- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch
Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch
Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.
Lịch sử
1757 William người đầu tiên mô tả thông động tĩnh mạch.
1833 Brechet điều trị bằng cách thắt động mạch đoạn gần.
1875 Annadale thắt đồng thời động mạch và tĩnh mạch.
1897 Murphy đóng chỗ thông và thực hiện cắt - nối động mạch.
Bickham người đầu tiên đóng thông động tĩnh mạch bằng bên trong của tĩnh mạch.
1920 Matas khâu nội tĩnh mạch.
1905 Goyanes làm cầu nối bằng tĩnh mạch đầu tiên ở vùng khoeo. Trong 2 thập kỷ gần đây nhất, 3 kỹ thuật mới đã xuất hiện:
Gây tắc mạch vào năm 1974 do Serbienko thực hiện.
Đặt stent.
Kỹ thuật ép dưới sự hướng dẫn siêu âm.
Dịch tễ học
Các tác nhân gây thương tổn gồm nhiều nguyên nhân. Theo Robbs do bạch binh 63%, do hoả khí 26%, do súng săn 16%, do đầu xương gãy 2%, do thủ thuật 2%.
Tần suất các thương tổn mạch máu sau thủ thuật thông mạch từ 0,6% đến 1,3%. Ngày nay, sự thông động tĩnh mạch gia tăng do việc áp dụng càng ngày càng nhiều phương pháp điều trị nội mạch và sử dụng các ống thông có kích thước lớn.
Các nguyên nhân khác do phẫu thuật chỉnh hình (soi hớp) tạo hình khớp háng, hoặc tạo hình mạch máu, sử dụng xông Fogarty.
Sinh lý bệnh
Holman đã chứng minh rằng các tác động tại chỗ và toàn thân của các thông động tĩnh mạch phụ thuộc vào kích thước, lưu lượng máu chảy qua lỗ thông, đường kính mạch máu bị tổn thương, vị trí gần hay xa tim.
Do tăng lưu lượng máu qua tĩnh mạch làm tĩnh mạch đập và các biểu hiện tại da do tăng áp lực tĩnh mạch.
Để bù trừ sự mất máu qua lỗ thông, tim sẽ tăng lưu lượng bằng cách tăng nhịp tim và thể tích co bóp, dẫn tới tim giãn rồi sau đó phì đại cơ tim. Các thông động tĩnh mạch càng gần tim tình trạng suy tim càng nhanh.
Giãn động mạch trước chỗ thông, thành động mạch bị mỏng đi, đứt các mô đàn hồi, teo các sợi cơ và xơ hoá đôi khi kèm theo calci hoá và các thương tổn xơ vữa. Nguyên nhân dãn động mạch do tác động trực tiếp của sự gia tăng lưu lượng máu và hậu quả của nó, sự gia tăng lực xoáy của dòng máu. Cần phải đóng lỗ thông trước khi tạo thành dãn động mạch.
Chẩn đoán
Biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy theo khoảng thời gian giữa lúc bị chấn thương và lúc phát hiện ra triệu chứng. Có thể phân biệt
3 giai đoạn:
Phát hiện ngay lúc bị chấn thương
Có tiếng thổi liên tục, tăng lên thì tâm thu.
Sờ có rung miu.
Có một khối đập, mạch ở xa yếu, khối máu tụ sâu.
Ngoại lệ là suy tim khi lỗ thông gần tim, đường kính lớn.
Nghi ngờ: Siêu âm Doppler và chụp mạch.
Phát hiện sau vài tháng, vài năm.
Tiếng thổi liên tục, khối u đập.
Sờ có rung miu, mạch ở xa yếu.
Chèn ép thần kinh, dãn tĩnh mạch nông.
Suy tim.
Siêu âm Doppler mạch và chụp mạch là cần thiết.
Thăm dò chức năng tim trước khi đặt ra chỉ định điều trị.
Phát hiện muộn trước một dãn động mạch
Bệnh nhân đến khám vì triệu chứng liên quan đến tình trạng dãn động mạch dạng túi phình: phù nề chi dưới chỗ thông, chảy máu trong, chèn ép...
Điều trị ngoại khoa cổ điển
Bảo tồn sự lưu thông của mạch máu bằng các biện pháp sau:
Cắt chỗ thông, khâu nối tận tận động mạch và tĩnh mạch.
Khâu đơn giản một đường trung gian.
Khâu bít lỗ thông động mạch bằng đường nội tĩnh mạch.
Cắt đoạn khâu nối hoặc làm cầu nối cho động mạch và khâu bít lỗ thông tĩnh mạch bảo tồn tĩnh mạch.
Làm tắc mạch
Áp dụng 1980, nhất là đối với các mạch ở vùng mặt và chậu hông, các động mạch ở sâu hoặc các động mạch nhỏ mà đường vào khó khăn. Việc gây tắc mạch có thể được thực hiện bằng đường thông động mạch có chọn lựa hoặc bằng chọc qua da.
Đặt Stents couverts
Làm tắc đường thông động tĩnh mạch mà không cần đường rạch mô hở. Có biến chứng nhiễm trùng và nghẽn mạch thứ phát.
Ép dưới hướng dẫn của siêu âm
Đánh mốc lỗ thông bằng sonde Echo-doppler mạch và áp lỗ thông để đủ làm tắc mạch mà không gây nghẽn động mạch. Làm lập đi lập lại 10-20 phút.
Điều trị các dãn động mạch
Làm cầu nối động mạch.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại u não
U não là một từ ngữ được các thầy thuốc lâm sàng gọi tên có tính cách quy ước để chỉ các u trong sọ vì thực sự u trong mô não chỉ chiếm trên dưới 50% u trong sọ.
Bệnh học ngoại chấn thương mạch máu ngoại biên
Hậu quả lâm sàng của chấn thương động mạch không hằng định, nhưng khi có hậu quả trên lâm sàng là một tiêu chuẩn nặng của chấn thương động mạch.
Công tác thay băng điều trị bỏng
Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi
Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.
Phẫu thuật điều trị bỏng
Khớp lớn của chi bị nhiễm trùng nặng do bỏng, là nguốn gốc của nhiễm trùng toàn thân, không thể sử dụng phẫu thuật mở bao khớp, dẫn lưu hay cắt đoạn.
Bệnh học ngoại chấn thương thận
Chấn thương thận bao gồm tất cả các thương tổn của nhu mô thận, đường bài xuất nước tiểu trên và cuống thận. Giới nam thường bị hơn nữ, chiếm 75-80%, do đặc trưng về nguyên nhân của loại chấn thương này.
Điều trị sốc do bỏng
Băng ép vừa, theo dõi nếu băng chặt hoặc khi chi thể bị phù nề thì băng sẽ trở thành garo, nên phải nới băng, Nếu bị bỏng hoá chất phải băng bằng chất trung hoà.
Bệnh học bỏng trẻ em
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Bệnh học ngoại khoa viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Tần suất viêm ruột thừa cấp song hành với tần suất của quá trình phát triển của mô bạch huyết, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu của thập niên.
Bệnh học ngoại khoa tắc ruột
Tắc ruột do liệt ruột gặp trong các trường hợp: sỏi tiết niệu, chấn thương cột sống hoặc khung chậu (tụ máu sau phúc mạc), viêm phúc mạc, viêm phúc mạc mật, tràn dịch tiêu hóa hoặc dịch tụy trong ổ phúc mạc.
Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày
Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân.
Bệnh học ngoại khoa teo thực quản
Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.
Bệnh học ngoại gãy thân xương cánh tay
Gãy giữa chỗ bám của cơ ngực lớn và chỗ bám của cơ delta: Đầu trên khép (do cơ ngực lớn kéo), đầu dưới di lệch lên và ra ngoài (do cơ delta kéo).
Bệnh học ngoại khoa thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các điểm yếu này có thể là bẩm sinh hay mắc phải.
Bệnh học ngoại chấn thương niệu đạo
Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm.
Bệnh học bỏng hóa chất
Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh học ngoại nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc cầu khuẩn gram (+) gây nên.
Bệnh học ngoại khoa xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hoá được định nghĩa là sự đào thải qua đường miệng và hay là qua đường đường hậu môn một số lượng máu từ các thương tổn của đường tiêu hoá.
Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng
Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”. Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.
Bệnh học ngoại tắc động mạch cấp tính ở chi
Mảng xơ vữa bị loét: Các mảng xơ vữa này sau đó bị cục máu đông phủ lên trên, sự di chuyển của các cục huyết khối có thể tạo ra từng đợt gây thuyên tắc.
Bệnh học ngoại khoa phi đại hẹp môn vị
Hẹp phì đại môn vị là một bệnh ngoại khoa thường gặp ở giữa độ tuổi sơ sinh và bú mẹ (3 tuần-6 tháng). Bệnh có biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng nôn do hẹp lòng môn vị bởi sự phì đại thái quá của lớp cơ vùng môn vị.
Bệnh học ngoại tắc ruột sơ sinh
Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa.
Bệnh học ngoại teo đướng mật bẩm sinh
Teo đường mật bẩm sinh rất hiếm gặp. Tại Nhật Bản và các nước châu á, tỷ lệ bệnh khoảng 1/10.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ lệ nữ/nam = 1:0,64. Vấn đề chẩn đoán và điều trị rất phức tạp.
Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu
Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.
Bệnh học ngoại gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Gãy trên lồi cầu đứng thứ mười trong các loại gãy xương ở trẻ con nói chung, thường tỷ lệ biến chứng cao hơn so với các gãy chi khác, hay gặp di chứng vẹo khuỷu vào trong