Bệnh học ngoại phình động mạch ngoại biên

2012-10-22 05:31 PM

Phình động mạch ngoại biên thường ít hơn phình động mạch chủ. Có nhiều nguyên nhân gây phình động mạch ngoại biên, trong đó nguyên nhân do xơ vữa động mạch thường gặp nhất.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phình động mạch ngoại biên thường ít hơn phình động mạch chủ. Có nhiều nguyên nhân gây phình động mạch ngoại biên, trong đó nguyên nhân do xơ vữa động mạch thường gặp nhất. Các vị trí phình động mạch ngoại biên thường gặp: động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch nách, động mạch đùi và động mạch khoeo. Tùy theo từng vị  trí mà có các phương pháp chẩn đoán và điều trị đặc hiệu.

Phình động mạch cảnh

Vị trí thường gặp nhất là động mạch cảnh chung, đặc biệt ở chỗ chia đôi.  Dạng hình thoi thường gặp ở phình động mạch ở chỗ chia đôi, dạng hình túi  thường gặp ở phình động mạch cảnh trong. Nguyên nhân xơ vữa động mạch chiếm 50% các trường hợp. Nguyên nhân do chấn thương và phẫu thuật  thường ít gặp. Trước đây còn do nguyên nhân giang mai, nhưng ngày nay hiếm gặp hơn.

Nguy cơ quan trọng nhất đối với phình động mạch cảnh là gây nên tình trạng thiếu máu thoáng qua từng đợt và gây đột qụy.

Tình trạng thiếu máu hệ thần kinh trung ương do các cục máu đông gây thuyên tắc, do giảm lưu lượng máu đến não và do chèn ép. Biến chứng vỡ phình động mạch cảnh ngày nay ít gặp.

Chẩn đoán

Dấu hiệu lâm sàng

Tìm thấy khối nẩy đập trên đường đi của động mạch cảnh trước cơ ức đòn chũm dưới gò xương hàm có tiếng thổi tâm thu. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác một khối nẩy đập ở hố Amydale hoặc ở vùng họng miệng mà không có biểu hiện ra ngoài. Có thể có triệu chứng căng và đau, hoặc đôi khi không có triệu chứng.

Đối với phình động mạch cảnh trong đoạn xa có thể gây nên triệu chứng đau  vùng mặt, liệt dây thần kinh sọ 5, 6. Điếc, hoặc hội chứng Horner khi chèn ép vào vùng đáy sọ.

Cận lâm sàng

Siêu âm Doppler mạch giúp xác định vị trí, mức độ lan rộng của túi phình động mạch động mạch cảnh ngoài sọ.

CT Scan, IRM  giúp chẩn đoán các thương tổn ở vùng cổ phối hợp.

Chụp mạch vẫn còn có một vai trò quan trọng trong chẩn đoán phình động  mạch cảnh. Xác định thương tổn động mạch cảnh ngoài sọ và các nhánh động mạch não giúp chiến lược điều trị thích hợp.

Chẩn đoán phân biệt

Động mạch cảnh dài và dãn.

U thể cảnh.

Hạch vùng cổ lớn.

Một khối nằm trên cạnh động mạch cảnh.

Điều trị

Phần lớn phình động mạch cảnh thường phối hợp với dài và dãn động mạch cảnh nên phẫu thuật cắt nối tận tận có thể đạt đến 50% các trường hợp.

Đối với các phình động mạch cảnh được điều trị bằng cách cắt bờ túi phình  và ghép động mạch bằng tĩnh mạch hiển trong hoặc prothèse động mạch. Có  thể cắt bỏ túi phình và ghép động mạch bằng miếng vá đối với túi phình dạng túi.

Phình động mạch dưới đòn và động mạch nách

Phình động mạch dưới đòn và động mạch nách chiếm 1%  trong phình động mạch ngoại biên. Khoảng 75% trường hợp phình động mạch dưới đòn do hội  chứng cơ bậc thang. Trái lại đối với phình động mạch nách nguyên nhân chính là do chấn thương động mạch.

Chẩn đoán

Phần lớn phình động mạch dưới đòn và động mạch nách biểu hiện chính là hậu  quả thuyên tắc mạch hạ chi. Hoặc có thể gây nên triệu chứng thần kinh  do chèn ép đám rối thần kinh cánh tay. Đối với phình động mạch dưới đòn phải có  thể gây chèn ép thần kinh quặt  ngược  gây khàn giọng. Mức độ thiếu máu do thuyên tắc phụ thuộc vào vị trí và hệ tuần hoàn phụ.

Chụp X quang ngực có thể thấy hình ảnh phình động mạch dưới đòn đoạn  gần. Đối với phình động mạch nách và dưới đòn đoạn xa có thể chẩn đoán  khi thăm khám lâm sàng, chụp mạch siêu âm Doppler giúp chúng ta chẩn  đoán và có hướng chẩn đoán.

Điều trị

Cắt bỏ đoạn phình ghép bằng đoạn tĩnh mạch hoặc đoạn động mạch ghép. Đối với phình động mạch dưới đòn phải đoạn gần, đường mở ngực là dọc giữa xương ức kéo dài ra phía đáy cổ. Đối với phình động mạch dưới đòn  trái đoạn gần, mở ngực trước bên trái. Đối với phình động mạch nách đoạn gần và động mạch dưới đòn đoạn xa hơn chọn đường mổ là đường mổ trên xương đòn.

Phình động mạch đùi

Phình động mạch đùi chiếm vị trí thứ 2 trong phình động mạch ngoại biên. Nguyên nhân chính là do xơ vữa động mạch. Các nguyên nhân khác như do  chấn thương, do nhiễm trùng, nấm. Phình động mạch đùi có thể gây nên tình trạng tắc mạch xa..

Chẩn đoán

Chủ yếu dựa vào  thăm khám lâm sàng. Sờ thấy có một túi phình trơn láng dạng hình thoi đập, giãn nở theo nhịp tim, nghe có tiếng thổi tâm thu.

X quang chụp mạch và siêu âm giúp chẩn đoán vị trí kích thước giới hạn của  túi phình. 85% bệnh nhân phình động mạch đùi do xơ vữa thường kết hợp phình  động mạch chủ chậu, khoeo.

Điều trị

Cắt bỏ đoạn túi phình, ghép động mạch bằng đoạn tĩnh mạch hoặc prothèse động mạch.

Phình động mạch khoeo

Phẫu thuật phình động mạch khoeo là phẫu thuật khó khăn. Nguyên nhân do  xơ vữa, 50% phình động mạch khoeo 2 bên. Trên75%  phình động mạch khoeo phối hợp với phình động mạch ở vị trí khác như động mạch chủ, chậu,  đùi.

Chẩn đoán

Triệu  chứng lâm sàng là thiếu máu đoạn xa do thuyên tắc. Thăm khám phát hiện các đốt xuất huyết lấm chấm ở đầu chi.

Khám động mạch khoeo lớn biến dạng. Biểu hiện tình trạng thiếu máu hạ lưu do thuyên tắc thường dẫn đến tình trạng thiếu máu không hồi  phục.

Các biểu hiện chèn ép thần kinh khoeo như đau, tê liệt, rối loạn chức năng ở bắp chân, chèn ép vào các tĩnh mạch khoeo gây nên triệu chứng phù bắp  chân, dãn tĩnh mạch nông. Khi phình động mạch khoeo vỡ, chảy máu ra ngoài ít  gặp, thường tạo thành khối máu tụ chèn ép động mạch gây nên tình trạng thiếu máu hạ chi trầm trọng.

Cận lâm sàng

Siêu âm Doppler mạch giúp chẩn đoán.

Vai trò của chụp mạch trước mổ quan trọng giúp xác định mức độ của túi phình và tình trạng mạch máu dưới thương tổn để phẫu thuật làm cầu nối  ngoài giải phẫu.

Điều trị

Cắt bỏ túi phình tái lập lưu thông mạch máu bằng đoạn tĩnh mạch hoặc prothèse động mạch.

Cầu nối ngoài giải phẫu động mạch đùi, đoạn xa động mạch khoeo, buộc động mạch khoeo đoạn gần.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học ngoại khoa ung thư đại tràng

Ung thư đại  tràng là loại ung thư hay gặp đứng  hàng  thứ hai trong các  loại ung thư đường  tiêu hoá  và  là  một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong  do ung thư nói  chung.

Bệnh học ngoại khoa thoát vị cơ hoành bẩm sinh

Thoát vị cơ hoành là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi vào trong lồng  ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Tần suất mắc bệnh, theo phần lớn tác giả, trong khoảng 1/2.000-1/5.000 trẻ sơ sinh sống.

Bệnh học ngoại viêm màng ngoài tim co thắt

Viêm màng ngoài tim co thắt có tràn dịch (1/3 trường hợp): Bệnh nhân trẻ, triệu chứng xuất hiện mới đây, tiền sử viêm màng ngoài tim do nhiễm khuẩn cấp.

Bệnh học ngoại tắc ruột sơ sinh

Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa.

Bệnh học ngoại u xương

Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, trong đó hay gặp nhất là ung thư liên kết tạo xương và tạo sụn. Đây là loại ung thư thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ.

Bệnh học ngoại khoa chấn thương bụng kín

Chấn thương bụng kín hay gọi là chạm thương bụng bao gồm cả những tổn  thương về bụng, tổn thương có thể chỉ ở ngoài thành bụng nhưng có thể tổn thương các tạng đặc trong ổ bụng (như gan, lách, tụy...).

Công tác thay băng điều trị bỏng

Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng  hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.

Bệnh học ngoại dị dạng hậu môn trực tràng

Từ xưa người ta đã biết đến dị tật hậu môn - trực tràng dưới một tên thông dụng là "không có hậu môn”.  Mãi cho đến thế kỷ thứ VII Paulus là người đầu tiên đã áp dụng một phẫu thuật khoan thăm dò từ tầng sinh môn.

Bệnh học ngoại ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý rất hay gặp trong phẫu thuật lồng ngực, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những ung thư nói chung. Tỷ lệ bệnh ngày  càng tăng do ngày càng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư.

Bệnh học ngoại khoa hẹp môn vị

Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất cả mọi vị trí của ổ loét ở dạ dày hay tá tràng, ở gần hay xa môn vị, đều có thể gây nên hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.

Bệnh học ngoại u xơ tiền liệt tuyến

U xơ tiền liệt tuyến là một loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý của hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. Mặc dù có thể thấy u xơ tiền liệt tuyến xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới trên 60 tuổi.

Dấu hiệu triệu chứng lâm sàng sốc bỏng

Do thoát dịch, huyết tương từ lòng mạch ra khoảng gian bào, Nguyên nhân do tổn thương mao mạch, rối loạn vi tuần hoàn gây giãn mạch, tăng tính thấm

Bệnh học ngoại ung thư bàng quang

U bàng quang là loại u thường gặp nhất trong các loại u đường tiết niệu. Theo Hội ung thư Mỹ, thì năm 1994 có khoảng 51.200 bệnh nhân mới, và đã  có khoảng 10.600 bệnh nhân tử vong.

Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi

Gãy cổ xương  đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển. Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông). Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.

Hội chứng Dumping trong phẫu thuật dạ dày

Hội chứng Dumping là một nhóm các triệu chứng có thể xảy ra nếu bn có phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của dạ dày, hoặc nếu dạ dày của bệnh nhân đã được phẫu thuật nối tắt để giúp giảm cân.

Xử trí thời kỳ đầu vết thương bỏng

Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.

Bệnh học ngoại khoa xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá được định nghĩa là sự đào thải qua đường miệng và hay là qua đường đường hậu môn một số lượng máu từ các thương tổn của  đường tiêu hoá.

Bệnh học ngoại chấn thương niệu đạo

Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm.

Bệnh học ngoại lao xương

Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.

Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng

Khám vết bỏng hàng ngày là công việc thường xuyên của bác sỹ điều trị bỏng để bổ xung chẩn đoán độ sâu của bỏng và chỉ định thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân phù hợp.

Bệnh học ngoại khoa ung thư thực quản

Ung thư thể thâm nhiễm chủ yếu phát triển ở lớp niêm mạc xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc rồi vào lớp cơ, phát triển theo hình vòng nhẫn, do đó làm ống thực quản bị chít hẹp.

Bệnh học ngoại nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc cầu khuẩn gram (+) gây nên.

Bệnh học ngoại khoa ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế  giới. Khoảng 8000 trường hợp ung thư trực tràng ở Pháp mỗi   năm.  Tỷ  lệ nam/nữ là 1,5.

Bệnh học ngoại gãy thân xương cánh tay

Gãy giữa chỗ bám của cơ ngực lớn và chỗ bám của cơ delta: Đầu trên khép (do cơ ngực lớn kéo), đầu dưới di lệch lên và ra ngoài (do cơ delta kéo).

Điều trị sốc do bỏng

Băng ép vừa, theo dõi nếu băng chặt hoặc khi chi thể bị phù nề thì băng sẽ trở thành garo, nên phải nới băng, Nếu bị bỏng hoá chất phải băng bằng chất trung hoà.