 AM

Ở người lớn trật khớp háng do chấn thương mạnh xảy ra do một lực tác động gián tiếp vào đầu dưới xương đùi, và vùng gối khi đùi gấp, xoay trong và khép, khớp gối ở tư thế gấp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Trật khớp háng tương đối ít gặp chiếm khoảng < 5% tổng số trật khớp. Tỉ lệ nam/ nữ là 5/1.

Ở người lớn trật khớp háng do chấn thương mạnh xảy ra do một lực tác động gián tiếp vào đầu dưới xương đùi, và vùng gối khi đùi gấp, xoay trong và khép, khớp gối ở tư thế gấp. Lực truyền theo thân xương đùi thúc chỏm vào bao khớp phía sau và thúc vào bờ hõm khớp, làm cho bao khớp rách và có đến 40% trường hợp bị vỡ hõm khớp. Chỏm xương đùi bật ra ngoài làm đứt  dây chằng tròn.

Phân loại theo kiểu trật

Tùy theo vị trí của chỏm so với hõm khớp ta phân biệt 3 loại.

Trật ra sau: Rất phổ biến, chiếm 80% hay hơn nữa.

Trật ra sau lên trên chiếm phần lớn gọi là trật kiểu chậu.

Trật ra sau xuống dưới gọi là trật kiểu ngồi.

Trật ra trước: Ít gặp chiếm khoảng 10% tổng số trật khớp háng.

Trật ra trước lên trên gọi là kiểu mu.

Trật ra trước xuống dưới gọi là kiểu bịt.

Trật trung tâm

Đáy hõm khớp bị vỡ chỏm bị trật kiểu này di lệch sâu về phía đáy hõm khớp do 2 nguyên nhân.

Do lực tác động lên mấu chuyển lớn thúc chỏm vào trong làm vỡ đáy hõm khớp chỏm bị thương tổn nặng. Nhóm này chiếm 55%.

Do vỡ xương chậu (phần xương chậu ở hõm khớp) nên chỏm dễ dàng bị di lệch vào trong và chỏm ít bị thương tổn.

Do cả hai nguyên nhân vừa nêu trên: Gặp 3 - 5% của  trật trung tâm.

Phân lọai theo độ nặng

Dựa vào thương tổn xương và theo độ vững của khớp háng.

Độ 1: Hõm khớp lành hay chỉ bị sứt một tí không gây di chứng gì.

Độ 2:  Hõm khớp bị vỡ ở vách phía sau nhưng khi nắn khớp đủ vững về lâm sàng.

Độ 3: Vách phía sau của hõm khớp vỡ nặng sau khi nắn, khớp không đủ vững, dễ bị trật lại ngay, cần mổ cố định mảnh gãy ở vách sau của hõm.

Độ 4: Kèm gãy chỏm hay cổ xương đùi.

Khám lâm sàng

Tuy có nhiều kiểu trật như nêu trên nhưng thực tế trên lâm sàng chỉ có một kiểu phổ biến đó là trật ra sau lên trên kiểu chậu.

Nhìn

Thấy đùi gấp nhẹ, khép và xoay trong, chi ngắn lại. Gối bên trật lên cao hơn  và như tựa lên đầu gối bên lành.

Dấu hiệu chung cho biết các kiểu trật:

Các kiểu trật ra sau: Đùi khép và xoay vào trong.

Các kiểu trật ra trước: Đùi dạng và xoay ngoài.

Các kiểu trật lên trên (kiểu chậu, mu) đùi  gấp nhẹ có dấu hiệu ngắn chi.

Các kiểu trật xuống dưới: (Kiểu ngồi, kiểu bịt) đùi gấp nhiều, dấu hiệu ngắn chi không rõ, thậm trí chi như dài ra.

Qua các dấu hiệu chung đó dễ dàng thấy được dấu hiệu lâm sàng của một kiểu nào đó.

Tuy có nhiều kiểu trật như nêu trên nhưng thực tế trên lâm sàng kiểu phổ biến nhất là trật kiểu chậu: đùi gấp nhẹ, khép và xoay trong, chi ngắn lại. Gối  bên trật lên cao hơn và như tựa lên đầu gối bên lành. Trật khớp kiểu bịt đùi  dạng, xoay ngoài đùi gấp nhiều chi không ngắn mà như dài ra.

Sờ nắn và khám cơ năng

Chi bị trật khớp mất cơ năng hoàn toàn, với kiểu chậu sờ phát hiện được mấu chuyển lớn lên cao hơn so với đường Nélaton - Roser do đó có dấu  hiệu ngắn chi.

Chụp X quang

Cần chụp X quang xương chậu và khớp háng ở tư thế thẳng. Nếu ở hõm khớp có một bất thường nhỏ chụp tia chếch 450 ra sau vào trong để phát hiện mảnh vỡ phía sau hõm khớp.

Biến chứng

Thương tổn thần kinh

Với kiểu trật ra sau kèm gãy xương có thể bị biến chứng liệt thần kinh hông to, tỉ lệ từ 1 - 33%.

Cần khám dấu hiệu liệt cử động ở cẳng bàn chân và mất cảm giác ở gan chân.

Nếu hõm khớp không vỡ thần kinh hông to bị liệt do căng, do giập, do chèn ép giữa chỏm với ụ ngồi thì liệt thường nhẹ.

Nếu vỡ hõm khớp và liệt thần kinh thường do tổn thương giải phẫu (đứt một phần, đứt hẳn). Nên mổ sớm để khâu nối thần kinh.

Trật khớp kèm gãy xương

Vỡ hõm ở phía sau.

Kèm gãy cổ xương đùi: Thường phải mổ để nắn chỏm và cố định ổ gãy bằng đinh hay nẹp vis.

Phân loại trật khớp háng ra sau phổ biến nhất là phân loại của Thompson và Epstein:

Kiểu 1: Trật khớp háng có hoặc không kèm vỡ nhỏ ổ cối. Vững sau nắn.

Kiểu 2: Trật khớp háng kèm theo vỡ một mãnh lớn bờ sau ổ cối. Không vững sau nắn.

Kiểu 3: Trật khớp háng kèm theo vỡ vụn nhiều mảnh bờ sau ổ cối.

Kiểu 4: Trật khớp háng kèm theo gãy sàn ổ cối.

Kiểu 5: Trật khớp háng kèm theo gãy cổ xương đùi.

Điều trị

Trật khớp tới sớm. Kéo nắn kiểu Boehler: áp dụng cho mọi kiểu trật khớp háng.

Gây mê sâu cần thiết cho thuốc giãn cơ. Để bệnh nhân nằm ngữa trên một tấm ván dài. Chậu hông được bất động chắc chắn. Háng và gối gấp 900. Gấp một khăn vải vặn hình số 8. Một đầu quấn vòng phần trên khoeo

 bệnh nhân còn một đầu treo vào cổ người nắn. Người nắn quì xuống cạnh bệnh nhân phía bên trật khớp để đầu gối cùng bên với trật khớp vào khoeo chân bệnh nhân.

Thêm một tay phía dưới đè chân bệnh nhân xuống, như vậy sẽ đẩy đầu gối   bệnh nhân lên cao. Cứ kéo mạnh như thế là đủ đưa chỏm vào ổ khớp. Nếu chưa vào giúp thêm bằng cách chữa tư thế trật.

Nếu trật ra sau dạng đùi và xoay ngoài - Nếu trật ra trước khép đùi và xoay  trong.

Sau nắn bất động bột 3 tuần cho liền chỗ rách của bao khớp và dây chằng.

Dự phòng

Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và lao động.

Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ và bất động tốt các trường hợp trật khớp.

Đối với các tuyến y tế cơ sở cần chẩn đoán sớm, xử lý đúng và nắn trật khớp sớm.

Giáo dục cho bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng sau điều trị.

Giáo dục cho cộng đồng không nên xoa bóp và nắn khớp hoặc chích lễ ở các thầy lang.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học ngoại u trung thất

U trung thất là một khối u có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của trung thất. Bao  gồm khối u nguyên phát, thứ phát; lành ác. Bệnh lý hay gặp nhất là u tuyến ức, u thần kinh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới.

Xử trí thời kỳ đầu vết thương bỏng

Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.

Bệnh học ngoại khoa thoát vị cơ hoành bẩm sinh

Thoát vị cơ hoành là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi vào trong lồng  ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Tần suất mắc bệnh, theo phần lớn tác giả, trong khoảng 1/2.000-1/5.000 trẻ sơ sinh sống.

Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi

Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.

Bệnh học ngoại ống phúc tinh mạc

Sự tồn tại của ống phúc tinh mạc là một loại bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em  mà bệnh cảnh lâm sàng thường biểu hiện bằng hai hình thái: Hình thái cấp tính đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật như thoát vị bẹn.

Bệnh học ngoại u xơ tiền liệt tuyến

U xơ tiền liệt tuyến là một loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý của hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. Mặc dù có thể thấy u xơ tiền liệt tuyến xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới trên 60 tuổi.

Bệnh học ngoại vết thương sọ não hở

Vết thương sọ não hở là loại vết thương gặp cả trong chiến tranh và trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh chiếm tỷ  lệ cao hơn (khoảng từ 7-10%  các loại vết thương do chiến tranh).

Bệnh học ngoại khoa ung thư thực quản

Ung thư thể thâm nhiễm chủ yếu phát triển ở lớp niêm mạc xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc rồi vào lớp cơ, phát triển theo hình vòng nhẫn, do đó làm ống thực quản bị chít hẹp.

Bệnh học ngoại chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% so với tất cả các chấn  thương. Trong thực tế khám chấn thương cột sống là khám  tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng.

Bệnh học ngoại khoa vết thương thấu bụng

Thực tế khi có vết thương trực tiếp vào thành bụng mà không xuất hiện hội chứng mất máu cấp tính hoặc hội chứng viêm phúc mạc, chúng ta chỉ cần mở rộng thăm dò tổn thương thành bụng.

Bệnh học bỏng điện

Bỏng điện thường sâu, tổn thương tại chỗ biểu hiện ở điểm vào và ra của luồng điện, vị trí thường gặp là bàn tay, bàn chân. ở trẻ em có thể bỏng miệng, môi, lưỡi do ngậm vào cực điện.

Bệnh học ngoại ung thư thận

Ung thư thận chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi, với tỉ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới. Ung  thư thận chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn.

Bệnh học bỏng hóa chất

Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi

Gãy cổ xương  đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển. Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông). Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.

Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch

Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.

Bỏng chiến tranh

Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể.

Bệnh học ngoại khoa ung thư gan

Ung thư gan nguyên phát ở các nước Âu - Mỹ rất hiếm gặp chiếm khoảng 1-2% các loại ung thư. Trong khi châu á, Phi rất hay gặp. Đây là loại ung thư tiến triển rất nhanh và điều trị đang còn gặp nhiều khó khăn.

Bệnh học ngoại xơ vữa động mạch

Tổn thương khu trú ở lớp nội mạc, lớp nội mạc dày lên vừa phải. Các tế bào đặc trưng có chứa các tổ chức mỡ (tế bào bọt). Lớp áo giữa và áo ngoài bình thường.

Bệnh học ngoại viêm xương

Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.

Công tác thay băng điều trị bỏng

Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng  hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.

Bệnh học ngoại khoa sỏi ống mật chủ

Khi tắc mật, dịch mật không xuống tá tràng mà ứ đọng trong gan. Sắc tố mật, muối mật vào máu, bilirubin máu tăng cao, do sắc tố mật có màu vàng nên da, giác mạc mắt có màu vàng.

Bệnh học ngoại khoa thủng dạ dày tá tràng

Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Chẩn đoán thường dễ vì trong đa số trường hợp các  triệu chứng khá điển hình, rõ rệt.

Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng

Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”.  Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.

Bệnh học ngoại chấn thương thận

Chấn thương thận bao gồm tất cả các thương tổn của nhu mô thận, đường bài xuất  nước tiểu trên và cuống thận. Giới nam thường bị hơn nữ, chiếm 75-80%, do đặc trưng về nguyên nhân của loại chấn thương này.

Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu

Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.