- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Bệnh học ngoại tắc ruột sơ sinh
Bệnh học ngoại tắc ruột sơ sinh
Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa là nơi trẻ được phát hiện bệnh trước khi được chuyển đến tay phẫu thuật viên. Sự tiến bộ trong lĩnh vực gây mê và hồi sức nhi cùng với chẩn đoán và xử trí sớm đã làm giảm tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật.
Chẩn đoán trước khi sinh
Với sự tiến bộ trong lĩnh vực siêu âm bào thai, người ta có thể chẩn đoán được nhiều loại dị tật bẩm sinh trước mổ. Hai dấu hiệu gợi ý của tắc ruột qua siêu âm bào thai là:
Sự giãn nở bất thường của các quai ruột của bào thai.
Sự giãn nở của khoang ối (dấu hiệu đa ối).
Chẩn đoán sau khi sinh
Hai dấu hiệu báo động
Nôn mửa: Thường xảy ra trong những giờ đầu của đời sống. Trong chất nôn thường có lẫn dịch mật vàng hoặc xanh, có khi nôn ra cả dịch ruột (dịch như màu phân).
Chậm đào thải phân su: Bình thường phân su xuất hiện trong vòng 12 - 24 giờ mà không thấy phân su ở hậu môn là dấu hiệu chậm.
Bụng trướng
Là dấu hiệu muộn, dấu hiệu này còn tùy thuộc vào vị trí tắc, nếu tắc cao thì thường bụng không trướng mà đôi khi lại xẹp.
Thăm khám trực tràng
Dùng một sonde Nélaton nhỏ có bôi dầu nhờn đút vào hậu môn. Tùy theo loại bệnh mà đầu sonde sẽ có dính nhiều, ít hoặc không có phân su. Đây cũng là cách khám bắt buộc để hướng tới nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh cảnh lâm sàng
Sẽ được gợi ý hơn trước một trẻ đẻ non và có tiền sử đa ối cấp trong trong những tháng đầu của thai kỳ. Dấu hiệu đa ối rất thường gặp ở những trường hợp bệnh nhi tắc đường tiêu hóa ở cao (thực quản, môn vị, tá tràng, hỗng tràng).
Dấu hiệu đa ối trong tắc ruột bào thai được các tác giả giải thích như sau: Bình thường nước ối được hấp thu qua đường tiêu hoá của bào thai (do thai nhi nuốt nước ối qua đường miệng). Nếu đường tiêu hoá không có cản trở thì nước ối sẽ được hấp thu đầy đủ và trở lại về hệ tuần của nhau thai và mẹ. Trong trường hợp tắc ruột nhất là tắc ở cao thì số lượng nước ối hấp thu sẽ giảm đi và ứ đọng lại ngày một nhiều tạo thành đa ối.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp bụng không chuẩn bị: giúp đánh giá nguyên nhân, vị trí của chỗ tắc dựa vào hình ảnh và số lượng của mức hơi nước, đám vôi hóa, hơi tự do trong ổ bụng. Hình ảnh X quang sẽ đặc thù cho từng loại tắc ruột sơ sinh.
Chụp cản quang đường tiêu hoá: Giúp chẩn đoán nguyên nhân các bệnh như mégacolon, ruột ngưng quay, tắc tá tràng...
Siêu âm giúp phát hiện các dị tật khác kèm theo, nhất là những dị tật ở đường tiết niệu và gan mật.
Chẩn đoán nguyên nhân
Chia thành 3 nhóm:
Nguyên nhân nội tại
Nguyên nhân gây tắc ruột có từ bên trong lòng ruột bao gồm: Teo ruột và tắc ruột phân su.
Nguyên nhân ngoại lai
Nguyên nhân gây tắc ruột từ bên ngoài chèn vào:
Tắc ruột do dây chằng hoặc dính.
Viêm phúc mạc bào thai.
Nguyên nhân cơ năng
Phình đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung).
Hội chứng nút phân su.
Ngoài ra trên cùng một bệnh nhân có thể cùng một lúc kết hợp nhiều nguyên nhân. Ví dụ: Viêm phúc mạc bào thai kết hợp với teo ruột.
Một số thể tắc ruột sơ sinh hay gặp
Teo ruột
Có thể gặp bất cứ vị trí nào trên đoạn ruột, có thể teo một chỗ hoặc nhiều chỗ. Thường hay gặp nhất là teo ở đoạn cuối hồi tràng.
Có 3 thể giải phẫu thường gặp: Teo gián đoạn cả ruột và mạc treo (IIIa + IIIb), teo gián đoạn có dây xơ (II).
Triệu chứng lâm sàng: Bệnh cảnh tắc ruột sơ sinh, thăm trực tràng không có phân su mà chỉ có các kết thể nhầy màu trắng.
Chụp phim bụng không chuẩn bị: Hình ảnh tắc ruột điển hình với nhiều mức hơi nước. Số lượng của mức hơi nước tùy thuộc vào vị trí teo ở cao hoặc ở thấp.
Chụp đại tràng cản quang: Cho thấy hình ảnh đại tràng bé cơ năng.
Điều trị: Chủ yếu là phẫu thuật, cắt bỏ đoạn ruột teo và một phần đoạn phình ở trên rồi tái lập lưu thông tiêu hóa theo kiểu bên - bên, tận - chéo hoặc tận - bên có dẫn lưu (Bishop-Koop).
Tắc ruột phân su
Do phân su bị kết dính vào niêm mạc của toàn bộ đoạn cuối hồi tràng gây tắc ruột. Trên đại thể toàn bộ hồi tràng teo nhỏ trong lòng đầy các kết thể phân su cứng, phần hồi tràng ở trên giãn to trong lòng đầy phân su lỏng.
Sự kết dính của phân su là do sự hiện diện của chất nhầy (mucoprotéine), chất này còn hiện diện trong một số các tuyến ngoại tiết khác của cơ thể như ở gan, tụy, phế quản, tuyến mồ hôi. Do đó người ta xem tắc ruột phân su như là một biểu hiện sớm của căn bệnh hệ thống có tên là bệnh xơ nang tuỵ.
Chẩn đoán dựa vào tam chứng tắc ruột sơ sinh. Thăm trực tràng không có phân su mà chỉ có ít kết thể phân su trắng.
X quang bụng cho hình ảnh tắc ruột không điển hình và mức hơi dịch, đặc biệt ở vùng hố chậu phải có hình lấm tấm xen kẽ giữa các bọt hơi và phân su như hình bọt xà phòng
Điều trị: Thụt tháo đại tràng bằng dung dịch gastrografin với hy vọng dung dịch này sẽ thẩm thấu qua van Bauhin và hòa loãng các kết thể phân su để tống được ra ngoài. Theo dõi kết quả từ 6-12 giờ nếu thất bại thì chuyển mổ. Phẫu thuật lấy sạch kết thể phân su ở hồi tràng. Cắt bỏ đoạn ruột bị giãn và tái lập lưu thông tiêu hóa theo kiểu Bishop-Koop.
Tắc ruột do dây chằng hoặc dính
Do hậu quả của viêm dính từ thời kỳ bào thai và tạo thành các dây chằng hoặc các đoạn ruột dính gây tắc ruột.
Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh tắc ruột sơ sinh. Thăm trực tràng đầu xông có dính một ít phân su đen. X quang hình ảnh tắc ruột điển hình với các mức hơi nước.
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ dây chằng gỡ dính và giải phóng ruột.
Viêm phúc mạc bào thai
Thường do thủng ruột thời kỳ bào thai, dịch phân su theo lỗ thủng đổ ra ngoài ổ bụng. Do đọng dịch lâu ngày, ổ phúc mạc có thể hình thành các màng ngăn giả, ngăn kén chứa đầy dịch phân su, còn ruột bị chèn ép và co cụm lại sát với cột sống.
Bệnh cảnh lâm sàng: Tắc ruột sơ sinh với đặc điểm bụng trướng căng, có tuần hoàn bàn hệ. Ở bé trai có thể thấy thêm dấu hiệu tràn dịch màng tinh hoàn hai bên do dịch phân su tràn xuống theo ống phúc tinh mạc.
X quang bụng mờ hoàn toàn, ruột non bị ép sát vào cột sống, có thể thấy liềm hơi dưới cơ hoành.
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật hút sạch dịch phân su trong ổ bụng, phá bỏ các ngăn, các kén, màng giả, giải phóng ruột và tìm lỗ thủng. Lỗ thủng thường hay gặp ở đoạn hồi tràng. Đặt một xông Kehr để dẫn lưu lỗ thủng đưa ra ngoài. Sonde được rút vào ngày 7-10 và lỗ dò sẽ tự bít. Đôi khi có thể phát hiện và xử lý các thương tổn khác kèm theo như: teo ruột, tắc ruột phân su...
Phình đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung)
Tham khảo bài phình đại tràng bẩm sinh
Hội chứng nút phân su
Thường do thiểu năng tạm thời của tụy gây tình trạng táo bón và ứ đọng phân su ở trực tràng. Đây là một thể tắc ruột sơ sinh đơn giản nhất mà trong điều trị chỉ cần thụt tháo đại tràng là có thể tống được nút phân su ở trực tràng.
Chẩn đoán dựa vào hội chứng tắc ruột sơ sinh kết hợp với thăm trực tràng có hội chứng tháo cống. Tiếp tục thụt tháo thử trong những ngày sau trẻ đi ngoài bình thường trở lại. Do có bệnh này người ta khuyên nên thụt tháo đại tràng thử cho tất cả bệnh nhi tắc ruột sơ sinh để tránh phải can thiệp phẫu thuật sai lầm trên hội chứng nút phân su.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại khoa ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là loại ung thư hay gặp đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư đường tiêu hoá và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư nói chung.
Bệnh học ngoại phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)
Bệnh Hirschsprung có thể có biểu hiện lâm sàng rất sớm ở trẻ sơ sinh bằng bệnh cảnh tắc ruột cấp tính dễ đưa đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời hoặc có biểu hiện bán cấp tính và mạn tính ở trẻ nhũ nhi.
Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển. Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông). Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.
Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán diện tích, độ sâu của tổn thương bỏng, cùng với sự phát triên khoa học và công nghệ. Trong phạm vi bài giảng, chỉ đề cập những phương pháp cơ bản, dễ áp dụng trong thực tế.
Bệnh học ngoại khoa hẹp môn vị
Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất cả mọi vị trí của ổ loét ở dạ dày hay tá tràng, ở gần hay xa môn vị, đều có thể gây nên hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.
Bệnh học ngoại khoa vết thương thấu bụng
Thực tế khi có vết thương trực tiếp vào thành bụng mà không xuất hiện hội chứng mất máu cấp tính hoặc hội chứng viêm phúc mạc, chúng ta chỉ cần mở rộng thăm dò tổn thương thành bụng.
Bệnh học bỏng trẻ em
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Bệnh học ngoại chấn thương mạch máu ngoại biên
Hậu quả lâm sàng của chấn thương động mạch không hằng định, nhưng khi có hậu quả trên lâm sàng là một tiêu chuẩn nặng của chấn thương động mạch.
Bệnh học ngoại u xương
Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, trong đó hay gặp nhất là ung thư liên kết tạo xương và tạo sụn. Đây là loại ung thư thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ.
Bệnh học ngoại chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% so với tất cả các chấn thương. Trong thực tế khám chấn thương cột sống là khám tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng.
Công tác thay băng điều trị bỏng
Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.
Sử dụng các loại da và vật liệu thay thế da trong bỏng
Giảm đau cho người bệnh. Hạn chế mất dịch, máu qua vết thương. Hạn chế nhiễm khuẩn vết bỏng. Kích thích biểu mô hoá ở bỏng nông, kích thích tạo mô hạt ở bỏng sâu.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các điểm yếu này có thể là bẩm sinh hay mắc phải.
Bệnh học ngoại khoa viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Tần suất viêm ruột thừa cấp song hành với tần suất của quá trình phát triển của mô bạch huyết, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu của thập niên.
Bệnh học ngoại gẫy xương hở
Gãy xương hở do nhiều nguyên nhân và chiếm hàng đầu là tai nạn lưu thông do các loại xe mô tô và ô tô. Trong thời bình tỷ lệ gãy xương hở chiếm khoảng 8-10% các tổn thương cơ quan vận động.
Bệnh học ngoại khoa chấn thương bụng kín
Chấn thương bụng kín hay gọi là chạm thương bụng bao gồm cả những tổn thương về bụng, tổn thương có thể chỉ ở ngoài thành bụng nhưng có thể tổn thương các tạng đặc trong ổ bụng (như gan, lách, tụy...).
Bệnh học ngoại khoa thoát vị cơ hoành bẩm sinh
Thoát vị cơ hoành là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi vào trong lồng ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Tần suất mắc bệnh, theo phần lớn tác giả, trong khoảng 1/2.000-1/5.000 trẻ sơ sinh sống.
Bệnh học ngoại khoa sỏi ống mật chủ
Khi tắc mật, dịch mật không xuống tá tràng mà ứ đọng trong gan. Sắc tố mật, muối mật vào máu, bilirubin máu tăng cao, do sắc tố mật có màu vàng nên da, giác mạc mắt có màu vàng.
Bệnh học ngoại sỏi hệ tiết niệu
Sỏi hệ tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo, sỏi thận, niệu quản và bàng quang hay gặp hơn: Sỏi thận là một bệnh phổ biến trên thế giới. Việt Nam nằm trong “vành đai” mắc sỏi thận khá cao.
Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng
Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”. Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.
Bệnh học ngoại lồng ruột cấp ở trẻ còn bú
Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái (2/1) trong độ tuổi bú mẹ cao nhất là từ 4 - 8 tháng. Tỷ lệ gặp thấp hơn sau 1 - 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ lớn.
Bệnh học ngoại ung thư bàng quang
U bàng quang là loại u thường gặp nhất trong các loại u đường tiết niệu. Theo Hội ung thư Mỹ, thì năm 1994 có khoảng 51.200 bệnh nhân mới, và đã có khoảng 10.600 bệnh nhân tử vong.
Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu
Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.
Bệnh học ngoại dị dạng bẩm sinh vùng rốn
Thoát vị cuống rốn là một dị dạng bẩm sinh trong đó một số tạng bụng trồi ra ngoài ổ bụng qua lỗ hổng của vành đai rốn tạo thành một khối phình được bọc kín bởi lớp phúc mạc nguyên thuỷ và lớp màng ối ở vùng rốn.
Bệnh học ngoại u trung thất
U trung thất là một khối u có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của trung thất. Bao gồm khối u nguyên phát, thứ phát; lành ác. Bệnh lý hay gặp nhất là u tuyến ức, u thần kinh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới.