- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch
Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch
Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Theo quan niệm của y học hiện đại
Thiếu máu huyết tán miễn dịch là hiện tượng giảm ngắn đời sống hồng cầu do bị biến dạng hoặc tổn thương. Dù cho nguyên nhân bẩm sinh hay mắc phải, bệnh thiếu máu huyết tán đều có một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu: sắc mặt trắng bệch , mệt mỏi, ăn kém, phát sốt không có qui luật, thắt lưng đau mỏi, vàng da và đái máu rõ rệt, thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh.
Đặc điểm quá trình phát bệnh từ từ, kéo dài và hay tái phát.
Nguyên nhân chính là rối loạn miễn dịch của cơ thể. Cơ thể sản sinh kháng thể kháng hồng cầu làm cho hồng cầu bị phá vỡ, dẫn đến thiếu máu huyết tán. Bản chất bệnh do phản ứng nhiệt kháng thể hoặc hoà kháng thể mà dẫn đến, cũng có thể do thứ phát sau viêm nhiễm, hệ thống limpho ác tính tăng sinh, hoặc phản ứng quá mẫn do thuốc (dược vật quá mẫn), bệnh tổ chức liên kết.Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân phát bệnh, người ta chia 2 thể:
Thiếu máu huyết tán nguyên phát.
Thiếu máu huyết tán thứ phát.
Theo quan niệm của Y học Cổ truyền
Y học Cổ truyền cho rằng, bệnh phát sinh có quan hệ mật thiết với tỳ, thận; được mô tả trong phạm trù: hoàng đản, nuy hoàng và hư lao.
Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt (thấp nhiệt có phục tà, có tân cảm), ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ, thấp nhiệt uẩn trưng dẫn đến thương khí bại huyết. Bệnh lâu ngày sẽ làm khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến chức năng tạng phủ và dẫn đến hoàng đản thiếu máu.
Triệu chứng lâm sàng:
Cơn huyết tán cấp tính:
Thiếu máu đột nhiên tăng lên, sốt cao, đau bụng, vàng da tăng lên rõ rệt, lách to hơn.
Xét nghiệm huyết đồ: số lượng hồng cầu giảm, nhiều hồng cầu non trong máu ngoại vi, hồng cầu lưới tăng cao.
Huyết sắc tố niệu tăng cao, có thể gây suy thận cấp, đau ngang thắt lưng, nước tiểu màu đen sẫm.
Hapto - globulin giảm (bình thường hapto – globulin 10 – 128mg/lít).
Tìm methé - albumin trong máu là một xét nghiệm có giá trị chẩn đoán.
Các triệu chứng khác:
Tất cả các trường hợp đều có vàng da, gan và lách thường to, mức độ lách to không giống nhau, rất ít khi lỗ rốn phẳng; có thể thấy tim to nghe có tiếng bệnh lý, đa số bệnh nhân có nốt xuất huyết tím dưới da.
Xét nghiệm kiểm tra:
Các triệu chứng do tiêu huỷ hồng cầu quá mức:
Bilirubin gián tiếp tăng, stercobilirubin ở phân tăng.
Urobilin nước tiểu tăng.
Sắt huyết thanh tăng.
Triệu chứng xét nghiệm do tái tạo tuỷ xương:- Hồng cầu lưới, hồng cầu non và hồng cầu đa sắc đều xuất hiện; có thể có bạch cầu và tiểu cầu tăng; cá biệt thấy giảm bạch cầu và tiểu cầu do bị huỷ hoại quá mức trong lách.
Kháng thể kháng nhân (+).
Biện chứng luận trị:
Thấp nhiệt nội uẩn:
Hoàng đản xuất hiện nhanh hoặc phát sốt, miệng khát không muốn uống, nôn hoặc nôn khan, đau lưng quản bĩ phúc chướng, tiện bế hoặc đình trệ, tiểu tiện ngắn, nước tiểu vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.
Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ, thoái hoàng.
Phương thuốc: “nhân trần ngũ linh tán” gia giảm.
Nhân trần 20g Phục linh 15g.
Trạch tả 10g Bạch truật 10g.
Đại hoàng 10g Liên kiều 10g.
Đan sâm 15g.
Gia giảm:
Da và mắt vàng tối chuyển sang vàng xám thì dùng “nhân trần tứ nghịch thang” gia giảm.
Nhân trần 15g Can khương 10g.
Chế phụ phiến 10g Đẳng sâm 15g Hoàng kỳ 15g Bạch truật 10g.
Cam thảo 6g.
Nôn mửa nhiều thì gia thêm: trúc nhự 10g, hoàng liên 5g.
Nhiệt thịnh miệng khát thì gia thêm: lô căn 20g, thạch hộc 20g.
Khí - huyết lưỡng hư:
Đầu choáng, mắt hoa, khí đoản, phạp lực, diện sắc bất hoa, tâm quí, tự hãn, loạn ngôn, thần quyện (mệt mỏi); lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; mạch tế nhược.
Phương trị: bổ ích khí - huyết, tư bổ tâm - tỳ.
Phương thuốc: “qui tỳ thang” gia giảm.
Đẳng sâm 10g Hoàng kỳ 15g.
Bạch truật 10g Đương qui 10g.
Phục linh 10g Thục địa 15g.
Sa nhân 3g Kỷ tử 10g .
A giao 10 Cam thảo 6g.
Gia giảm:
Nếu ăn kém, bụng chướng; đại tiện lỏng nát thì bỏ đi: thục địa, a giao; gia thêm: mộc hương 10g, trần bì 10g, bào khương 10g.
Nếu xuất huyết thì gia thêm: tiên cước thảo 15g, quỉ hoa 10g.
Nếu có hoàng đản thì gia thêm: nhân trần 15g, trạch tả 10g.
Tỳ thận lưỡng hư:
Đầu choáng, tai ù; lưng đau mỏi; ăn kém, quản tức, hình hàn chi lạnh, đại tiện lỏng nát; lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; mạch tế nhược.
Phương trị: ôn bổ tỳ thận, ích khí dưỡng huyết.
Phương thuốc: “hữu qui hoàn” gia giảm.
Đẳng sâm 15g Hoàng kỳ 15g.
Đương qui 10g Thục địa 15g.
Lộc giác phiến 15g Bổ cốt chỉ 10g.
Ba kích thiên 10g Tiên linh tỳ 10g.
Thỏ ty tử 10g.
Gia giảm:
Nếu dương hư nặng, chi lạnh rõ thì gia thêm: phụ tử 10g, nhục quế 10g.
Nếu xuất huyết thì gia thêm: bào khương thán, tiên cước thảo, long cốt thiêu, mẫu lệ mỗi thứ đều 15g.
Nếu nhiệt độ thấp, gò má đỏ, tâm phiền; lòng bàn tay , bàn chân ấm, tự hãn, chỉ giáp khô sáp thì dùng “lục vị địa hoàng thang” gia giảm.
Thục địa 15g Hoài sơn dược 10g.
Sơn thù nhục 10g Câu kỷ tử 10g.
Đan bì 10g Trạch tả 10g.
Phục linh 15g Hoàng kỳ 15g.
Khí trệ huyết ứ:
Da và niêm mạc mắt vàng, hơi xám, khô sắc; hạ sườn bĩ chói, bụng chướng đầy; gầy gò, ăn kém, sau khi ăn dễ nôn; đại tiện trắng xám, tiểu tiện ngắn vàng, hoặc bì phu ban ứ nục huyết, sắc môi xám tím, lưỡi có ban điểm ứ, rêu vàng; mạch tế sáp.
Phương trị: hoạt huyết hóa ứ - lý khí thoái hoàng.
Phương thuốc: “huyết phụ ứ thang” gia giảm.
Sài hồ 10g Chỉ xác 10g.
Qui 10g Xích thược 10g.
Xuyên khung 10g Đào nhân 10g.
Hồng hoa 10g Hương phụ 10g.
Nga truật 10g Miết giáp 15g.
Gia giảm:
Nếu hạ sườn có hòn khối thì dùng “miết giáp tiễn hoàn”, “hóa ứ hồi sinh đan”.
Nếu xuất huyết thì gia thêm: tiên cước thảo 15g, sinh địa 10g, tây thảo 10g.
Lâm sàng tinh hoa
Có hai báo cáo của Khương Kỳ, Khương Mai trong tạp chí Trung - Tây y kết hợp (Thượng Hải , 1987) và của Diên Kỳ, Điền Ngọc Cát trong tạp chí Trung - tây y kết hợp (Thiên Tân, 1995) . Cả hai báo cáo trên , các tác giả đều chỉ định truyền huyết thanh miễn dịch, kết hợp truyền các chế phẩm dạng tiêm của thuốc thảo mộc (nhưng không ghi rõ bài thuốc và vị thuốc).
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học thận bàng quang
Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.
Bệnh học ngoại cảm
Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.
Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)
Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Y học cổ truyền động kinh (đông y)
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.
Vị nham: ung thư dạ dày
Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế
Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.
Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)
Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.
Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)
Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)
Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.
Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)
E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.
Y học cổ truyền thấp tim tiến triển
Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng.
Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)
Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.
Phân loại thuốc y học cổ truyền
Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.
Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)
Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.
Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)
Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt
Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị
Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu
Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ
Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Y học cổ truyền viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính
Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù.
Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt
Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.
Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.