Y học cổ truyền suy nhược mãn tính

2013-07-25 12:21 PM

Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Hội chứng suy nhược mạn tính (Chronic fatigue syndrome) là tên gọi hiện nay của bệnh lý gây suy nhược kết hợp với nhiều rối loạn vật lý, thể chất và tâm thần kinh. 

Hội chứng này trước đây 30 năm được gọi với nhiều tên khác nhau như suy nhược thần kinh, trạng thái u uất, chronic mononucleosis, hội chứng suy nhược sau nhiễm siêu vi…

Dịch tễ học

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 25 - 45, bệnh cũng có thể gặp ở trẻ em và ở tuổi trung niên.

Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam gấp 2 lần.

Bệnh xuất hiện rải rác. Tỷ lệ mắc bệnh thật sự khó xác định vì tùy thuộc hoàn toàn vào định nghĩa bệnh. (Suy nhược mạn là triệu chứng không đặc hiệu, xuất hiện ở 20% bệnh nhân đến khám bệnh tổng quát, nhưng hội chứng suy nhược mạn tính thì ít phổ biến hơn).

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh - Mỹ) thì hội chứng suy nhược mạn tính xuất hiện trên 2 - 7 người/100.000 người. 

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Theo y học hiện đại

Sự xuất hiện của nhiều tên gọi khác nhau của hội chứng bệnh lý này phản ảnh nhiều giả thuyết còn tranh luận về nguyên nhân gây bệnh.

Thường những giả thuyết về nguyên nhân được đề cập xoay quanh: 

Sau nhiễm trùng.

Những rối loạn về nội tiết.

Kèm theo rối loạn miễn nhiễm. 

Và thường phối hợp với trầm cảm.

Nhiễm trùng: đề cập đến những loại siêu vi (lymphotropic, herpes virus, retrovirus và enterovirus).

Những rối loạn miễn dịch: người ta quan sát thấy trong những trường hợp này có sự gia tăng trong máu những kháng thể kháng nhân, suy giảm các immunoglobulines, những thay đổi về hoạt động của lympho bào … 

Những rối loạn về nội tiết: những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy trên những hội chứng suy nhược mạn tính có sự suy giảm phóng thích các Corticotropine - releasing factors của não thùy, dẫn đến nồng độ trung bình Cortisone/máu của bệnh nhân thấp hơn người bình thường. Cũng theo giả thuyết trên thì sự bất thường về thần kinh nội tiết có thể có liên quan đến tình trạng thiếu sức lực và tính khí, tâm tính của bệnh nhân.

Tình trạng trầm uất được ghi nhận ở 2/3 trường hợp: tình trạng trầm cảm này thường thấy ở các bệnh mạn tính. Tuy nhhiên, trong trường hợp hội chứng này thì tình trạng trầm cảm lại xuất hiện rất nhiều, vượt hơn nhiều tỷ lệ thường gặp trên các bệnh mạn tính khác (vì thế, có người cho rằng bệnh này có nguồn gốc tâm lý là cơ bản, những rối loạn thần kinh nội tiết và miễn nhiễm là thứ phát). 

Theo y học cổ truyền

Hội chứng suy nhược mạn tính biểu hiện lâm sàng rất phong phú. Những triệu chứng thường gặp trong hội chứng này như mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, đau đầu, đau nhức cơ khớp, dễ cáu gắt, nóng trong người, khó ngủ, sút cân … Những biểu hiện nói trên được thấy trong Tâm căn suy nhược của y học cổ truyền.

Như vậy, có thể tóm tắt các triệu chứng cơ năng thường gặp trong hội chứng suy nhược mạn gồm: 

Mệt mỏi: y học cổ truyền xếp vào chứng Hư gồm Khí hư, Huyết hư, Âm hư, Dương hư. 

Hoa mắt, chóng mặt: y học cổ truyền xếp vào chứng Huyễn vậng hay còn gọi là Huyễn vựng. 

Đau đầu: y học cổ truyền xếp vào chứng Đầu thống, Đầu trọng, Đầu trướng dựa vào những biểu hiện khác nhau của nó.

Những rối loạn tâm thần như hay quên, hoạt động trí óc giảm sút: y học cổ truyền xếp vào chứng Kiện vong.

Nóng trong người, cơn nóng phừng mặt: y học cổ truyền xếp vào chứng Phát nhiệt.

Đánh trống ngực, hồi hộp: y học cổ truyền xếp vào chứng Tâm quý, Chính xung.

Khó ngủ: y học cổ truyền xếp vào chứng Thất miên.

Đau ngực gọi là Tâm thống, hoặc kèm khó thở thì được gọi là Tâm tý, Tâm trướng.

Qua việc phân tích cơ chế bệnh sinh toàn bộ các chứng trạng thường gặp của y học cổ truyền trong hội chứng suy nhược mạn.

Nguyên nhân của bệnh lý này theo y học cổ truyền có thể là:

Do thất tình (nội nhân) như giận, lo sợ gây tổn thương 3 tạng Tỳ, Can, Thận.

Do mắc bệnh lâu ngày (nội thương), làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy. Thận âm suy hư hỏa bốc lên. Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

Do cơ địa yếu (Tiên thiên bất túc - không đầy đủ). 

Lâm sàng theo y học hiện đại

Bệnh cảnh điển hình của trường hợp suy nhược mạn xuất hiện đột ngột trên người trước đó hoàn toàn bình thường. Có những trường hợp bệnh nhân ghi nhận có tình trạng như “cảm” hoặc có sang chấn tinh thần ngay trước đó (được bệnh nhân xem như là yếu tố khởi phát). 

Có những triệu chứng như đau đầu, đau họng, đau nhức các hạch ngoại vi, đau nhức cơ khớp, tình trạng “sốt” thường xảy ra làm nghĩ đến trường hợp có nhiễm trùng. 

Sau đó vài tuần, những dấu chứng khác của hội chứng bắt đầu xuất hiện như rối loạn giấcngủ, khó tập trung tư tưởng và trầm uất. Theo SE. Straus, năm 1988, tần suất xuất hiện những triệu chứng của hội chứng suy nhược mạn tính được trình bày trong bảng sau: 

Triệu chứng bệnh

Tỷ lệ (%)

Triệu chứng bệnh

Tỷ lệ (%)

Mệt mỏi 
Khó tập trung tư tưởng 
Đau đầu 
Đau họng 
Đau hạch ngoại vi 
Đau nhức cơ 
Đau nhức khớp 
Nóng trong người 
Khó ngủ

100
90
90
85
80
80
75
75
75

Vấn đề tâm lý 
Dị ứng 
Đau bụng 
Sụt cân 
Nổi ban 
Mạch nhanh 
Lên cân 
Đau ngực 
Đổ mồ hôi trộm

65
55
40
20
10
10
5
5
5

Thông thường, các triệu chứng rất biến thiên. Người bệnh thường ghi nhận tình trạng hoạt động thể lực quá sức hoặc stress làm trầm trọng thêm những triệu chứng sẵn có. 

Do tính phong phú của những triệu chứng trong hội chứng suy nhược mạn tính mà:

Người bệnh thường đi khám rất nhiều nơi, nhiều thầy thuốc (tổng quát lẫn chuyên khoa: dị ứng, thấp khớp, tâm lý, chuyên khoa bệnh truyền nhiễm …) và kết quả thường không được như mong muốn.

Để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mạn (hội chứng suy nhược mạn) cần phải thực hiện việc khám lâm sàng và thực hiện những thử nghiệm cận lâm sàng thường quy để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh có thể của những triệu chứng xuất hiện.

Cần chú ý, cho đến nay, không có một phương tiện chẩn đoán nào có thể chẩn đoán được bệnh lý này cũng như đo lường được mức độ trầm trọng của nó. Do đó, không nên thực hiện những thử nghiệm đắt tiền trừ trường hợp nghiên cứu được tiến hành. 

Lâm sàng theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền đã phân thành 4 thể lâm sàng khác nhau. Các triệu chứng cũng gồm nhức đầu, khó tập trung tư tưởng, mất ngủ, đau nhức mình mẩy…Tuy nhiên, tính chất của những triệu chứng sẽ quyết định thể lâm sàng y học cổ truyền:

Thể Âm hư hỏa vượng

Ở thể này, các triệu chứng thể hiện quá trình hưng phấn tăng, ức chế bình thường.

Đau đầu trong thể này có tính chất từng cơn, đau dữ dội, đau căng như mạch đập, thường đau ở đỉnh hoặc một bên đầu.

Người cáu gắt, bứt rứt, nóng trong người, mặt đỏ, đại tiện thường táo. Rêu lưỡi khô. Mạch huyền, tế sác.

Bệnh nhân khó dỗ giấc ngủ, hay lăn trở trên giường, khó nằm yên.

Người bệnh dù vẫn còn làm việc được tốt nhưng khả năng tập trung đã bắt đầu sút giảm.

Thể Can Thận âm hư

Tương đương với quá trình hưng phấn bình thường, ức chế giảm. 

Đau đầu thường âm ỉ, khó xác định tính chất và vị trí, thường đau cả đầu.

Người mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt nhiều hơn về chiều, dễ cáu gắt, bứt rứt, hoảng hốt.

Khả năng tập trung tư tưởng giảm sút nhiều. Thường có kèm di tinh.

Rêu lưỡi khô. Mạch tế.

Thể Tâm Tỳ lưỡng hư

Tương đương với quá trình ức chế thần kinh giảm, kèm theo suy nhược nhiều, ăn kém. 

Đau đầu thường âm ỉ, khó xác định tính chất và vị trí, thường đau cả đầu.

Người mệt mỏi, sụt cân.

Ngủ ít, dễ hoảng sợ. Hồi hộp, trống ngực.

Khả năng tập trung tư tưởng giảm sút nhiều. Hai mắt thâm quầng.

Rêu lưỡi trắng. Mạch nhu, tế, hoãn.

Thể Thận dương hư

Tương đương với sự suy giảm cả 2 quá trình. Dấu chứng suy nhược trở nên trầm trọng.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân còn có thêm triệu chứng sợ lạnh, liệt dương, hoạt tinh, mạch trầm nhược.

Phần lớn bệnh nhân vẫn còn có khả năng cân bằng và thích ứng được với những yêu cầu công việc, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, cũng có không ít những trường hợp mà người bệnh có cảm giác không còn khả năng làm việc. Cuối cùng, tình trạng tự cô lập, tình trạng thất bại trong công việc thường là dấu ấn cuối của bệnh lý mạn tính này (dấu chứng này rất thường thấy trong thể lâm sàng Thận dương hư). Người bệnh thường nổi giận với thầy thuốc vì đã không giúp được nhiều cho tình trạng khốn khó của họ.

Điều trị

Trách nhiệm cơ bản của người thầy thuốc khi phải đối mặt với hội chứng suy nhược mạn tính là phải tìm ra nguyên nhân bằng cách khai thác bệnh sử thật kỹ lưỡng, khám lâm sàng toàn diện, sử dụng khôn ngoan những xét nghiệm cận lâm sàng, và trong suốt quá trình khảo sát ấy phải luôn luôn thực hiện việc chẩn đoán phân biệt. Sau khi đã loại bỏ được những bệnh lý khác, thì những nguyên tắc trị liệu sau đây phải được xem xét trong việc chăm sóc lâu dài hội chứng suy nhược mạn tính.

Nguyên tắc điều trị

Giải thích cặn kẽ tình trạng bệnh tật cho bệnh nhân:

Bệnh nhân phải được giải thích đầy đủ về bệnh và cơ chế bệnh, về ảnh hưởng của nó trên những mặt thể chất, đời sống tâm lý và xã hội. Bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu khi những khó chịu của họ được quan tâm một cách nghiêm túc.

Tái khám định kỳ:

Việc tái khám định kỳ rất hữu ích trong việc tìm ra những bệnh tật còn ẩn dấu (chưa phát hiện được trong những lần khám trước đó). 

Điều trị triệu chứng:

Việc làm giảm một triệu chứng trong bệnh lý này (dù nhỏ) cũng tạo nên một khác biệt rất lớn đối với người bệnh.

Hướng dẫn người bệnh thay đổi cách sống - sinh hoạt:

Tránh những bữa ăn tối nặng nề. Tránh dùng những chất kích thích về đêm.

Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Nên thực hiện ngay những bài tập Dưỡng sinh đã được chứng minh có hiệu quả đối với những trường hợp suy nhược, mất ngủ như thư giãn, các động tác tập luyện ở tư thế nằm. Đã có nhiều trường hợp cụ thể về việc cải thiện tình trạng bệnh nhân (như tình trạng sức khỏe thể xác và tinh thần, những triệu chứng đau nhức toàn thân, tính tình cáu gắt, mất ngủ, tiểu đêm) sau những khóa học Dưỡng sinh.

Nên có chế độ làm việc thật sự cụ thể, thực tế cho từng trường hợp cụ thể, nhưng nói chung là làm việc nhẹ và tăng dần cường độ cần được khuyến khích. 

Nên tránh những trị liệu không hiệu quả:

Những nghiên cứu có so sánh với lô chứng đã chứng tỏ Acyclovir, trích tinh gan tiêm bắp, Acid Folique, sinh tố B12 đều không có giá trị. Ngoài ra, cũng có những công trình cho thấy việc điều trị bằng Immunoglobuline liều cao tiêm tĩnh mạch cũng không có giá trị trị liệu nào. 

Điều trị bằng y học cổ truyền

Thể Âm hư hỏa vượng:

Do tính chất đa dạng của bệnh mà việc điều trị cũng rất phong phú. Thông thường, trong thể này dấu chứng dương xung (hỏa bốc) là quan trọng. Dấu chứng này thường xuất hiện ở hệ thống Can và Tâm.

Phép trị:

Sơ Can, lý khí, giải uất, an thần. 

Tư âm, giáng hỏa, tiềm dương, an thần.

Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:

Bài thuốc Đơn chi tiêu dao gia giảm gồm Sài hồ 12g, Chi tử 12g, Bạc hà 8g, Sinh khương 6g, Bạch thược 10g, Đương quy (rửa rượu) 10g, Phục linh 12g, Đơn bì 12g, Bạch truật (sao đất) 8g, ± Thiên ma 12g, ± Câu đằng 12g, ± Thạch quyết minh 12g, ± Cúc hoa 12g.

Bài Kỷ cúc địa hoàng thang gồm Bạch cúc hoa 120g, Phục linh 120g, Thục địa 320g, Câu kỷ tử 120g, Hoài sơn 160g, Trạch tả 120g, Đơn bì 120g, Sơn thù 160g. Tán bột, làm hoàn, ngày dùng 8 - 16g.

Bài thuốc gồm Câu đằng 12g, Hạ khô thảo 12g, Chi tử 12g, Táo nhân (sao đen) 8g, Long nhãn 16g, Lá vông 20g, Muồng trâu 12g.

Châm cứu:

Châm tả lưu kim 15 phút: Thái dương, Bách hội, Đầu duy, Phong trì, Thái xung, Quang minh. 

Thể Can Thận âm hư: 

Phép trị:

(tùy thuộc vào triệu chứng chủ yếu).

Bổ Thận âm, bổ Can huyết, an thần.

Bổ Thận âm, bổ Can huyết, cố tinh.

Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:

Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gia Quy thược gồm Thục địa 32g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 8g, Đơn bì 12g, Phục linh 12g, Trạch tả 6g, Đương quy 12g, Bạch thược 8g. Bài thuốc này thường được sử dụng khi tăng huyết áp có kèm triệu chứng đau ngực, đau vùng tim.

Bài thuốc Bổ Can Thận gồm Hà thủ ô 10g, Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Đương quy 12g, Trạch tả 12g, Sài hồ 10g, Thảo quyết minh 10g.

Bài thuốc Kim tỏa cố tinh hoàn gồm Khiếm thực 80g, Liên tử 80g, Mẫu lệ 40g, Liên tu 80g, Long cốt 40g, Sa uyên tật lê 80g.

Bài thuốc gồm Thục địa 20g, Kim anh 12g, Khiếm thực 12g, Táo nhân (sao đen) 8g, Long nhãn 16g, Lá vông 20g, Mạch môn 12g, Yếm rùa (sao) 12g, Mẫu lệ (nung) 8g, Mai ba ba (sao giấm) 12g. 

Châm cứu:

Châm bổ lưu kim 30 phút: Thái dương, Bách hội, Đầu duy, Phong trì (A thị huyệt), Thái xung, Quang minh, Can du, Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phi dương, Phục lưu ± Thần môn, Nội quan, Bá hội.

Thể Tâm Tỳ hư: 

Phép trị:

Kiện Tỳ, an thần (Bổ Tâm Tỳ).

Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:

Bài thuốc Quy tỳ gồm Bạch Phục linh 8g, Hoàng kỳ 10g, Nhân sâm 10g, Bạch truật 10g, Long nhãn 10g, Toan Táo nhân 4g, Cam thảo 2g, Mộc hương 2g, Viễn chí 4g, Đương quy 4g.

Bài Phục mạch thang gồm A giao 8 - 12g, Mạch môn 8 - 12g, Ma nhân 8 - 16g, Chích thảo 12 - 20g, Nhân sâm 8 - 12g, Sinh địa 16 - 20g, Đại táo 10 quả, Quế chi 8 - 12g, Sinh khương 3 - 5 lát.

Châm cứu: Châm bổ lưu kim 30 phút: A thị huyệt, Tâm du, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Cách du, Tam âm giao, Thần môn, Nội quan, Thái bạch, Phong long. 

Thể Thận dương hư:

Phép trị: Ôn Thận dương, bổ Thận âm, an thần, cố tinh.

Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:

Bài thuốc Thận khí hoàn gồm: Bạch phục linh 120g, Thục địa 320g, Sơn thù 160g, Đơn bì 120g, Quế chi 40g, Trạch tả 120g, Phụ tử 40g, Sơn dược 160g. Tán bột, ngày uống 8 - 12g.

Bài thuốc Hữu quy ẩm gồm: Cam thảo 4g, Đỗ trọng 12g, Hoài sơn 16g, Kỷ tử 8g, Nhân sâm 8g, Nhục quế 4g, Phụ tử 2g, Thù du 8g, Thục địa 32g.

Có thể sử dụng bài thuốc gồm: Thục địa 20g, Kim anh tử 12g, Khiếm thực 12g, Táo nhân (sao đen) 8g, Long nhãn 16g, Lá vông 20g, Đỗ trọng 16g, Mẫu lệ (nung) 8g, Ba kích 12g.

Châm cứu: Cứu bổ hoặc ôn châm: Thái dương, Bách hội, Đầu duy, Phong trì, Thái xung, Quang minh. Can du, Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phi dương, Mệnh môn, Trung cực, Quan nguyên, Khí hải.

Những phương pháp tập luyện dưỡng sinh

Thư giãn.

Thở sâu, thở 4 thời có kê mông và giơ chân.

Hướng dẫn thái độ tâm thần trong cuộc sống. Cách sinh hoạt này không những có giá trị trong điều trị bệnh mà còn có ý nghĩa đối với những người khỏe mạnh (dự phòng cấp 0).

Bài viết cùng chuyên mục

Phân loại thuốc y học cổ truyền

Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.

Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch

Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt

Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị

Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)

Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.

Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)

Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.

Bệnh học ngoại cảm

Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.

Bệnh học thận bàng quang

Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.

Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính

Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.

Phế nham (ung thư phế quản)

Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào

Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.

Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)

Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.

Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)

Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.

Viêm sinh dục nữ: bệnh học y học cổ truyền, đông y

Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục.

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.

Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.

Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)

Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.

Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế

Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)

E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền

Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.

Y học cổ truyền viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh Lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC