- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Y học cổ truyền thấp tim tiến triển
Y học cổ truyền thấp tim tiến triển
Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Bệnh van tim phong thấp tính là bệnh tổn hại van tim do viêm nhiễm dẫn đến phản ứng biến dạng loét sùi nội tâm mạc.
Lâm sàng biểu hiện : van tim dày lên và bị biến dạng gồ ghề gây hẹp lỗ van hoặc là khi van đóng sẽ không kín làm cho chức năng của tim bị rối loạn và nhịp tim không đều.
YHCT cho rằng, bệnh thuộc phạm trù tâm quí, chính xung, thủy thũng, tâm tý và khái suyễn. Nguyên nhân thường là chính khí hư tổn, ngoại tà thừa hư mà xâm nhập lại luỵ đến tạng tâm thành tâm tý.
Tâm bệnh tức khí - huyết vận hành không lưu thông dẫn đến khí trệ huyết ứ, ảnh hưởng đến phế khí tâm mạch; phế khí trở tắc, không giáng được sinh ngực tức khí đoản, khái thấu bất túc hoặc lạc trở phế ứ; khí - huyết nghịch loạn, phát sinh huyết lạc liên luỵ đến tỳ thận, khí hoá thất điều, vận hóa vô lực ảnh hưởng đến thông điều thủy đạo dẫn đến thuỷ thấp phạm lãm tất sinh niệu ít mà phù thũng, triệu chứng nghiêm trọng là thủy âm lăng tâm sạ phế.
Chẩn đoán:Bệnh sử: bệnh sử có phong thấp nhiệt hoạt động cấp tính.
Lâm sàng: khi còn nhẹ hoặc thời kỳ đầu có thể triệu chứng không rõ ràng, đa phần có thể thấy triệu chứng của bệnh van 2 lá hoặc van động mạch chủ.
Xét nghiệm: X quang lồng ngực, điện tâm đồ, siêu âm tim đều có thể giúp cho chẩn đoán xác định.
Biện chứng phương trị
Đàm ứ tý trở
Tâm quí chính xung, hung bĩ khí cấp, má mặt xanh tím, khái suyễn đa đàm, nặng lạc huyết, đầu choáng thiếu lực (phạp lực), chất lưỡi xanh tía, có ban ứ, rêu nhờn, mạch tế hoạt sác hoặc kết đại do (hẹp van động mạch chủ).
Pháp điều trị: dung đàm khai khiếu hoá ứ thông lạc.
Thuốc: hợp phương “giới bạch qua lâu bán hạ thang” với “đan sâm ẩm” gia giảm:
Giới bạch 15g Qua lâu vỏ 12g.
Diêm thất bột 3g Cam thảo 5g.
Pháp bán hạ 10g Chỉ xác 12g.
Quế chi 10g Trúc nhự 10g.
Đan sâm 20g Xuyên khung 12g.
Đế hương (sau) 10g.
Nếu tức ngực nhiều tâm thống môi xanh tía thì gia thêm: đào nhân 10g, hồng hoa 10g, xích thược 12g, diên hồ sách 15g.
Nếu sau lao động mệt thì gia thêm: hoàng kỳ 20g, đương qui 12g, đẳng sâm 15g.
Nếu tâm quí bất an, đêm đa mộng thì gia thêm: sinh long cốt 30g (trước), sinh mẫu lệ 30g (trước).
Ẩm lăng tâm - phế
Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng hoặc máu tươi, má mặt xanh tía, trắng bệch; rêu trắng nhờn, mạch trầm huyền.
Pháp điều trị: tiết phế lợi thủy, bình suyễn chỉ khái.
Phương dược: “đình lịch đại táo tả phế thang” gia giảm.
Đình lịch tử 30g Tang bạch bì 20g.
Hồng bì 10g Mộc thông 15g.
Đại táo 7 quả Cát cánh 10g.
Chích ma hoàng 10g Sa tiền tử 20g.
Cam toại lùi 3 - 5g Trạch tả 15g.
Hạnh nhân 10g.
Nếu khái suyễn ngực tức, không nằm ngửa được thì gia thêm: can khương 10g, tế tân 10g, bán hạ 12g.
Nếu phiền khát niệu ít, đại tiện bí kết thì gia thêm: hán phòng kỷ 15g, sinh đại hoàng 15 - 20g (sắc sau), trư linh 10g, đại phúc bì 15g.
Tâm khí bất túc
Tâm quí chính xung, hung bĩ khí súc, sau hoạt động hoặc gắng sức nặng lên , mệt mỏi thiếu lực, ho khạc đờm nhiều, thậm chí đờm có máu, lưỡi nhợt hình bệu, mạch tế nhược vô lực hoặc kết đại.
Pháp điều trị: bổ ích tâm khí - hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc: “thiên vương bổ tâm đan” gia giảm.
Hoàng kỳ 30g Đẳng sâm 15g.
Chích viễn trí 10g Đương qui 12g.
Xuyên khung 15g Chích cam thảo 10g.
Hồng hoa 10g Đan sâm 15g.
Toan táo nhân 15g Phục thần 15g.
Bạch truật 10g Chỉ xác 12g.
Gia giảm:
Nếu khí âm bất túc thì gia thêm:sa sâm 15g, mạch đông 15g, ngũ vị tử 12g.
Âm hư hoả vượng thì gia thêm: hoàng bá 12g, sinh địa 12g.
Nếu như tím tái, tức ngực, tâm thống thì gia thêm: quế chi 10g, sinh long cốt 30g, (trước) sinh mẫu lệ 30g (trước).
Tâm thận lưỡng hư
Sắc mặt xám tối, suyễn khái khí cấp, hung bĩ tức xúc không thể nằm được, thủ túc không ấm, tâm quí, mặt má và tứ chi phù thũng, tiểu tiện ngắn ít; lưỡi nhợt bệu, rìa có hằn răng; mạch trầm tế nhược hoặc kết đại.
Pháp điều trị: ôn dương, lợi thủy, tiêu thũng, bình suyễn.
Bài thuốc: “chân vũ thang” gia giảm.
Chế phụ tử (sắc trước) 15g Nhục quế 15g.
Trạch tả 10g Hán phòng kỷ 15g.
Phục linh 20g Hậu phác 12g.
Đại phúc bì 12g Bạch truật 12g.
Hoàng kỳ 15g Sa tiền thảo 15g.
Hồng sâm 10g Can khương 10g.
(pha vào nước muối)
Gia giảm: Nếu mặt phù, thân thũng, nặng từ thắt lưng trở xuống thì gia thêm: trư linh 12g, hồ lô ba 12g, sinh khương bì 10g.
Nếu tâm quí, môi lưỡi tím thì gia thêm: đan sâm 15g, hồng hoa 15g, đương qui 10g, xuyên khung 12g.
Nếu thận bất nạp khí, khi gắng sức (động tắc suyễn) thì gia thêm: đẳng sâm 15g, chích cam thảo 10g, ngũ vị tử 20g, sơn thù du 20g.
Tỳ thận dương hư
Mệt mỏi vô lực, má mặt trắng bệch, hung tức quản bĩ, thực thiểu, tiện lỏng, bụng chướng đầy, hạ chi phù thũng, tiểu ngắn ít, lưỡi nhợt rêu nhờn; mạch trầm huyền tế hoặc kết đại.
Trị pháp: kiện tỳ lợi thủy, ích thận bình suyễn.
Bài thuốc: hợp phương “qui tỳ thang” hợp “thận khí hoàn” gia giảm.
Hoàng kỳ 20g Đẳng sâm 15g.
Bạch truật 10g Phục linh 20g.
Đương qui 10g Chích thảo 10g.
Chế phụ phiến 10g Thục địa 20g.
Trạch tả 10g Sơn thù du 15g.
Hoài sơn dược 20g Quế chi 10g.
Nếu từ lưng trở xuống phù (nhược kiêm yêu dĩ hạ thũng) ấn lõm, phù mềm thêm đại phúc bì 15g, hậu phác 15g, mộc thông 12g.
Nếu tâm quí tâm lịm thì thêm linh tử thạch 30g (sắc trước), khổ sâm 15g.
Phương pháp điều trị khác
Châm cứu
Thể châm: nội quan, thần môn, giản sử, thiếu phủ, khúc trạch, thông lý, đản trung. Phối hợp: thái xung, dương lăng tuyền, thủy phân, trung cực, khúc cốt, thủy tuyền, phi dương, phế du, hợp cốc.
Bình bổ bình tả, mỗi ngày một lần, mỗi lần 2 - 3 huyệt (thân thể) phối hợp với 1 - 2 huyệt; châm 7 - 10 ngày là một liệu trình.
Nhĩ châm: tâm, phế, thận, can, tỳ, vị, nội tiết, ngực; mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 - 4 huyệt (hào châm kích thích); lưu 20 - 30’; 7 - 10 ngày thay đổi 1 lần. Hoặc dùng vương bất lưu hành tử, lại phục tử (áp huyệt pháp) mỗi lần 3 - 5 huyệt, 3 - 7 ngày thì thay đổi 1 lần.
Đơn thuốc nghiệm phương
Quế chi 10g Chích thảo 6g.
Hoàng kỳ 20g Sinh mẫu lệ 30g.
Bách hợp 15g Mạch đông 12g.
Thái tử sâm 20g Sinh long cốt 30g.
Đại táo 7 quả Duy tiểu mạch 30g.
Mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Điều trị thấp tim có nhịp tim không đều
Xích thược 20g Quế chi 10g.
Hồng hoa 15g Hương phụ 10g.
Đào nhân 10g Đan sâm 20g.
Ích mẫu thảo 20g Uất kim 10g.
Xuyên khung 12g.
Lâm sàng tinh hoa
Theo tài liệu của Lưu Kỳ, Lưu Linh Lợi ( tạp chí Trung y - dược Cát Lâm 6/1994), dùng tây - Trung y kết hợp để điều trị 48 bệnh nhân bị suy tim có hiệu qủa mỹ mãn.
Dụng dược: nhân sâm hoặc đẳng sâm, hoàng kỳ, phụ tử, quế chi, xuyên khung, kê huyết đằng, bạch mao căn, phục linh, đình lịch tử, tang bạch bì.
Khí hư nặng dùng: nhân sâm, hoàng kỳ, phụ tử, quế chi.
Nếu huyết ứ thì thêm tam lăng, nga truật.
Phù, tiểu ít thì thêm sa tiền tử, đông qua tử.
Nếu khí âm lưỡng hư thì gia thêm: mạch môn, ngũ vị tử; mỗi ngày 1 tễ 150 ml nước chia 2 -4 lần uống.
Phối hợp tây y dùng thuốc cường tim, lợi niệu khi cần thiết, nghỉ ngơi, ăn giảm muối.
Kết quả rõ 38 bệnh nhân, hiệu quả 7, không hiệu quả 3 bệnh nhân.
Theo tài liệu của Long Nhất Bình ( tạp chí Y học Triết Giang - 1995).
Long Kỳ giới thiệu: dùng “ôn dương hoá ứ thang”để điều trị 36 bệnh nhân bị suy tim thấy hiệu quả rõ 8, có kết quả 24, không kết quả 4.
Thuốc: phụ tử, quế chi, sinh hoàng kỳ, phòng kỷ, sao bạch truật, sao đẳng sâm, mạch đông, ngũ vị tử, đan sâm, uất kim, xuyên khung, giáng hương, xích thược.
Nếu ngực tức khí cấp thì gia thêm: qua lâu, giới bạch, chỉ xác.
Nếu có phù thì gia thêm: ích mẫu thảo, trạch tả, trư linh bì, phục linh bì, sa tiền tử.
Nếu khái thấu, đàm nhiều có viêm nhiễm thì gia thêm: quất hồng, hạnh nhân, bách bộ, tử uyển, kim ngân hoa, thất diệp nhất chi hoa, như tinh thảo.
Thời kỳ hoà giải: dùng phòng kỷ, “hoàng kỳ hợp sinh mạch ẩm”, ngày 1 tễ,3 tháng là một liệu trình.
Theo tài liệu của Lưu Ngân (tạp chí Trung y tỉnh Hồ Nam, 1992 ), dùng ích khí, hoạt huyết, lợi thủy cho 51 bệnh nhân bị suy tim thấy hiệu quả, rõ trong đó:
Suy tim độ I: 11 bệnh nhân.
Suy tim độ II: 35 bệnh nhân.
Suy tim độ III: 5 bệnh nhân.
Thuốc: Hoàng kỳ 20g, sâm 15g, đan sâm, đương qui, phục linh, trạch tả, 10g, chích thảo 6g.
Nếu tâm phiền, thất miên, tự hãn, lưỡi đỏ thì gia thêm: sinh địa, a giao, ngũ vị tử.
Nếu môi, lưỡi tím xám thì gia thêm: đào nhân, xuyên khung, hồng hoa, xích thược.
Nếu chi lạnh thì gia thêm: phụ tử, nhục quế, đỗ trọng.
Nếu phù thũng thì gia thêm: mộc thông, sinh khương bì, đại phúc bì.
Nếu khớp đau thì gia thêm: tục đoạn, ngũ gia bì, uy linh tiên.
Bài viết cùng chuyên mục
Y học cổ truyền động kinh (đông y)
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.
Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường
Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.
Y học cổ truyền xơ gan (đông y)
Hình ảnh lâm sàng của xơ gan xuất phát từ những thay đổi hình thái học sẽ phản ảnh mức độ trầm trọng của tổn thương hơn là nguyên nhân của các bệnh đưa tới xơ gan.
Y học cổ truyền xơ vữa động mạch
Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu.
Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)
E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.
Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)
Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.
Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh
Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.
Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.
Bệnh học thận bàng quang
Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.
Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)
Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.
Viêm sinh dục nữ: bệnh học y học cổ truyền, đông y
Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục.
Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)
Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.
Nhũ nham: ung thư vú
Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt
Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường
Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.
Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)
Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch
Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế
Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.
Y học cổ truyền suy nhược mãn tính
Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh chứng tâm tiểu trường
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.