Y học cổ truyền ung thư cổ tử cung (cổ tử cung nham)

2013-07-15 09:21 AM

Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Là một loại thũng lưu ác tính có ở cơ quan sinh dục nữ giới. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu thường triệu chứng nghèo nàn, bệnh nhân thường không có cảm giác gì đặc biệt, chỉ khi thũng nham phát triển đến mức độ nhất định thì triệu chứng mới rõ, chủ yếu là bài xuất dịch ở âm đạo, sau kỳ kinh thấy âm đạo xuất huyết.

Thời kỳ đầu xuất huyết là do tiếp xúc, hoặc xuất huyết không theo qui tắc nào. Khi lượng máu mất nhiều, đau dữ dội, âm đạo ra máu liên tục là diễn biến nặng.
Hiện nay, theo YHHĐ điều trị bệnh này chủ yếu là dùng xạ trị hoặc hóa học trị liệu, thủ thuật trị liệu, hoặc là điều trị tổng hợp. Tuy nhiên, tất cả phương pháp trị liệu trên đều có phạm vi thích ứng nhất định và đều có phản ứng phụ của thuốc, bệnh nhân thường không muốn áp dụng.

Chẩn đoán theo y học hiện đại

Ung thư cổ tử cung thời đầu khu trú ở lớp cơ, quan sát mắt thường không phân biệt được, cần phải khám phụ khoa kết hợp kiểm tra xét nghiệm toàn thân, xét nghiệm tế bào, sinh thiết, kiểm tra tổ chức học, soi âm đạo để chẩn đoán sớm, biết được phạm vi của khối u.

Triệu chứng chủ yếu là âm đạo chảy máu, âm đạo xuất tiết dịch và đau nhức buốt, mức độ nặng hay nhẹ liên quan đến thời gian sớm hay muộn.

Các thời kỳ lâm sàng: Tiêu chuẩn của Hội nghị phụ khoa Quốc tế, (1985) chia làm 4 thời kỳ:

Giai đoạn 0: Nham nguyên vị tẩm thấm tiền nham.

Giai đoạn I: Xác định sinh thiết (tổn thương phát triển đến thân tử cung).

Giai đoạn II: Tổn thương vượt quá cổ tử cung lan đến <1/3 âm đạo.

Giai đoạn III: U phát triển đến thành xương chậu (xâm phạm đến 1/3 âm đạo).

Giai đoạn IV: U phát triển khắp tử cung và lan đến các cơ quan khác.

Thời kỳ đầu thường có loét cổ tử cung: Ban đỏ kết thạch lồi ra hoặc loét nát. Dựa vào mức độ phát triển người ta chia làm 3 mức:

Nhóm ngoài sinh dục, thể tự như dạng hoa.

Nhóm trong sinh dục, nhóm kết hạch.

Nhóm loét mụn.

Theo quan niệm y học cổ truyền

Bệnh cổ tử cung nham thường được mô tả trong các phạm trù, “băng lậu” “đới hạ” “tạp sắc đới”. Nguyên nhân chủ yếu là do 3 tạng: can, tỳ, thận bị tổn thương làm cho thấp nhiệt - nhiệt độc ngưng tụ ở bào cung. YHCT cho rằng: “ bệnh thuộc về bản hư, tiêu thực”.

Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham, bảo tồn chức năng sinh dục và chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Ngoài ra, có thể phối hợp hóa trị liệu, xạ trị để giảm bớt tác dụng phụ, cải thiện chứng trạng, nâng cao hiệu qủa, kéo dài đời sống cho bệnh nhân.

Hiện nay, điều trị ung thư cổ tử cung phải dựa vào giai đoạn lâm sàng của y học hiện đại với biện chứng luận trị Trung y.

Ví dụ: Thể “can thận âm hư” đa phần thuộc thấp nhiệt hạ trú, khí âm lưỡng thương; thể kết hạch đa phần thuộc khí trệ huyết ứ. Hiện nay, người ta dùng đơn thuần thuốc Trung dược có thể điều trị khỏi nham chứng trước khi có biến chứng di căn.

Muốn đạt hiệu quả phải kết hợp hóa trị liệu, phóng xạ trị liệu hoặc điều trị kết hợp với phẫu thuật, vận dụng thuốc thảo mộc có thể giảm được các biến chứng phản ứng của đại tràng ,bàng quang, trực tràng. Tuỳ theo từng thời kỳ mà vận dụng thuốc uống trong, thuốc dùng ngoài hay kết hợp cả hai.

Biện chứng luận trị

Những điểm trọng yếu biện chứng:

Đặc điểm bệnh sinh của cổ tử cung nham là bản hư tiêu thực, hoặc hư thực phối hợp nhưng phần nhiều là chứng hư. Vì vậy phải bổ ích xung nhâm, bồi bổ can thận tỳ là phép tắc chủ yếu:

Kiện tỳ ích khí, tư bổ can thận, phù dương cố thể (bản) chi pháp.

Khí - huyết ứ trệ, nhiệt độc trệ lưu, hình thành tích tụ là tiêu thực.

Ứng dụng lý khí hoạt huyết, hóa ứ nhuyễn kiên, trừ thấp giải độc, kháng nham tiêu lưu.

Về pháp điều trị:

Phải nắm vững tà chính thịnh – suy; chọn dùng trước công, sau bổ, công bổ kiêm trị (thường thời đầu phải công, thời kỳ sau phải bổ). Nhìn chung không kể sớm hay muộn đều phải chọn các vị thuốc kháng nham.

Biện chứng phương trị thời kỳ đầu

Thể khí uất thấp khốn:

Ức uất thương can, can khí uất kết, uất lâu thương tỳ, thủy thấp lâu thương tỳ, thủy thấp nội đình uẩn kết xung nhâm dẫn đến bệnh. Nhìn chung hệ thống thần kinh trung ương thất điều, chức năng của hệ thần kinh thực vật bị rối loạn là chủ yếu, tình chí uất ức phiền táo; ngực, sườn chướng đầy, bất thử, tức nhiều, ăn kém (nạp ngại), đới hạ bất chỉ, đục hoặc hồng, mạch huyền; lưỡi hơi xám, rêu trắng mỏng hoặc vàng mỏng.

Phương pháp điều trị: Sơ can lý khí, lợi thấp giải độc.

Phương thuốc thường dùng: “tiêu giao tán” gia thêm: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, sinh ý dĩ nhân, sơn đậu căn.

Thể khí - huyết ứ trệ:

Tại chỗ tẩm thấm là chính thuộc kết hạch, triệu chứng toàn thân nghèo nàn, đa phần do quá tổn thương thất tình, uất nộ ưu tư, khí trệ huyết ứ lâu ngày thành kết, thường thấy đới hạ không nhiều cát hữu thấp hạ; tại chỗ bệnh lý cổ tử cung rắn chắc, mạch huyền hoặc tế, đầu lưỡi hoặc rìa lưỡi có ban điểm ứ huyết, rêu trắng mỏng.

Pháp điều trị: hoạt huyết - hóa ứ, nhuyễn kiên - tán kết.

Phương thuốc: “hoạt huyết kháng nham thang”, “kháng nham tán”.

Đương qui Trạch lan.

Hổ trượng Ô dược.

Bạch thược Xích thược.

Hương phụ Đan sâm.

Phục linh Trạch tả.

Bạch mao đằng Bạch hoa xà thiệt thảo.

Thể thấp nhiệt ứ độc:

Thấp uẩn hóa nhiệt, lâu mà kết độc, ứ trở bào lạc mà thành; đa phần ung thư cổ tử cung do viêm nhiễm, đới hạ lượng nhiều, vàng trắng xen lẫn chất dính có màu sắc như Socola; khí tắc nếu kiêm huyết ứ thành cục, lưng mỏi, bụng chướng đau, miệng khô đắng, tiểu vàng, đại tiện táo, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng dày nhờn, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt sác.

Phương điều trị: thanh nhiệt lợi thấp - giải độc hóa ứ.

Phương thuốc: “bát chính tán hoá nhiệt”, “giải độc kháng nham thang”.

Thời kỳ sau

Thể tỳ thận dương hư:

Lịch sử bất tiết, đa sản thương thân, xung nhâm khí - huyết trở trệ, nội kết ứ độc; bệnh lâu ngày đới hạ băng lậu tiêu hao nhất định, toàn thân suy kiệt.Lâm sàng phần nhiều đới hạ như nước, kinh nguyệt băng trung trọc hạ thần quyện (mệt mỏi, vận động khí đoản), tứ chi không ấm, nạp ngại tiện lỏng, niệu trong dài, mạch tế, lưỡi nhợt bệu mềm, rêu trắng mỏng nhờn.

Phương pháp điều trị: Bổ thận kiện tỳ - ôn hóa thủy thấp - cố sáp chỉ đới.

Phương thuốc: “Nội bổ hoàn”, “sâm linh bạch truật tán”, “kháng nham phù chính đan”, hoàng kỳ, khuẩn linh chi, ô tặc cốt, sao tây thảo căn, tử hà sa, a giao, giác phiêu giao, lộc giác xương, huyết dư thán, sinh mẫu lệ, tang phiêu tiêu.

Thể can thận âm hư:

Do thấp nhiệt uất kết, ứ độc trong cơ thể lâu ngày gây tổn thương phần âm, can thận hao tổn xuất hiện triệu chứng nhiễm độc. Lâm sàng thấy âm đạo xuất huyết không theo qui tắc, đới hạ vàng trắng, đầu choáng, tai ù, lưng đau mỏi, miệng khát, tự hãn (mồ hôi trộm), tiểu tiện sáp đau, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ rêu sáng hoặc vàng nhờn, mạch tế sác, huyền tế sác.

Phương pháp điều trị: tư dưỡng can thận - giải độc tán tích.

Phương thuốc: “bổ trung ích khí thang” gia thêm thuốc kháng nham.

Giai đoạn sau của bệnh cổ tử cung nham diễn biến phức tạp, tà chính tương tranh, phải kết hợp công bổ kiêm trị, tham khảo thêm các bài thuốc nghiệm phương, để biện chứng luận trị. Nếu kết hợp xạ trị và hoá dược trị thì phải chú ý các biến chứng phụ thường gặp.

Phản ứng trực tràng: Khi xạ trị nhiệt độc đều tổn thương trung tiêu thấp nhiệt trở trệ, tỳ hư khí nhược, huyết mất thống nhiếp.

Phản ứng lúc đầu: Lỵ cấp hậu trọng ngày tới 10 lần hoặc hơn, phân lẫn niêm dịch hoặc ra máu tươi, có khi tiện lỏng như nước, lưỡi có gai hồng, rêu vàng nhờn, mạch tế sác. Điều trị phải thanh nhiệt - giải độc, kiện tỳ hóa thấp thường dùng “bạch đầu ông thang” gia vị, giai đoạn sau phải dùng “sinh mạch tán” hợp với “bạch đầu ông thang” gia vị (Bạch đầu ông, tần bì, hoàng liên, hoàng bá).

Phản ứng bàng quang: Phải dùng “tri bá địa hoàng thang” gia thêm: biển xúc, mộc thông, sa tiền tử. Nếu niệu huyết phải hợp phương “Tiêu kế ẩm tử” hợp “nhị chí hoàn” (nữ trinh tử, hạn liên thảo).

Biến chứng bạch cầu giảm:

Dương hư: Phải ôn thận kiện tỳ, ích khí dưỡng huyết; thường dùng “qui tỳ thang”, “bổ trung ích khí hoàn”, “du thang” (thục địa, đương qui, đẳng sâm, bạch thược, xuyên khung, hoàng kỳ).

Âm hư: Phải tư âm thanh nhiệt, ích khí sinh tân, thường dùng “tri bá địa hoàng thang” + “sâm mạch tán”.

Nếu tâm phiền, thất miên thì thêm: hoàng liên, bá tử nhân, dạ giao đằng, thủ ô đằng.Nếu tiểu đỏ đau thì thêm: đại kế, hoàng bá, ích nguyên tán; đại tiện táo thêm qua lâu nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường

Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.

Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.

Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)

Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.

Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi

Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.

Y học cổ truyền viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính

Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù.

Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.

Bệnh học ngoại cảm thương hàn

Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.

Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.

Y học cổ truyền thoái hóa khớp xương

Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều.

Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.

Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Y học cổ truyền viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh Lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào

Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.

Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)

Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.

Y học cổ truyền viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới .

Bệnh học phế đại trường

Chức năng của Đại trường là tống chất cặn bã ra ngoài. Linh lan bí điển luận/Tố vấn viết: “Đại trường giả tiền đạo chi quan, biến hóa xuất yên”.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Chữa chứng nấc cụt

Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh

Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.

Đại cương ngoại cảm ôn bệnh

Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.

Bệnh học ngoại cảm

Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.

Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)

Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.