Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu

2013-07-14 12:16 PM

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Theo Y học hiện đại

Nhiễm khuẩn do màng não cầu là một bệnh lây theo đường hô hấp. Bệnh dễ bột phát thành dịch và theo mùa. Hiện nay, bệnh đang được quan tâm vì có xu hướng tăng ở nhiều nước. Y học đã tìm ra nhiều thuốc đặc hiệu và các loại vacxin phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường, màng não cầu còn tiết ra men tiêu kháng thể, tách kháng thể IgA. Gây tổn thương thành huyết quản, xuất huyết hoại tử, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu đa nhân, giảm bổ thể C3. Những biểu hiện này dẫn tới nhiểm khuẩn huyết có sốc. Màng não cầu qua đường máu và hàng rào máu não xâm nhập vào màng não gây viêm cả 3 lớp màng não, phản ứng viêm xung huyết, phù nề, xuất tiết xâm lấn tế bào đa nhân. Từ màng nuôi và màng nhện, vi khuẩn lan vào màng trong của não thất, rồi tới nền não, vòm não, tiểu não và cả dịch tuỷ sống. Dịch rỉ do viêm kết thành mủ đặc, các tổ chức kế cận xơ hoá; gây bít các lỗ Monro, Luschka hạn chế lưu thông dịch não tuỷ gây tăng áp lực sọ não, gây viêm và chèn ép các dây thần kinh sọ não. Tình trạng viêm các nội mạc động mạch gây rối loạn vi tuần hoàn ở nhiều cơ quan tạng phủ do màng não cầu cùng với độc tố của nó, các men và phức hợp kháng nguyên + kháng thể + bổ thể tác động vào thành mạch. Màng não cầu có thể gây trạng thái mang khuẩn ẩn hoặc một trong những thể bệnh sau:

Thể nhẹ: viêm mũi họng.

Thể nặng: viêm màng não.

Thể rất nặng viêm màng não – não , nhiễm khuẩn huyết.

Thể nguy kịch: nhiễm khuấn huyết kịch phát có sốc.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Chẩn đoán thể nặng và rất nặng thường dựa trên điều kiện chung là:

Khởi phát có thể đột ngột, có thể sau vài ngày có triệu chứng nhiễm vi rút đường hô hấp trên rồi phát triển nặng nhanh chóng: sốt cao vọt, nhức đầu nặng, nôn khan, cứng gáy, Kernig dương tính, thường nằm thu đầu gối, tăng cảm giác da, sợ ánh sáng và tiếng động, có bệnh nhân ngủ ly bì. Nếu đột nhiên sốt cao vọt, rét run, đau cơ khớp, lách to, mạch nhanh, thở nhanh, có ban xuất huyết (ban xuất huyết càng nhiều càng nặng) thường gặp ở nhiễm khuẩn huyết kịch phát có sốc.

Chẩn đoán xác địch dựa vào: phân lập được màng não cầu trong máu, nhuộm soi hoặc phân lập được màng não cầu từ nốt ban xuất huyết.

Dịch não tuỷ có có áp lực cao, nhiều bạch cầu đa nhân (từ 100 – 4000/mm3), có tế bào mủ protein từ 50 – 200mg% hoặc cao hơn; đường (gluoza) thấp dưới 35mg% (thường chỉ có vết khoảng 10mg%). Nếu không có điều kiện phân lập vi khuẩn, người ta có thể ứng dụng các kỹ thuật : ngưng kết hồng cầu thụ động, kháng thể huỳnh quang, điện di miễn dịch đối lưu, ELISA...

Theo quan niệm Y học Cổ truyền

Viêm não màng não là một bệnh truyền nhiễm cấp tính theo đường hô hấp, thường được Trung y mô tả trong phạm trù: “bệnh ôn dịch, bệnh ôn”. Triệu chứng đặc trưng là: phát sốt, đau đầu, nôn mửa, cứng gáy, hôn mê. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi nhi đồng hay gặp hơn, thường phát bệnh vào mùa đông - xuân; cao điểm từ tháng 2 – 4 hàng năm. Người xưa thường luận trị chứng bệnh này trong phạm trù “xuân ôn”, “phong ôn”.

Biện chứng luận trị

Nguyên nhân bệnh lý:

Thường do vệ khí không kiên cố, tà khí ôn dịch xâm nhập vào mũi mồm. Y học ực/ỏ truyền chia quá trình diễn biến bệnh 3 thời kỳ, tuy nhiên trên thực tế lâm sàng giới hạn giữa các thời kỳ không rõ ràng.

Thời kỳ khởi phát: Sợ lạnh phát sốt, miệng khô, họng đau, đau đầu, triệu chứng đó là do chính khí tà khí giao tranh ở phần vệ khí . Nếu sức đề kháng tốt thì bệnh tà dừng ở phần vệ, không chuyển vào trong.

Nếu như sức đề kháng của cơ thể giảm sút, bệnh tà chuyển vào lý (khí, doanh, huyết); trên lâm sàng thường có biểu hiện vệ khí đồng bệnh, khí doanh (huyết) lưỡng phạm, gây nên chứng lý thực nhiệt do chính thịnh và tà thực. Thời kỳ này tương ứng thời kỳ toàn phát. 

Nếu tà độc hoá hoả, hoả nhiệt thượng xung: sẽ thấy sốt cao đau đầu dữ dội, cứng gáy. Nếu tà độc phạm vị sẽ thấy nôn khan hoặc nôn mửa. Độc thịnh thương doanh huyết gây ra nhiễu tâm phiền táo, ban chẩn toàn thân. Nhiệt nhập tâm bào phát sinh ra thần hôn, loạn ngôn, lưỡi không linh hoạt. 

Nếu dương khí hư suy, tà độc nội ẩn thì sắc mặt trắng bệnh , chi lạnh sợ lạnh, mạch vi muốn tuyệt. Sốt cao kéo dài dẫn đến can phong nội động: đau đầu, nôn mửa, cứng gáy nặng dần, tay chân giá lạnh; co giật, hôn mê, rối loạn nhịp thở . Thời kỳ này tương ứng với thời kỳ viêm não - màng não.

Biện chứng phương trị

Một bệnh cấp tính diễn biến phức tạp mau lẹ, trong biện chứng phải phân biệt nặng hay nhẹ để có phương pháp điều trị sớm và tích cực.

Thể bệnh vệ khí đồng bệnh (thể thông thường)

Đau họng, đau đầu, nôn mử,a cứng gáy, Kernig dương tính, thần chí chưa lẫn hoặc phiền táo, sắc mặt hồng nhợt hoặc hồng tía, ban điểm xuất huyết; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng; mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị thanh nhiệt giải độc, giải biểu.

Phương thuốc: “ngân kiều thang” gia vị:

Cát căn 20g Hoắc hương 04g.

Kim ngân 20g Cam thảo 06g.

Liên kiều 20g Thư cúc hoa 12g.

Đại thanh diệp 20g Bạc hà 06g.

Bản lam căn 30g.

Sắc uống mỗi ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống.

Nếu có sốt cao phiền táo thì thêm sinh thạch cao 35g.

Thể khí doanh (huyết) lưỡng phạm

Sốt cao liên tục, đầu đau, nôn mửa nhiều; tâm phiền táo, thần hỗn loạn ngôn, ban chẩn mọc nhiều rõ, sắc mặt xám xạm hoặc hồng tía; môi lưỡi hồng khô, rêu lưỡi vàng khô; mạch hồng đại hoặc hoạt sác.

Phương pháp điều trị: thanh doanh giải độc.

Phương thuốc: “thanh doanh thang” gia giảm:

Sinh địa 16g Huyền sâm 16g.

Đạm trúc diệp 12g Liên kiều 20g.

Tê giác 06g Đại thanh diệp 33g.

Bản lam căn 30g Câu đằng 20g.

Địa long khô 20g Sinh thạch cao 30g.

Sắc uống ngày một , chia từ 2- 3 lần uống.

Gia giảm:

Nếu đại tiện bế thì gia thêm: đại hoàng 12g; bụng chướng thì thêm chỉ thực 12g; đàm nhiều thì thêm: triết bối mẫu 04g, trúc lịch 20g ~ 33g.

Nếu sốt cao hôn mê gia thêm “ngưu hoàng hoàn”: người lớn một viên; trẻ nhỏ 3 –5 tuổi 1/2 viên, từ 1 -2 tuổi 1/4 viên.

Hoặc dùng “ tử tuyết đan” người lớn uống 2g- 4g/24h, trẻ em 0,5g - 1g mỗi lần; ngày uống 2 lần. Khi khám thấy chỉ văn bình thường thì ngừng thuốc.

“An cung ngưu hoàng” ( ngưu hoàng thanh tâm) (ôn bệnh đều biến) gồm:

Ngưu hoàng 33g Uất kim 33g.

Tê giác 33g Hoàng liên 33g.

Chu sa 33g Thuỷ phấn (long não) 10g.

Chân châu 20g Sơn chi tử 33g.

Hùng hoàng 33g Hoàng cầm 33g.

Xạ hương 10g.

Tất cả tán thành bột mịn trộn mật ong làm hoàn.

Công dụng bài thuốc: khai khiếu chấn kinh thanh nhiệt giải độc.

“Tử tuyết đan”: (hòa tễ cục phương):

Hoạt thạch 1 phiến (30g) Thạchcao 1 phiến(30g).

Hàn thuỷ thanh 1 phiến (30g) Từ thanh 2phiến (60g). (cho vào sắc trước).

Các vị thuốc cho vào sắc sau:

Linh dương giác 150g Thanh mộc hương 150g.

Tê giác 150g Trầm hương 150g.

Đinh hương 33g Thăng 330g.

Huyền sâm 330g Chích thảo 150g.

8 vị thuốc này trộn với 4 vị thuốc trên; trưng đều và chế thành cao lỏng, trộn thêm tá dược làm thành viên gọi là “cao đau”.

Thể nội bế ngoại thoát

Bệnh nguy cấp, nặng lên trong một thời gian ngắn, sắc mặt vàng bệch, ban chẩn tăng nhanh từng đám mảng, môi tím tái khó thở, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch tế hoặc vi, thở yếu, tụt huyết áp, có thể vong dương.

Phương pháp điều trị: Cứu thoát khai bế.

Phương huyệt thường dùng : Nếu có triệu chứng “vong dương” phải châm ngay các huyệt: dũng tuyền, túc tam lý hoặc dùng nhĩ châm các huyệt: dưới vỏ, tuyến thượng thận, nội tiết.

Nếu diễn biến nặng phải cho uống thêm: Quế lâm sâm 12g (dạng bột hoà cùng với chế phẩm thuốc “chí ngọc đan” hoặc “tô hợp hương hoàn” liều lượng theo hướng dẫn của bài thuốc).

Nếu tứ chi hơi ấm, thở gấp, miệng khát là khí - âm lưỡng thương thì phải dùng thêm “sinh mạch tán” uống nhiều lần để ích khí sinh tân.

Nếu như bệnh nặng phải kết hợp với Y học hiện đại, tích cực điều trị cấp cứu đến khi bình thường thì tiếp tục điều trị theo biện chứng Y học cổ truyền.

Thể nhiệt thịnh phong động (viêm não màng não)

Bệnh nhân đột nhiên sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn mửa liên tục; chân tay co giật, hôn mê, gáy cổ cứng; đàm viêm tụ thịnh; hô hấp khó khăn; chất lưỡi hồng sáng, rêu lưỡi nhờn; mạch huyền hoạt mà sác.

Phương pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương doanh tức phong.

Phương thuốc: “Thanh ôn bài độc ẩm” gia giảm:

Sinh thạch cao 33g Tri mẫu 12g.

Sinh địa 15g Huyền sâm 12g.

Chi tử 12g Liên kiều 12g.

Câu đằng 12g Đại thanh diệp 33g.

Bản lam căn 33g Tê giác 12g (Tê giác có thể thay bằng thuỷ ngưu giác 60g).

Gia giảm:

Nếu bệnh nhân hôn mê thì dùng “an cung ngưu hoàng hoàn”, “tử tuyết đan” hoặc “chí ngọc đan”. Nếu đoản khí, khó thở khò khè, đờm đặc khó khạc thì dùng thêm cát lâm sâm 12g, sắc nước uống, kết hợp với: long não 10g hoặc xạ hương 20g.

Nếu có phù não, cứng gáy nhiều thì gia thêm các vị thuốc sau: Ngưu tất 20g Bạch mao căn 33g.

Sa tiền thảo 24g Đại xích thạch 24g.

Liên kiều 12g Đại thanh điệp 30g.

Hạnh nhân 12g.

Sắc nước uống. Nếu nặng thì mỗi ngày uống 2 thang, đến khi thoát khỏi hôn mê thì dùng quay lại các phương thuốc trên).

Thuốc nghiệm phương

Theo tài liệu của Học viện Trung y tỉnh Hồ Bắc:

Người ta dùng phương thuốc “phục phương liên kiều”được chế dưới dạng tiêm và dạng truyền.

Thành phần của bài thuốc:

Kim ngân hoa 7500g Bản lam căn 5000g.

Quán chúng 5000g Hoàng liên 5000g.

Sinh thạch cao 5000g Hoàng liên 5000g.

Câu đằng 5000g Tri mẫu 2500g.

Long đởm thảo 5000g Cam thảo 1500g.

Bài thuốc được bào chế thành dạng thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch được chỉ định điều trị theo chỉ dẫn đảm bảo nguyên tắc vô trùng, an toàn, hiệu quả.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết hoá ban, trấn kinh tức phong. Bài thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn song cầu và viêm màng não rõ rệt. Phạm vi sử dụng rộng rãi, rất ít tác dụng phụ. Đối với thể viêm não thông thường, chỉ cần dùng 1 phương trên cũng có kết quả tốt. Đối với thể viêm não nặng thì phải phối hợp với tây y để điều trị.

Thể nhẹ mỗi ngày 4 lần tiêm bắp, mỗi lần 6 – 9ml và sau đó thì giảm liều.

Theo tài liệu của Học viện Hà Nam và Học viện Trung y Hà Nam, dung dịch thanh nhiệt giải độc được tổ chức như sau:Sinh thạch cao 15600g Tri mẫu 1250g.

Huyền sâm 2500g Mạch môn đông 1250g.

Long đởm thảo 1550g Hoàng cầm 1550g.

Liên kiều 1550g Sơn chi tử 1550g.

Bản lam căn 1550g Tử hoa địa đinh 1550g.

Kim ngân hoa 31225g Sinh địa hoàng 1875g.

Bài thuốc này được bào chế thành dạng thuốc tiêm, truyền tĩnh mạch; được chỉ định điều trị cho các thể nhẹ.

1 - 6 tuổi mỗi lần dùng 2 - 4ml; 7 - 12 tuổi mỗi lần dùng 4 - 6ml ; 12 tuổi trở lên mỗi lần dùng 6 - 8ml , cứ 6h tiêm bắt thịt một lần. 

Mỗi đợt điều trị 3- 5 ngày.

Kinh nghiệm Y gia:

Vô hoạn tử căn 33g Thư cúc hoa 33g.

Thanh đại diệp 33g Thương nhĩ thảo 20g.

Chám hạch liên 20g Sinh thạch cao 36 – 60g.

Sắc nước uống, mỗi ngày uống từ 1- 2 thang, dùng đối với thể nhẹ.

Thể nặng thì gia thêm các vị: bồ công anh, bạch mao căn, bản lam căn mỗi thứ đều 33g; đáo gia thảo, cẩu can lai mỗi thứ 32g; kim ngân hoa diệp, thư cúc hoa diệp, đạm trúc diệp mỗi thứ đều 20g. Sắc nước uống mỗi ngày 2 thang chia làm 4 lần dùng cho thể nhẹ.

Châm cứu (đối chứng trị liệu):

Nếu sốt cao châm cứu các huyệt: đại truỳ, khúc trì, hợp cốc.

Nếu nôn mửa châm các huyệt: nội quan, túc tam lý.

Phiền táo, co giật thì châm các huyệt: nội quan, đại truỳ, thần môn, thập tuyên.

Nếu không tỉnh thì tiêm “dung dịch địa long”.

Nếu bụng chướng thì châm các huyệt: quan nguyên, khí hải, túc tam lý.

Nếu bí đái thì châm các huyệt: trung cực, khúc cốt, phục lưu, thuỷ tuyền, tam âm giao.

Đổ máu cam, chảy máu đường tiêu hoá thì dùng “bột điền thất”, “bột bạch thược Vân Nam”, và các thuốc nam để chỉ huyết cầm máu.

Nếu suy tuần hoàn thì châm các huyệt: dũng tuyền, túc tam lý; có thể dùng nhĩ châm các huyệt: dưới vỏ, tuyến thượng thận, nội phân tiết. Lúc đầu thì kích thích mạnh; sau khi huyết áp tăng lên rồi thì kích thích nhẹ, kéo dài và giãn cách; sau khi huyết áp ổn định thì rút kim. Nếu bệnh diễn biến nặng thì phối hợp châm thân thể với nhĩ châm; khi cần thiết thì phối hợp cứu bách hội.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần châm nhân trung hoặc cứu đản trung, hoặc châm sâu huyệt hội âm.

Bài viết cùng chuyên mục

Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)

Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.

Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.

Bệnh học ngoại cảm thương hàn

Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.

Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh

Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.

Bệnh học ngoại cảm

Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.

Hư lao: suy nhược cơ thể

Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.

Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)

Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch

Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.

Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)

Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết

Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.

Chức năng sinh lý tạng tâm (tâm bào, phủ tiểu trường, phủ tam tiêu)

Tâm thuộc Thiếu Âm, thuộc hành Hỏa, Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là Thiếu Âm quân chủ, Tâm có Tâm âm là Tâm huyết, Tâm dương là Tâm khí, Tâm hỏa.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch

Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.

Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.

Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)

Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)

Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.

Bệnh học can đởm

Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.

Bệnh học phế đại trường

Chức năng của Đại trường là tống chất cặn bã ra ngoài. Linh lan bí điển luận/Tố vấn viết: “Đại trường giả tiền đạo chi quan, biến hóa xuất yên”.

Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn

Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.

Y học cổ truyền viêm tiểu cầu thận mạn tính

Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt

Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.

Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền

Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.

Bệnh học thận bàng quang

Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.