- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học ngoại khoa
- Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi
Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển. Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông). Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Gãy cổ xương đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển.
Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông).
Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.
Tiên lượng về liền xương khá phức tạp do khớp giả và sự tiêu chỏm.
Thường đe doạ tính mạng bởi các biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy tim, lở loét do nằm lâu.
Nhắc lại các yếu tố quan trọng về giải phẫu
Điểm yếu
Nằm giữa hai hệ xương: Hệ quạt chân đế và hệ cung nhọn.
Về X quang
Các điểm cốt hoá
1 tuổi: Có điểm cốt hoá đầu xương.
5 tuổi: Xuất hiện thêm điểm cốt hoá ở mấu chuyển lớn.
8 tuổi: Phát triển mạnh các điểm cốt hoá ở đầu xương và mấu chuyển lớn.
10 tuổi: Xuất hiện thêm điểm cốt hoá mấu chuyển bé.
13 tuổi: Đầu xương phát triển hoàn toàn nhưng các mấu chuyển chỉ dính chắc vào xương từ 16-18 tuần và chỏm xương dính chắc vào đùi từ 18-20 tuổi.
Đường cung cổ bịt
Là đường hình cung nối liên tục của bờ cổ xương đùi và gờ trên lỗ bịt.
Góc cổ thân
Là góc được tạo bởi trục của cổ xương đùi và của thân xương đùi. Bình thường góc khoảng chừng 1300.
Về tuần hoàn nuôi dưỡng chỏm
Nhóm trên: Được hình thành từ 3-4 nhánh nhỏ tách ra từ động mạch mũ sau, nối với các nhánh mũ trước, nhánh bịt, các nhánh đi theo bao khớp vào nuôi dưỡng khoảng trên của chỏm.
Nhóm dưới-trong: Tách ra từ động mạch mũ sau nuôi dưỡng 1/4 dưới của chỏm.
Động mạch dây chằng tròn: Tách từ động mạch bịt, có vai trò rất nhỏ chỉ nuôi dưỡng một phần của chỏm.
Phân loại
Theo Garden
Dựa vào các tương quan hiện có của các thớ xương dọc. Nếu sự tương quan còn được duy trì, tức sự di lệch ít quan trọng và sự nuôi dưỡng chỏm sẽ tốt nhờ bao khớp còn nguyên vẹn. Tiên lượng sẽ tốt.
Độ I: Gãy dạng cài nhau, các thớ xương còn thẳng.
Độ II: Gãy cài không di lệch, các thớ xương còn giữ hướng thẳng nhưng bị lực ép giữa các xương gãy.
Độ III: Gãy di lệch khép, thớ xương nằm ngang.
Độ IV: Gãy rất di lệch, đầu xương tự do trong ổ cối, chỗ gãy tiếp xúc với dây chằng tròn, các thớ xương song song nhưng tách rời ra. Chỏm sẽ đe doạ hoại tử.
Theo Pauwels
Pauwels I: Đường gãy tạo với đường nằm ngang 1 góc tương đương 300, dễ liền xương.
Pauwels II: Góc này tương đương 500, tiên lượng liền xương khó.
Pauwels III: Góc này tương đương 700, nguy cơ hoại tử chỏm cao.
Triệu chứng lâm sàng
Tuỳ theo dạng gãy (gãy khép hay dạng) mà biểu hiện các triệu chứng lâm sàng có khác nhau.
Gãy cổ chính danh dạng gãy khép
Thường hay gặp, các đoạn gãy tách rời xa bởi co kéo của cơ. Đoạn gãy dưới ở tư thế khép và xoay ngoài.
Vị trí:
Loại gãy dưới chỏm: Loại này điều trị phức tạp vì chỉ còn chỏm xương nhỏ. Phần chỏm nuôi dưỡng kém chỉ còn động mạch dây chằng tròn do đó liền xương khó, dễ đưa đến khớp giả hoặc tiêu chỏm.
Gãy xuyên cổ: Tiên lượng tốt hơn loại trên vì còn một phần xương dính vào chỏm, dinh dưỡng tốt hơn.
Hướng đường gãy: Thường chếch từ dưới lên trên từ trong ra ngoài.
Di lệch: Các đoạn gãy không cài nhau.
Đoạn xa di lệch lên trên do cơ mông kéo, hai đoạn xương gập góc, ở góc xuống dưới và ra sau.
Lâm sàng:
Đau: Lệch thường, đau nhiều nhất là khi gắng cử động háng.
Mất cơ năng hoàn toàn: Lệch không thể nhấc chân lên khỏi mặt phẳng giường.
Biến dạng:
Chân gãy ngắn, đùi khép, bàn chân xoay ra ngoài.
Sờ thấy mấu động lớn bị kéo lên trên.
Có sự thay đổi của đường Nélaton Roser, bình thường thì gai chậu trước trên mấu động to, ụ ngồi ở cùng trên một đường thẳng. Khi gãy mấu động to bị kéo lên cao, ở trên đường nối gai chậu trước trên và ụ ngồi.
Có thể có tràn dịch khớp gối bên gãy.
X quang:
Cần chụp thẳng và nghiêng háng bên gãy. Có thể thấy:
Đường gãy ở bờ trong của cổ chéo xuống dưới và vào trong, hoặc đường gãy giữa cổ thẳng góc với trục cổ xương.
Về di lệch thấy đoạn ngoài bị kéo lên trên chỏm xoay làm trục cổ xương bị gục xuống dưới. Trên phim nghiêng thấy 2 đoạn gãy không cài vào nhau, đó là dấu hiệu chính. Sau khi khám xác định gãy xương cần đánh giá tình trạng toàn thân để có chỉ định và điều trị phù hợp.
Gãy cổ chính danh gãy dạng
Ít gặp hơn gãy khép vì hai đoạn cài nhau.
Lâm sàng:
Sau ngã đập khối mấu chuyển xuống đất, xương gãy và làm cài cổ xương. Triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng, giảm cơ năng không hoàn toàn, bệnh nhân có thể nhấc gót chân khỏi giường và có trường hợp vẫn đứng dậy được, sau đó đoạn gãy có thể bị tách rời ra trở thành gãy khép.
X quang:
Đường gãy dưới chỏm hoặc xuyên cổ gần như là ngang. Hai đoạn gãy cài nhau làm mở rộng góc cổ thân.
Tiến triển và biến chứng
Nếuđiều trị tốt có thể tránh được các biến chứng toàn thân, xương liền sau 3-4 tháng, không có di chứng. Nếu điều trị không tốt thì để lại nhiều biến chứng.
Biến chứng sớm
Choáng chấn thương: Hiếm gặp.
Thương tổn phối hợp: Tổn thương ổ khớp hoặc gãy xương đùi.
Biến chứng muộn
Toàn thân
Thương tổn loét da, loét mông, gót chân xương cùng.
Thương tổn tim phổi: Viêm phế quản, viêm phổi, nguy cơ suy tim.
Biến chứng tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Tai biến huyết khối: Viêm tĩnh mạch và huyết khối phổi.
Tại chỗ
Can lệch: Trong tư thế háng khép, gãy ngắn chi 4-5cm và có thể bù trừ bằng cong chậu hông, cột sống, đi dép đế cao.
Can xấu: Dễ có nguy cơ thoái hoá khớp nhất là khớp háng, cột sống.
Khớp giả: Do thiếu sót về điều trị như bất động kém, tập vận động sớm.
Triệu chứng lâm sàng gợi ý là đi đau, đi khó như bước hụt, cần chụp X quang để xác định.
Nguyên tắc điều trị
Phương pháp chỉnh hình
Áp dụng đối với gãy cài: Đây là các trường hợp tiên lượng tốt, không bắt buộc bệnh nhân phải nằm yên trên giường. Bệnh nhân có thể nhấc gót chân và nếu được có thể bước đi. X quang phải được kiểm tra để theo dõi đường gãy. Tuy nhiên nguy cơ di lệch thứ phát là rất quan trọng, phải can thiệp phẫu thuật. Do vậy cần phải đề phòng di lệch thứ phát.
Một số phẫu thuật viên điều trị với nằm nghỉ tại giường và vận động chân nhẹ nhàng. Tác giả khác thích bó bột chậu đùi để tập đi dần dần và giúp nhanh liền xương.
Theo điều trị cổ điển, người ta điều trị với bó bột Whitman là loại bột dựa vào xương ức sát nách xuống đến các ngón chân. Khi bột khô cho bệnh nhân tập đứng, đi và để bột khoảng 3-4 tháng. Tuy nhiên do bột nặng nề chỉ áp dụng cho người khoẻ mạnh.
Kéo liên tục: Nếu không thể bó bột được, người ta xuyên đinh qua đầu dưới xương đùi và kéo liên tục trên giàn Braun với háng dạng, bàn chân xoay trong. Tuy nhiên do kéo bệnh nhân phải nằm lâu dễ có biến chứng toàn thân, do vậy ít áp dụng.
Phương pháp phẫu thuật
Được chỉ định với mọi trường hợp gãy di lệch. Các trường hợp này có thể liền xương tự nhiên và tiến đến khớp giả lỏng với ngắn chi và điểm tựa không tốt trên chi. Mục đích của điều trị là để tránh nằm lâu trên giường do vậy hoặc là kết hợp xương vững chắc để cho phép tập đi với nạng và chống chân dần phía gãy và tập luyện phục hồi chức năng sớm, hoặc là phẫu thuật thay khớp háng để cho phép chống chân đi lại tức khắc.
Kết hợp xương: Trước hết cần nắn trên bàn chỉnh hình với gây mê toàn thân và kiểm tra X quang.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật như dùng đinh, vít đơn thuần, vít ép DHS (Dynamique Hip Scew), đinh-nẹp, nẹp L... sau phẫu thuật phải cho phép tập vận động sớm và tựa dần dần trên chi gãy. Tựa chân hoàn toàn khi có sự liền xương thấy rõ trên X quang, thường sau 2 tháng phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật thường phụ thuộc từng trường phái cũng như thói quen của phẫu thuật viên.
Thay khớp háng: Có 3 loại: khớp giả chỏm, khớp giả trung gian và toàn bộ.
Khớp giả chỏm: Được sử dụng từ 1952, nó chỉ thay thế chỏm xương đùi bằng một chỏm kim loại nối liền với một thân dài cắm ở thân xương đùi. Phẫu thuật rất nhanh chóng và ít ảnh hưởng lớn đối với những người có thể trạng kém. Các bước sau phẫu thuật rất đơn giản, bệnh nhân có thể đứng dậy vào ngày hôm sau.
Loại khớp giả chỏm này có 2 bất tiện đó là dễ gãy mòn sụn ổ cối và dễ lún sâu phần thân của khớp giả vào ống tuỷ.
Để khắc phục nhược điểm thứ hai, người ta dùng xi măng để cắm thân khớp giả vào ống tuỷ hoặc thay thế bằng một thân tương ứng với đường kính ống tuỷ. Sự phù hợp kích thước của thân khớp giả với ống tuỷ là rất thuận lợi dù có dùng xi măng hay không. Để tránh nhược điểm thứ nhất, người ta cải tiến và dùng khớp giả trung gian, tức ổ cối được bảo vệ bằng một chỏm di động nằm giữa chỏm giả và ổ cối. Do vậy phần sau được bảo vệ và thời gian mòn kéo dài hơn.
Khớp giả toàn bộ (prothèse totale): Áp dụng trong các trường hợp mặt sụn ổ cối không được tốt, đặc biệt các trường hợp gãy cổ xương trên một háng đã có thoái hoá trước đó.
Người ta thay một khớp háng toàn bộ với hai mảnh tách rời được cắm trực tiếp vào ổ cối và thân xương đùi.
Vấn đề chỉ định điều trị
Phụ thuộc vào tuổi:
Ở trẻ em và giới trẻ: Chỉ định kết hợp xương cho mọi hình thái gãy xương, với bắt vít đơn thuần hoặc vít ép (DHS).
Ở người già: Chỉ định phụ thuộc tình trạng bệnh nhân, tuổi già hay quá già, tình trạng tinh thần, tình trạng sống như thế nào, có bệnh lý khác kèm theo không.
Nếu < 60 tuổi thì kết hợp xương.
65 - 70 tuổi có thể kết hợp xương nhưng phần lớn đều thay khớp và cho phép vận động tức khắc và nên dùng thay khớp toàn bộ ở tuổi này.
75 - 80 tuổi: dùng khớp bán phần.
> 80 tuổi: dùng khớp giả chỏm.
Tiên lượng
Hoại tử chỏm có thể xảy ra trong thời gian kết hợp xương đến 2 năm nhất là các trường hợp gãy xương di lệch nhiều.
Khớp giả sau kết hợp xương
Viêm ổ cối do chỏm giả, lỏng xi-măng ở thân khớp giả.
Dự phòng
Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và lao động.
Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương.
Đối với các tuyến y tế cơ sở cần chẩn đoán sớm, xử lý đúng và chuyển lên tuyến y tế chuyên khoa điều trị sớm để giảm thiểu các biến chứng do gãy cổ xương đùi.
Giáo dục cho bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng sau điều trị.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Gãy trên lồi cầu đứng thứ mười trong các loại gãy xương ở trẻ con nói chung, thường tỷ lệ biến chứng cao hơn so với các gãy chi khác, hay gặp di chứng vẹo khuỷu vào trong
Bệnh học ngoại khoa ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Khoảng 8000 trường hợp ung thư trực tràng ở Pháp mỗi năm. Tỷ lệ nam/nữ là 1,5.
Bệnh học ngoại thông động tĩnh mạch
Thông động tĩnh mạch là có sự lưu thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Nguyên nhân phần lớn do chấn thương mạch máu. Vấn đề chẩn đoán cần phát hiện sớm và có thái độ xử trí kịp thời để tránh những biến chứng về tim mạch.
Bệnh học ngoại khoa viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Tần suất viêm ruột thừa cấp song hành với tần suất của quá trình phát triển của mô bạch huyết, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu của thập niên.
Bệnh học ngoại ống phúc tinh mạc
Sự tồn tại của ống phúc tinh mạc là một loại bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em mà bệnh cảnh lâm sàng thường biểu hiện bằng hai hình thái: Hình thái cấp tính đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật như thoát vị bẹn.
Bệnh học ngoại khoa áp xe gan amip
Áp xe gan là loại bệnh đã được nghiên cứu từ hơn một thế kỷ nay. Triệu chứng thường điển hình với sốt, gan to, đau. Áp xe gan do amíp thường chỉ có một ổ.
Bệnh học ngoại gẫy thân xương đùi
Gãy xương đùi được phân loại theo giải phẫu học và vị trí đường gãy: 1/4 trên, 2/4 giữa, 1/4 dưới. Đối với gãy 1/4 trên sát mấu chuyển thì khó phân biệt gãy mấu chuyển.
Dấu hiệu triệu chứng lâm sàng sốc bỏng
Do thoát dịch, huyết tương từ lòng mạch ra khoảng gian bào, Nguyên nhân do tổn thương mao mạch, rối loạn vi tuần hoàn gây giãn mạch, tăng tính thấm
Bệnh học ngoại tắc ruột sơ sinh
Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa.
Bệnh học ngoại trật khớp khuỷu
Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.
Bệnh học ngoại chấn thương sọ não kín
Chấn thương sọ não đã được nghiên cứu từ lâu. Từ thời Hyppocrat (460-377 trước Công nguyên) đã có những công trình nghiên cứu về chảy máu hộp sọ.
Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi
Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.
Bệnh học ngoại khoa teo thực quản
Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.
Bỏng chiến tranh
Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể.
Bệnh học ngoại gẫy xương hở
Gãy xương hở do nhiều nguyên nhân và chiếm hàng đầu là tai nạn lưu thông do các loại xe mô tô và ô tô. Trong thời bình tỷ lệ gãy xương hở chiếm khoảng 8-10% các tổn thương cơ quan vận động.
Bệnh học ngoại trật khớp vai
Trật khớp vai là loại trật khớp phổ biến nhất trong các loại trật khớp và thường gặp ở người lớn trẻ khỏe chiếm khoảng 50 - 60 % tổng số trật khớp. Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau, và xoay ngoài.
Bệnh học bỏng hóa chất
Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh học ngoại xơ vữa động mạch
Tổn thương khu trú ở lớp nội mạc, lớp nội mạc dày lên vừa phải. Các tế bào đặc trưng có chứa các tổ chức mỡ (tế bào bọt). Lớp áo giữa và áo ngoài bình thường.
Bệnh học ngoại chấn thương mạch máu ngoại biên
Hậu quả lâm sàng của chấn thương động mạch không hằng định, nhưng khi có hậu quả trên lâm sàng là một tiêu chuẩn nặng của chấn thương động mạch.
Bệnh học bỏng điện
Bỏng điện thường sâu, tổn thương tại chỗ biểu hiện ở điểm vào và ra của luồng điện, vị trí thường gặp là bàn tay, bàn chân. ở trẻ em có thể bỏng miệng, môi, lưỡi do ngậm vào cực điện.
Bệnh học bỏng trẻ em
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Bệnh học ngoại chấn thương niệu đạo
Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm.
Bệnh học ngoại chấn thương ngực kín
Nguyên nhân gây chấn thương ngực kín: Do tai nạn giao thông chiếm 70% trường hợp và 25% trường hợp chết tại chỗ. Tỷ lệ tử vong thứ phát do 2 rối loạn: Suy hô hấp và suy tuần hoàn.
Bệnh học ngoại vết thương sọ não hở
Vết thương sọ não hở là loại vết thương gặp cả trong chiến tranh và trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng từ 7-10% các loại vết thương do chiến tranh).
Bệnh học ngoại lồng ruột cấp ở trẻ còn bú
Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái (2/1) trong độ tuổi bú mẹ cao nhất là từ 4 - 8 tháng. Tỷ lệ gặp thấp hơn sau 1 - 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ lớn.