Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi

2012-10-16 11:24 AM

Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ cơ lược ở bên dưới dây chằng bẹn, đây là chỗ yếu của đáy tam giác Scarpa xuống mặt trước xương  đùi.  Thoát vị rất hiếm gặp (khoảng 6% trong các loại TV), thường gặp ở nữ. Rất hiếm gặp ở trẻ em.

Giải phẫu bệnh

Túi thoát vị

Túi này được tạo nên bởi lá phúc mạc thành và cũng bao gồm: Cổ túi, thân và đáy túi.

Tạng thoát vị

Thường là ruột non, mạc nối lớn, rất hiếm gặp manh tràng và các tạng khác.

Vị trí thoát vị

Thường gặp nhất là thoát vị ở khoang trong của vòng đùi

Khoang này giới hạn bởi:

Phía sau là mào lược và dây chằng Cooper.

Phía trước là cung đùi.

Phía ngoài là tĩnh mạch đùi.

Phía trong là dây chằng Gimbernat.

Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi   và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.

Các vị trí khác rất hiếm gặp.

Phân loại thoát vị

Tuỳ theo mức độ thoát vị người ta chia làm hai loại:

Thoát vị không hoàn toàn: Tạng chui ra trước đùi nhưng đang nằm dưới cân sàng.

Thoát vị hoàn toàn: Tạng đã chui qua lỗ bầu dục và nằm trước cân sàng.

Nguyên nhân bệnh sinh

Thoát vị đùi chủ yếu gặp ở nữ, nhất là người chửa đẻ nhiều lần. Nhiều người cho rằng cơ thành bụng bị yếu do mang thai nhiều lần, mặt khác khi  đẻ khung chậu co giãn chút ít. Đó là 2 yếu tố chính làm  cho các cân, dây chằng vùng  đáy  tam giác Scarpa bị yếu dễ gây thoát vị.  Vậy thoát vị đùi là do mắc phải không có thoát vị bẩm sinh.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng

Thấy khối phồng ở gốc đùi, khối này lúc có lúc không và thường xuất hiện khi  đi lại.

Có khi thấy phù một chân về chiều.

Các biểu hiện khác như tức  nhẹ, khó chịu vùng bẹn, đùi ít được chú ý hơn.

Triệu chứng thực thể

Nhìn thấy khối phồng nhỏ ở góc trên trong của tam giác Scarpa với đặc điểm:

Tròn hoặc bầu dục không to lắm và ở dưới nếp lằn bẹn.

Khối u mềm, không đau.

Có thể nắn nhỏ lại được hoặc làm  khối mất đi, nhưng không dễ dàng như TV bẹn.

Gõ vang hoặc nghe tiếng óch ách nếu là ruột chui xuống.

Bắt mạch: Động mạch bẹn ở phía ngoài  khối phồng.

Chẩn đoán phân biệt

Thoát vị bẹn

Thoát vị đùi chủ yếu ở phụ nữ.

Khối phồng của thoát vị đùi ở dưới nếp lằn bẹn (dưới cung đùi). Khối phồng của thoát vị bẹn ở trên nếp lằn bẹn.

Viêm hạch bẹn

Sốt, sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ.

Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng.

Áp xe lạnh

Khối phồng là chất dịch tụ lại.

Khối phồng ở phía ngoài động mạch đùi vì dịch lao từ cột sống theo cơ thắt lưng chậu xuống đùi.

Khối phồng tĩnh mạch

Khối phồng cũng to lên khi rặn, khi ho hoặc khi đi lại, ấn cũng mất đi xong có đặc điểm:

Kèm theo giãn tĩnh chi dưới.

Khối phồng mềm ấn nhỏ lại nhưng khi  bỏ tay khối phồng lại xuất hiện nhanh.

Dùng một ngón tay đè phía dưới chỗ phồng thì khối phồng nhỏ lại nhưng nếu đè ngón tay ở phía trên thì khối phồng lại to dần ra.

Nguyên tắc điều trị

Mổ là phương pháp điều trị triệt để.

Đường mổ có thể tam giác Scarpa dọc theo mặt trước khối phồng và lên trên cung đùi.

Có thể mổ theo đường thoát vị bẹn từ phía trong cung đùi. Tìm túi thoát vị, khâu cổ túi và cắt túi thoát vị rồi  tái tạo thành bụng.

Bài viết cùng chuyên mục

Xử trí thời kỳ đầu vết thương bỏng

Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (16-200C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 20 phút đầu, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa.

Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch

Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.

Phẫu thuật điều trị bỏng

Khớp lớn của chi bị nhiễm trùng nặng do bỏng, là nguốn gốc của nhiễm trùng toàn thân, không thể sử dụng phẫu thuật mở bao khớp, dẫn lưu hay cắt đoạn.

Bệnh học ngoại vết thương ngực

Các rối loạn hô hấp tuần hoàn trong vết thương ngực hở do hậu quả hô  hấp  đảo ngược và lắc lư trung thất dẫn đến thiếu O2 trầm trọng, tình trạng toàn thân của bệnh nhân thay đổi nhanh chóng.

Dấu hiệu triệu chứng lâm sàng sốc bỏng

Do thoát dịch, huyết tương từ lòng mạch ra khoảng gian bào, Nguyên nhân do tổn thương mao mạch, rối loạn vi tuần hoàn gây giãn mạch, tăng tính thấm

Bệnh học ngoại chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% so với tất cả các chấn  thương. Trong thực tế khám chấn thương cột sống là khám  tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng.

Bệnh học ngoại gẫy thân xương đùi

Gãy xương đùi được phân loại theo giải phẫu học và vị trí đường gãy: 1/4  trên, 2/4 giữa, 1/4 dưới. Đối với gãy 1/4  trên sát mấu chuyển thì khó phân biệt gãy mấu chuyển.

Công tác thay băng điều trị bỏng

Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng  hai ngày một lần 2. kỹ thuật thay băng.

Bệnh học ngoại lồng ruột cấp ở trẻ còn bú

Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái (2/1) trong độ tuổi bú  mẹ cao nhất là từ 4 - 8 tháng. Tỷ lệ gặp thấp hơn sau 1 - 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ lớn.

Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu

Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.

Bệnh học ngoại khoa ung thư gan

Ung thư gan nguyên phát ở các nước Âu - Mỹ rất hiếm gặp chiếm khoảng 1-2% các loại ung thư. Trong khi châu á, Phi rất hay gặp. Đây là loại ung thư tiến triển rất nhanh và điều trị đang còn gặp nhiều khó khăn.

Bệnh học ngoại gãy trên lồi cầu xương cánh tay

Gãy trên lồi cầu đứng thứ mười trong các loại gãy xương ở trẻ con nói chung, thường tỷ lệ biến chứng cao hơn so với các gãy chi khác, hay gặp di chứng vẹo khuỷu vào trong

Bệnh học ngoại khoa hẹp môn vị

Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất cả mọi vị trí của ổ loét ở dạ dày hay tá tràng, ở gần hay xa môn vị, đều có thể gây nên hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.

Bệnh học ngoại chấn thương thận

Chấn thương thận bao gồm tất cả các thương tổn của nhu mô thận, đường bài xuất  nước tiểu trên và cuống thận. Giới nam thường bị hơn nữ, chiếm 75-80%, do đặc trưng về nguyên nhân của loại chấn thương này.

Bỏng chiến tranh

Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể.

Bệnh học ngoại khoa ung thư thực quản

Ung thư thể thâm nhiễm chủ yếu phát triển ở lớp niêm mạc xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc rồi vào lớp cơ, phát triển theo hình vòng nhẫn, do đó làm ống thực quản bị chít hẹp.

Bệnh học ngoại khoa xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá được định nghĩa là sự đào thải qua đường miệng và hay là qua đường đường hậu môn một số lượng máu từ các thương tổn của  đường tiêu hoá.

Bệnh học ngoại ung thư thận

Ung thư thận chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi, với tỉ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới. Ung  thư thận chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn.

Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán diện tích, độ sâu của tổn thương bỏng, cùng với sự phát triên khoa học và công nghệ. Trong phạm vi bài giảng, chỉ đề cập những phương pháp cơ bản, dễ áp dụng trong thực tế.

Bệnh học ngoại viêm xương

Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.

Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng

Khám vết bỏng hàng ngày là công việc thường xuyên của bác sỹ điều trị bỏng để bổ xung chẩn đoán độ sâu của bỏng và chỉ định thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân phù hợp.

Bệnh học ngoại khoa thoát vị bẹn

Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các điểm yếu này có thể là bẩm sinh hay mắc phải.

Lâm sàng và điều trị thời kỳ suy mòn của bệnh bỏng

Nếu tính cả thải Protein qua phân, nước tiểu... mất Protein có thể đạt tới 100-200g/24h. Bỏng sâu mất Protein qua vết bỏng đạt 10mg/cm2/24h.

Bệnh học ngoại u trung thất

U trung thất là một khối u có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của trung thất. Bao  gồm khối u nguyên phát, thứ phát; lành ác. Bệnh lý hay gặp nhất là u tuyến ức, u thần kinh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới.

Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi

Gãy cổ xương  đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển. Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông). Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.