Bệnh học bỏng hóa chất

2013-07-10 01:44 PM

Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tổn thương do các hoá chất gây ra  khi tác dụng trên da và niêm mạc phụ thuộc vào:

Đặc tính hoá học và vật lý của hoá chất.

Nồng độ hoá chất.

Thời gian tác dụng.

Đặc điểm vùng cơ thể bị.

Cách thức và thời gian được cứu chữa kỳ đầu.

Trong thời bình, tỷ lệ bỏng hoá chất chiếm khoảng 5-6% trong các loại bỏng. Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.

Các hoá chất gây tổn thương bỏng gồm:

Dung dịch các axit mạnh.

Muối một số kim loại nặng.

Dung dịch các chất bazơ mạnh.

Bỏng acid

Thường gặp bỏng do 2 nhóm chính: axit kim loại và axit hữu cơ.

Cơ chế gây bỏng

Khi axit tiếp xúc với da sẽ làm ngưng kết protein của  mô và hút nước của tế bào, hoá hợp với protein thành protein axit. Nồng độ axit càng đậm đặc và thời gian tiếp xúc kéo dài thì hiện tượng ngưng kết càng nhanh và mạnh, bỏng càng sâu.

Đặc điểm lâm sàng

Đau rát, nóng khi bị. Trạng thái đau xuất hiện muộn. Nếu là các dung dịch axit loãng, đau kéo dài vài ngày.

Tổn thương bỏng thường xuất hiện dưới hình thể các vết mầu khác nhau tuỳ loại axit.

Bỏng axit H2SO4 mầu xám rồi thành mầu nâu.

Bỏng HNO3 lúc đầu mầu vàng rồi chuyển thành mầu sẫm.

Bỏng HCL mầu vàng nâu.

Bỏng axit Tricloroaxetic: mầu trắng.

Bỏng axit Flohydric: mầu đỏ với hoại tử ở trung tâm.

Bỏng axit Phenic: mầu xanh sẫm hoặc mầu vàng đỏ.

Tổn thương bỏng axit có hình giọt nước chảy hoặc vết mực rơi hoặc thành một đám hoại tử khô. Vết bỏng lúc đầu không có viền viêm đỏ bao quanh, nhưng từ ngày thứ 12 trở đi xuất hiện viêm xung huyết phù nề bao quanh.

Bỏng nông do axit: ngày thứ 4-10 lớp hoại tử của thượng bì sẽ bong, lộ một nền biểu mô non hoặc mô hạt có các đảo biểu mô. Da non hoặc sẹo bỏng mầu hồng hoặc thẫm màu hơn da lành. Bỏng trung bì thường dễ lành sẹo lồi.

Bỏng sâu do axit: Khi khám thấy vết bỏng lõm xuống so với vùng da lành xung quanh. Vết bỏng mất cảm giác hoàn toàn, phù nề phất triển mạnh và kéo dài.

Hoại tử bỏng rụng từ ngày thứ 18-30 trở đi. Mô hạt hình thành.

Một số axit gây độc cho cơ thể như axit focmic, axit cromic, axit muriatic, axit sunfuric.

Cách sử trí và điều trị

Phải được tiến hành ngay sau khi bị bỏng:

Nếu axit dính vào quần áo và giầy dép nhanh chóng cởi bỏ quần áo vào giầy dép.

Dùng nhiều nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hoà loãng nồng độ axit vơí thời gian trên 10-15 phút và nếu bị bỏng do axit hydroflohydric thì ngâm rửa nước lạnh phải dài thời hạn hơn, sau đó dùng thuốc để trung hoà.

Trung hoà axit bằng dung dịch Natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi nhì 5% có thể dùng bột phấn viết, xà phòng đánh răng, bột hydroxyt magie rắc hoặc xoa trên tổn thương  bỏng.

Đối với một số loại axit: sau khi dùng dung dịch kiềm:

Axit hydroflohydric: dùng bột Sulphat magie rắc vào vết bỏng và tiêm canxi glueonat vào vết bỏng và tiêm canxi glueonat vào dưới vết bỏng.

Axit cacbolic: dùng dầu thảo mộc, glycerin, rượu cồn.

Axit phenic, phenol: dùng dầu thảo mộc băng lại.

Nếu bệnh nhân uống phải axit thì xúc miệng bằng Natricacbonat 5% sau đó cho uống nước lòng trắng trứng gà, số lượng tuỳ theo lượng axit uống vào nhiều hay ít. Không nên uống Natricacbonat 5% có thể gây chướng khí  làm giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá.

Cũng không nên đặt thông vào dạ dày để rửa vì có thể làm thủng dạ dày.

Bỏng base

Cơ chế gây bỏng

Làm tan rã protein các mô và kết hợp với các protein đã bị lỏng ra thành proteinat kiềm.

Tạo ra một quá trình xà phòng hoá với các chất béo của một tế bào cơ thể.     
Vôi sống (CaO) khi gặp nước (H2O) tạo thành vôi tôi Ca(OH)2 quá trình phản ứng nhiệt (nhiệt độ tới 150oc) và vôi tôi là một bazơ mạnh (pH: 13,1).

Amonihydroxit (NH4OH: khi hít thở nhiều khí amoniac (NH3) sẽ hội chứng phù nề thanh khí quản và dẫn tới phù phổi cấp.

Đặc điểm lâm sàng

Hình thái tổn thương hay gặp

Nốt phồng trên nền da xung huyết, phù nề.

Hoại tử ướt màu xám.

Bỏng nông và bỏng sâu xen kẽ.

Đau nhức kéo dài, biến chứng nhiễm khuẩn, viêm mủ thường gặp nhiễm khuẩn mủ xanh.

Triệu chứng toàn thân

Ngay sau khi bỏng phải rửa hoặc ngâm vào nước sạch để hoà loãng nồng độ bazơ.

Sau khi dùng nước rửa, sử dụng các dung dịch axit như axit axetic 6%, dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric. Nếu không có dung dịch trên dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.

Bỏng do vôi tôi: sau khi dùng dung dịch axit boric 3% để rửa  phải dùng dung dịch amoniclorua 10% rửa sạch các vết vôi tôi còn sót lại. Sau đó băng bằng axit boric 3%.

Điều trị toàn thân. Cần điều trị dự phòng sốc, lợi niệu, kháng sinh liều cao, truyền máu dịch thể.

Một số loại bỏng khác

Bỏng do nhựa đường nóng: Dùng hỗn hợp dầu thảo mộc (3 phần) và dầu hoả (1 phần) để lau rửa sạch nhựa đường nóng lỏng dính vào da. Lau vùng mặt, cổ, ngực để người bị bỏng dễ thở rồi lau tiếp các vùng khác.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học ngoại khoa teo thực quản

Bệnh teo thực quản là hậu quả của rối loạn trong quá trình tạo phôi giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6, điều này giải thích cho hiện tượng teo thực quản thường kèm theo nhiều dị tật phối hợp khác.

Bỏng chiến tranh

Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể.

Bệnh học ngoại ung thư bàng quang

U bàng quang là loại u thường gặp nhất trong các loại u đường tiết niệu. Theo Hội ung thư Mỹ, thì năm 1994 có khoảng 51.200 bệnh nhân mới, và đã  có khoảng 10.600 bệnh nhân tử vong.

Bệnh học ngoại phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)

Bệnh Hirschsprung có thể có biểu hiện lâm sàng rất sớm ở trẻ sơ sinh bằng bệnh cảnh tắc ruột cấp tính dễ đưa đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời hoặc có biểu hiện bán cấp tính và mạn tính ở trẻ nhũ nhi.

Bệnh học ngoại khoa sỏi ống mật chủ

Khi tắc mật, dịch mật không xuống tá tràng mà ứ đọng trong gan. Sắc tố mật, muối mật vào máu, bilirubin máu tăng cao, do sắc tố mật có màu vàng nên da, giác mạc mắt có màu vàng.

Bệnh học ngoại khoa thoát vị cơ hoành bẩm sinh

Thoát vị cơ hoành là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi vào trong lồng  ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Tần suất mắc bệnh, theo phần lớn tác giả, trong khoảng 1/2.000-1/5.000 trẻ sơ sinh sống.

Bệnh học ngoại khoa tắc ruột

Tắc ruột do liệt ruột gặp trong các trường hợp: sỏi tiết niệu, chấn thương cột sống hoặc khung chậu (tụ máu sau phúc mạc), viêm phúc mạc, viêm phúc mạc mật, tràn dịch tiêu hóa hoặc dịch tụy trong ổ phúc mạc.

Bệnh học ngoại chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% so với tất cả các chấn  thương. Trong thực tế khám chấn thương cột sống là khám  tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng.

Bệnh học ngoại lồng ruột cấp ở trẻ còn bú

Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái (2/1) trong độ tuổi bú  mẹ cao nhất là từ 4 - 8 tháng. Tỷ lệ gặp thấp hơn sau 1 - 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ lớn.

Bệnh học ngoại chấn thương ngực kín

Nguyên nhân gây chấn thương ngực kín: Do tai nạn giao thông chiếm 70%  trường hợp và 25% trường hợp chết tại chỗ.  Tỷ lệ tử vong thứ phát do 2 rối loạn: Suy hô hấp và suy tuần hoàn.

Chẩn đoán diện tích bỏng

Sơ sinh thì đầu to, cổ ngắn, ngực bé, bụng to, Trong suốt giai đọan phát triển chi dưới tăng chiều 5 lần, chi trên 4 lần, thân 3 lần, đầu 2 lần

Bệnh học ngoại xơ vữa động mạch

Tổn thương khu trú ở lớp nội mạc, lớp nội mạc dày lên vừa phải. Các tế bào đặc trưng có chứa các tổ chức mỡ (tế bào bọt). Lớp áo giữa và áo ngoài bình thường.

Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán diện tích, độ sâu của tổn thương bỏng, cùng với sự phát triên khoa học và công nghệ. Trong phạm vi bài giảng, chỉ đề cập những phương pháp cơ bản, dễ áp dụng trong thực tế.

Bệnh học ngoại khoa ung thư thực quản

Ung thư thể thâm nhiễm chủ yếu phát triển ở lớp niêm mạc xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc rồi vào lớp cơ, phát triển theo hình vòng nhẫn, do đó làm ống thực quản bị chít hẹp.

Bệnh học ngoại ống phúc tinh mạc

Sự tồn tại của ống phúc tinh mạc là một loại bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em  mà bệnh cảnh lâm sàng thường biểu hiện bằng hai hình thái: Hình thái cấp tính đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật như thoát vị bẹn.

Bệnh học ngoại khoa thoát vị đùi

Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: Phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.

Bệnh học ngoại u não

U não là một từ ngữ được các thầy thuốc lâm sàng gọi tên có tính cách quy  ước để chỉ các u trong sọ vì thực sự u trong mô não chỉ chiếm trên dưới 50% u trong sọ.

Bệnh học ngoại lao xương

Lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ, nhưng khác viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.

Bệnh học ngoại gẫy hai xương cẳng tay

Kéo theo trục cẳng tay với lực kéo liên tục và tăng dần, đến khi hết di lệch chồng thì nắn các di lệch sang bên, gập góc còn lại

Bệnh học ngoại gẫy cổ xương đùi

Gãy cổ xương  đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy là ở giữa chỏm và khối mấu chuyển. Thường gặp đối với người già, cho dù là một chấn thương nhẹ (như té đập mông). Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em.

Bệnh học ngoại khoa hẹp môn vị

Loét dạ dày-tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất. Tất cả mọi vị trí của ổ loét ở dạ dày hay tá tràng, ở gần hay xa môn vị, đều có thể gây nên hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.

Bệnh học ngoại ung thư thận

Ung thư thận chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi, với tỉ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới. Ung  thư thận chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn.

Bệnh học ngoại gẫy xương cẳng chân

Gãy xương cẳng chân là các trường hợp gãy thân xương chày từ dưới hai lồi cầu đến trên mắt cá trong, có hoặc không kèm gãy xương mác từ cổ tới trên mắt cá ngoài.

Bệnh học ngoại phình động mạch ngoại biên

Phình động mạch ngoại biên thường ít hơn phình động mạch chủ. Có nhiều nguyên nhân gây phình động mạch ngoại biên, trong đó nguyên nhân do xơ vữa động mạch thường gặp nhất.

Bệnh học ngoại ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý rất hay gặp trong phẫu thuật lồng ngực, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những ung thư nói chung. Tỷ lệ bệnh ngày  càng tăng do ngày càng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư.