- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khái quát về nguyên nhân bệnh lý
Viêm thận, tiểu cầu thận cấp tính hay gọi tắt là viêm thận cấp tính, khởi bệnh đột ngột, diễn biến ngắn. Tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất là tuổi học sinh và nhi đồng, nam nhiều hơn nữ. Bệnh khởi phát thường liên quan mật thiết với quá trình viêm, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi trùng trước đó. Thông thường chứng bệnh xuất hiện sau viêm nhiễm từ 2- 3 tuần với các triệu chứng đặc trưng: phù thũng, cao huyết áp, đái máu và protein niệu (albumin niệu), thậm chí đái ra cả huyết cầu tố. Đa số các bệnh nhân sau khi điều trị 4 - 8 tuần, các triệu chứng thuyên giảm và khỏi hoàn toàn; tuy nhiên một số trường hợp có thể phát triển thành viêm thận mãn tính.
Theo y học hiện đại
Hầu hết viêm thận cấp tính có liên quan đến viêm nhiễm cấp tính, quan trọng là có ảnh hưởng đến tiểu cầu thận theo cơ chế tự miễn dịch.
Nguyên nhân:
Vi sinh vật gây viêm nhiễm phần nhiều là vi khuẩn (liên cầu khuẩn là nhiều nhất, số ít là tụ cầu, phế viêm song cầu khuẩn và trực khuẩn thương hàn).
Nhiễm độc tố bệnh truyền nhiễm ( thủy đậu, sởi...) và nhiễm ngược nguyên trùng (ký sinh trùng sốt rét).
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên - kháng thể lắng đọng ở cầu thận dẫn đến; hay gặp nhất là viêm nhiễm do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm B mà trước đó thường gây viêm họng, viêm amydan, viêm da mụn mủ, viêm tai giữa, tinh hồng nhiệt. Phức hợp kháng nguyên - kháng thể lắng đọng ở màng đáy tiểu cầu thận tạo nên tổn thương mãn tính ở màng đáy tiểu cầu thận, màng đáy bị thâm nhiễm tan ra, tăng sinh và xơ hóa , sau đó tổn thương nội mạc huyết quản của màng đáy tiểu cầu thận.
Theo Y học Cổ truyền
Viêm thận thường được mô tả trong phạm trù “thủy thũng”, đa phần là do ngoại tà xâm phạm, ẩm thực thất thường, lao quyện nội thương. Bệnh lâu ngày thường ảnh hưởng đến các tạng (phế, tỳ, thận) luỵ đến bàng quang và tam tiêu; do tiên thiên bẩm phụ bất túc hoặc do thể chất hư nhược cảm thụ ngoại tà, phong tà, thủy thấp, nhiệt độc... Sau khi cảm phải tà yếm ở trong có thể khoảng 1 - 4 tuần thì phát bệnh. Tóm tắt nguyên nhân cơ chế bệnh lý như sau:
Phong hàn xâm lăng, phong thủy tương bác:
Nếu như do phong hàn thì phế khí uất kiệt; nếu do phong nhiệt thì phế khí mất thanh thăng, tuyên giáng, trên không thể tuyên phát thể tân, dưới không thể thông điều thủy đạo xuống bàng quang dẫn đến phong cát thủy trở, phong thủy tương bác, bên trong phạm vào tạng phủ kinh lạc, bên ngoài thấm ra tứ chi cơ phu mà phát bệnh.
Thủy thấp nội đình, tỳ mất kiện vận:
Khí hậu, hoàn cảnh tiền thấp hoặc vũ thủy, thủy thấp nội xâm, làm khốn trở tỳ dương, tỳ mất vận chuyển bất năng thanh thăng giáng trọc dẫn đến thủy thấp không thể hạ hành, tẩm ở cơ phu mà phát ra thủy thũng.
Nếu thấp nhiệt hạ trú, tổn thương hạ tiêu huyết lạc có thể dẫn đến niệu huyết.
Sang thương nội độc tạng phủ:
Da nhiều mụn nhọt, tà độc nội xâm, tạng phủ bị hại dẫn đến phế mất thông điều, tỳ mất kiện vận, thận bất năng chủ thủy ảnh hưởng đến công năng chuyển hóa tân dịch, thủy thấp lưu trệ ở cơ phu mà thành thuỷ thũng. Nếu như nhiệt độc tổn thương đến hạ tiêu sẽ gây nên huyết lạc, tiểu tiện có máu.
Ngoài ra, nhiệt độc uất ở can kinh gây hao tổn can âm, can dương thượng nghịch dẫn đến đau đầu huyền vựng, thậm chí kinh quyết, thần hôn, tâm quí hoặc thấp tà nội thịnh, tỳ thận suy kiệt, tam tiêu khí cơ trở tắc, thăng dương thất điều sẽ phát sinh thiểu niệu, vô niệu, nôn khan hoặc nôn mửa, thậm chí hôn mê...Đó là chứng thuỷ độc nội bế.
Chẩn đoán
Tiền sử: Có viêm nhiễm trước đó 1 - 4 tuần.
Khởi bệnh cấp tính:
Phát bệnh đột ngột, mức độ nặng hay nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, đa số hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
Thường có phù, cao huyết áp hoặc có ure, có albumin niệu, huyết niệu, trụ hình niệu, huyết tăng cao trong thời gian ngắn; siêu âm kiểm tra thận không thấy bị nhỏ teo.
Biện chứng phương trị
Nhìn chung, trong điều trị thường chia ra thời kỳ cấp tính và thời kỳ hồi phục.
Thời kỳ cấp tính là tà thực chính thịnh.
Thời kỳ hồi phục thường là chính hư tà thiếu.
Thời kỳ cấp
Phù to là chủ yếu, điều trị đa phần là tuyên phế lợi thủy hoặc là kiện tỳ thẩm thấp là chủ. Nếu đái máu là chính thì thanh lợi thấp nhiệt kết hợp với lương huyết chỉ huyết là chủ. Khi có biện chứng phải phân biệt hư hay thực. Nếu chứng hư phải bổ hư, ôn bổ tâm - dương, tả phế lợi thuỷ, bình can thanh nhiệt, thông phủ tả trọc pháp.
Thể phong hàn thúc phế:
Triệu chứng:
Khởi phát đột ngột, phù mi mắt, tứ chi và toàn thân; phù thũng, sắc da khô sáng, ấn lõm, tiểu tiện ngắn và ít, sợ lạnh sợ gió, đa số trường hợp có phát sốt, các khớp đau mỏi, mũi tắc hoặc khái thấu khí đoản, lưỡi nhợt rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Phương pháp điều trị: sơ phong tán hàn - thông dương lợi thủy.
Phương thuốc: “Việt tỳ thang hợp phương ngũ linh tán” gia giảm.
Ma hoàng 6g Hạnh nhân 10g.
Phòng phong 10g Quế chi 10g.
Phục linh 6g Trư linh 12g.
Bạch truật 6g Trạch tả 10g.
Sinh thạch cao 15g Sinh khương 3 lát.
Gia giảm:
Nếu khái thấu ngày càng tăng thì gia thêm: tang bạch bì 10g, đình lịch tử 10g, trần bì 6g, tô tử 10g.
Nếu hãn xuất, sợ gió, tiểu tiện bất lợi, phù thũng nặng không rút là khí biểu đã hư, thủy thấp nội đình thì phải dùng “phòng kỷ hoàng kỳ thang” gia giảm.
Phong nhiệt phạm phế:
Đột nhiên mi mắt và mặt phù thũng, phát sốt hãn xuất, hầu họng sưng đau, miệng khô khát, tiểu tiện ngắn đỏ, rìa lưỡi và đầu lưỡi hơi hồng, rêu vàng mỏng, mạch phù sác.
Pháp điều trị: sơ phong thanh nhiệt - lương huyết giải độc.
Phương thuốc: “ngân kiều tán” gia giảm.
Kim ngân hoa 10g Liên kiều 10g.
Bạc hà (sau) 6g Cát cánh 10g.
Sinh cam thảo 6g Hoạt thạch 15g.
Bạch mao căn 15g Sa tiền thảo 10g.
Gia giảm:
Nếu hầu họng sưng đau thì gia thêm: sơn đậu căn 10g, sạ can 10g, ngưu bàng tử 10g.
Tiểu tiện ngắn ít thì thêm: phục linh bì 6g, trư linh 10g.
Huyết niệu thì thêm : đại kế 6g, tiểu kế 6g, hạn liên thảo 10g, ngẫu tiết 10g, cam thảo 10g.
Nôn mửa thì gia thêm: trúc nhị 6g, khương bán hạ 6g.
Nếu đau đầu thì gia thêm: câu đằng 10g, địa hoàng long 5g (tán bột), cúc hoa 6g.
Đại tiện bí kết thì gia thêm: toàn qua lâu 15g.
Miệng đắng, khát nhiều thì gia thêm: thạch cao 20g, lô căn 10g.
Nhiệt độc thấm tẩm:
Phát phục sinh nhọt lở, tà độc nội xâm, mi mắt phù nề, phạp cập toàn thân, niệu ít sắc đỏ, miệng đắng, khát, tâm phiền tiện bế, lưỡi hồng, rêu vàng mỏng hoặc vàng nhờn, mạch phù sác hoặc hoạt sác.
Pháp trị: thanh nhiệt - giải độc - hoá thấp tiêu thũng.
Phương thuốc: “ngũ vị tiêu ẩm” gia giảm.
Kim ngân hoa 10g Thanh đại diệp 10g.
Thu cúc hoa 6g Tử hoa địa đinh 10g.
Bồ công anh 10g Bạch mao căn 15g.
Bạch hoa xà thiệt thảo 15g Xích tiểu đậu 12g.
Ngọc mễ tu 6g.
Gia giảm:
Nếu sang độc, ma lan (lở, ngứa, loét) thì thêm: thương truật 10g, khổ sâm 10g, thổ phục linh 10g.
Nếu cục bộ sưng đỏ thì thêm: đan bì 10g, xích thược 10g.
Nếu bì phu ngứa, mụn hoặc thấp chẩn thì thêm: phù bình 6g, bạch tiên bì 12g, địa phụ tử 10g, nhẫn đông đằng 8g.
Thủy thấp thấm tư:
Chi thể phù thũng, hạ chi và thắt lưng trở xuống nặng hơn, tiểu tiện ngắn ít không trong, thân nặng khó hoạt động, ngực tức, ngại ăn, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoãn.
Pháp điều trị: thẩm thấp lợi thủy - thông dương tiêu thũng.
Phương thuốc: “ngũ linh tán” hợp phương “ngũ linh bì ẩm” gia giảm.
Phục linh 6g Trư linh 12g.
Trạch tả 10g Bạch truật 10g.
Trần bì 6g Đại phúc bì 10g.
Tang bạch bì 10g Quế chi 6g.
Gia giảm:
Nếu nửa trên thân người phù nặng, có thể có khái thấu thì thêm: ma hoàng 6g, hạnh nhân 10g, tô diệp 10g.
Nếu nửa chi dưới thân người phù nặng hơn, mệt mỏi, miệng nhạt, bụng chướng thì bỏ tang bạch bì mà gia thêm: hậu phác 10g, phòng kỷ 10g.
Thân lạnh chi lạnh, mạch trầm trì thì thêm: chế phụ tử 6g, can khương 6g.
Biến chứng:
Can dương thượng nghịch, can phong nội động: đau đầu huyền vững, phiền táo, miệng đắng, niệu đỏ thậm chí nặng kinh quyết, co giật hôn mê, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng thô, mạch huyền.
Pháp trị: bình can tả hoả - tiềm dương tức phong - lợi niệu khai khiếu.
Phương thuốc: “linh dương câu đằng thang” gia giảm:
Linh dương giác (uống bột) 3g Câu đằng 15g.
Thạch quyết minh 12g Phục thần 10g.
Sinh bạch thược 10g Cúc hoa 10g.
Sinh cam thảo 6g Sa tiền tử 10g.
Đạm trúc nhự 6g Trạch tả 10g.
Trân châu mẫu 5g Tang diệp 10g.
Sinh địa 12g.
Uống kèm thêm “tử tuyết đan” 1 viên / ngày.
Thủy khí thượng phiếm, lăng tâm tạ phế, chi thể phù thũng, khái ách khí cấp, tâm quí hung bĩ, phiền táo không thể nằm ngửa được, mồm môi xanh tím, chỉ giáp phát cam.
Phương trị: tả phế lợi thủy - định tâm an thần.
Phương thuốc: “kỷ tiêu lịch hoàng hoàn” gia giảm.
Phòng kỷ 15g Xuyên tiêu 6g.
Đình lịch tử 15g Trạch tả 10g.
Đại hoàng 6g Tang bạch bì 15g.
Nhân sâm 10g Long cốt 15g.
Hồng hoa 6g.
Thấp trọc trừ lưu, thủy độc nội đình, tam tiêu trở tắc, toàn thân phù thũng, niệu ít hoặc bế niệu, đầu choáng, nôn khan hoặc nôn mửa, thậm chí hôn mê hoặc trạng thái bán hôn mê, lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi nhờn; mạch huyền hoặc sác.
Pháp trị: thông phủ giáng trọc.
Phương thuốc: “ôn đởm thang” hợp phương “phụ tử tả tâm thang”gia giảm.
Trần bì 6g Can khương 6g.
Khương bán hạ 12g Hoàng cầm 10g.
Phục linh 12g Hoàng liên 6g.
Trúc nhự 6g Đại hoàng 6g.
Chỉ thực 10g Phụ tử chế 10g.
Thời kỳ hồi phục
Thời kỳ này thường biểu hiện tà lưu chính hư, một mặt là tà khí có dư, đa phần là thấp nhiệt; một mặt là chính khí hư hao cho nên điều trị là phải phù chính - trừ tà, công - bổ kiêm trị.
Thấp nhiệt lưu trữ, tỳ thận hao hư, hạ chi phù thũng, lưng mỏi, gầy gò, mệt mỏi, đái ít ăn kém, đại tiện lỏng nát, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng mà nhờn, mạch nhu tế.
Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp - ích tỳ bổ thận.
Phương thuốc: “tam diệu hoàn” hợp phương “lục vị địa hoàng hoàn”.
Thương truật 10g Ngưu tất 10g.
Hoàng kỳ 6g Hoàng bá 6g.
Ý dĩ 15g Bạch truật 6g.
Sinh địa 10g Hoài sơn dược 15g.
Sơn thù du 10g Đan bì 6g.
Trạch tả 10g Phục linh 10g.
Nữ trinh tử 10g Hạ liên thảo 10g.
Gia giảm:
Nếu sốt cao thì gia thêm: thanh cao 10g, miết giáp 10g.
Khí hư nặng thì thêm: tây dương sâm 12g, hoàng kỳ 15g.
Nếu bụng chướng thì thêm lai phục tử 10g.
Các phương pháp điều trị khác
Các phương thuốc kinh nghiệm
Bạch hoa xà thiệt thảo, bạch mao căn, sa tiền thảo, trân châm thảo, ngọc mễ tu, mỗi thứ 15g - 30g; sắc nước uống ngày 1 thang; dùng ở thời kỳ cấp tính thể phong nhiệt hoặc thấp nhiệt.
Lục nguyệt tuyết 15 - 30g; sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang dùng ở thời kỳ toàn thân phù thũng.
Ích mẫu thảo, bạch mao căn đều 30g, sắc nước uống ngày 1 thang, dùng để điều trị đái máu.
Hoàng kỳ 50g - dạng bột hãm trà, mỗi ngày dùng 1 ấm dùng ở thời kỳ đái ra albumin niệu kéo dài.
“Phù bình song tiểu thang”: phù bình, đình lịch tử hay hạn liên thảo mỗi thứ đều 15 - 30g; sắc nước uống ngày 1 thang, dùng ở thời kỳ cấp tính phong nhiệt.
Liên kiều 30g, cho 300 ml nước, sắc nhỏ lửa (văn hoả) khi còn 150 ml nước thuốc thì chia 3 lần, uống liền trong 5 - 10 ngày.
Trân châu thảo, bạch hoa xà thiệt thảo đều 9g; tía chân thảo, thạch vĩ đều 15g; nhất điểm hồng 15 - 30g. Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, dùng trong trường hợp sau khi đã rút phù để củng cố kết qủa điều trị.
“Khương bì đông qua sa tiên thang”: khương bì 6g, đông qua bì 15g, sa tiền thảo 15g; thêm nước trưng thành trà, chia 2 lần uống.
“Đông qua bì dĩ nhân thang”: đông qua bì, ý dĩ nhân đều 50g; xích tiểu đậu 100g, ngọc mễ tu 25g; trưng đen, khi đậu chín. Có tác dụng tiêu phù hạ huyết áp.
Châm huyệt chính: phế du, phong môn, thủy phần, tam tiêu, túc tam lý, tam âm giao phối hợp với âm lăng tuyền, tỳ du, thận du.
Phương pháp trị ngoài
Phù bình thảo tươi, số lượng không hạn chế, sắc nước để xông có tác dụng chủ yếu là làm cho phát hãn. Chú ý là sau khi xông không được tiếp xúc với lạnh, dùng cho thể phù thũng ở mặt và đầu.
Tinh hoa lâm sàng
“Thận viêm linh hợp tễ” để điều trị viêm tiểu cầu thận cấp tính.
Theo báo cáo của Hoàng Kỳ: dùng bài thuốc nghiệm phương “thận viêm linh hợp tễ” để điều trị 153 bệnh nhân viêm cầu thận cấp tính (nam 92, nữ 61; tuổi từ 2 – 61, trong đó trước khi viêm cầu thận có viêm nhiễm đường hô hấp trên là 105, có viêm nhiễm hóa mủ ở ngoài da là 42, không rõ nguyên nhân là 6).
Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều có: phù, đái ít, kiểm tra nước tiểu thường qui có hồng cầu là chính, có albumin máu bình thường (88 bệnh nhân), bạch cầu tăng cao (63 bệnh nhân), cao huyết áp (có 147 bệnh nhân).
Thành phần bài thuốc: đại kế căn, quảng quyên bá, địa đờm thảo, ngư tinh thảo, ích mẫu thảo, mỗi thứ đều 15g; mỗi ngày 1 thang; sắc chia 2 lần uống.
Kết quả điều trị: Khỏi hoàn toàn : hết phù, hết các triệu chứng, xét nghiệm bình thường 150 . Chuyển biến tốt : 2. Không hiệu quả: 1.
Trong phương có đại kế căn; quảng quyên bá (còn gọi là kim biện bá); địa đờm thảo; ngư tinh thảo; ích mẫu thảo có tác dụng thanh nhiệt - giải độc lợi thuỷ tiêu thũng chỉ huyết khứ ứ.
Nếu phù rõ thì gia thêm: mao căn 15g, hải kim sa 15g.
Nếu hung thũng (phù ngực) thì thêm: đình lịch tử, tang chi mỗi thứ đều 10g.
Nếu nửa dưới phù thũng thì gia thêm: sơn quất căn 30g, đại phúc bì 12g.
Nếu kèm theo có khí hư thì thêm: sinh hoàng kỳ 20 - 30g.
Nếu sợ lạnh, tứ chi không ấm là chứng dương hư phải gia thêm: lộc hành thảo 15g, tiên mao 10g.
Trong quá trình điều trị phải lưu ý 3 điểm:
Liều lượng theo người lớn hoặc trẻ em cho phù hợp.
Trước khi rút phù phải hạn chế muối ăn.
Nghỉ ngơi đến khi khỏi hoàn toàn, cấm lao động nặng trong khi điều trị (theo tài liệu của Trung y - Tứ Xuyên, 1997).
“Ngũ vị tiêu độc hóa ứ thang”: kim ngân hoa, bồ công anh, tử hoa địa đinh, ích mẫu thảo đều 15g; tử bối thiên quí, đương qui, xích thược, thuyền y, đan sâm, địa long mỗi thứ đều 10g; hồng hoa 5g.
Đối với bệnh nhân là trẻ con phải giảm liều.
Mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống, 40 ngày là 1 liệu trình; kết quả khỏi 142/150 (94,6%), tốt 6, không kết quả 2.
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt - giải độc, có tác dụng kháng liên cầu khuẩn, giảm bớt hoặc tiêu trừ (tổn hại) của phản ứng miễn dịch (quá mẫn). Gần đây, người ta còn thấy tác dụng thúc đẩy và khôi phục công năng của thận, điều tiết quá trình thẩm thấu của mao tiểu động mạch tiểu cầu thận làm cho albumin nước tiểu giảm, tiêu trừ hết anbumin niệu.
Thuốc hoạt huyết - hoá ứ có thể cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể, tăng thêm tính thẩm thấu của tế bào tổ chức, có lợi cho việc thanh trừ độc tố có hại tích ứ trong cơ thể (Trung y -Thiểm Tây, 1997).
Kinh phương trị viêm cầu thận cấp trẻ em: “ma hoàng, liên kiều, xích tiểu đậu thang” gia vị:
Ma hoàng 3 - 8g Cam thảo 3-6g.
Thuyền y 3 - 10g Bạch mao căn 10 - 30g.
Hạnh nhân 5 - 10g Thạch vĩ 5 - 10g.
Xích biển đậu 5 - 20g Sa tiền tử 5 - 15g.
Liên kiều 5 - 12g Tang bạch bì 5 - 10g.
Nếu phát sốt thì dùng thêm thạch cao.
Nếu viêm amyđan dùng thêm: huyền sâm, sơn đậu căn.
Nếu huyết áp cao thì dùng: ngọc mễ tu, câu đằng.
Nếu ngoài da lở loét, mụn nhọt thì thêm: kim ngân hoa, bồ công anh.
Kết quả (lâm sàng hết phù, nước tiểu âm tính, chức năng thận bình thường) đạt tốt 45/58 bệnh nhân, hiệu quả 13 bệnh nhân đạt 100%.
Bài viết cùng chuyên mục
Y học cổ truyền viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính
Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch
Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.
Tiết niệu lạc cảm nhiễm (viêm đường tiết nệu)
Pháp chữa: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng.
Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.
Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)
Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.
Phế nham (ung thư phế quản)
Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt
Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.
Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)
Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.
Nhũ nham: ung thư vú
Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.
Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)
Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.
Y học cổ truyền bại não (đông y)
Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.
Y học cổ truyền thoái hóa khớp xương
Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều.
Y học cổ truyền tăng huyết áp
Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.
Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim
Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)
Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Y học cổ truyền động kinh (đông y)
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.
Chức năng sinh lý tạng tâm (tâm bào, phủ tiểu trường, phủ tam tiêu)
Tâm thuộc Thiếu Âm, thuộc hành Hỏa, Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là Thiếu Âm quân chủ, Tâm có Tâm âm là Tâm huyết, Tâm dương là Tâm khí, Tâm hỏa.
Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn
Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Y học cổ truyền xơ vữa động mạch
Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu.
Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)
Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.
Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)
Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.
Bệnh chứng tâm tiểu trường
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.