- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)
Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)
Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Sốt bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp, do một loại siêu vi trùng đường ruột gây ra, có thể lây lan thành dịch. Siêu vi trùng bại liệt cùng lúc có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan và tổ chức, đặc biệt ở hệ thần kinh vận động. Khi mắc bệnh, một số ít bệnh nhân có biểu hiện liệt, phần lớn còn lại là thể nhẹ (không triệu chứng lâm sàng hoặc không liệt).
Dịch tễ học
Ở Việt Nam, trước thập niên 90, tỷ lệ mắc bệnh sốt bại liệt là 1,66 ca / 100.000 dân (miền Bắc - 1985). Nhờ áp dụng triệt để chương trình tiêm chủng mở rộng và chương trình tiêm chủng sốt bại liệt bổ sung hàng năm mà số ca mắc hàng năm có khuynh hướng giảm dần (chỉ có 2 ca trong cả nước được báo cáo năm -1996).
Bệnh xảy ra quanh năm. Yếu tố môi trường giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc giữa người với virus gây bệnh, cũng như sự xuất hiện kháng thể chống virus. Ở những vùng vệ sinh môi cảnh kém, việc tiếp xúc với virus sớm nên hầu hết trẻ dưới 15 tuổi đã có kháng thể chống virus bại liệt. Ở những quốc gia này, tuổi thường mắc bệnh là dưới 5 tuổi. Trái lại ở những quốc gia phát triển, việc tiếp xúc với virus thường muộn, việc xuất hiện kháng thể chống virus bại liệt thường trễ (khoảng 20% trẻ trên 15 tuổi chưa có kháng thể chống virus bại liệt - Hoa Kỳ).
Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất. Một số súc vật cũng có thể mang virus bại liệt nhưng không có khả năng truyền sang cho người. Sữa cũng là nguồn lây cần lưu ý trong mùa dịch. Ruồi, nhặng, gián là trung gian truyền bệnh, tác nhân vận chuyển virus từ phân người bệnh sang người lành.
Đường lây chính là đường tiêu hóa (trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn …). Một số ít được ghi nhận lây qua đường hô hấp.
Tuổi thường mắc bệnh < 5 tuổi. Trẻ em < 6 tháng ít bị bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang.
Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam bằng với nữ (nhưng tỷ lệ trẻ nam bị liệt nhiều hơn nữ). Ngược lại ở người lớn thì nữ nhhiều hơn nam.
Nguyên nhân và sinh bệnh học
Theo Y học hiện đại
Do một loại siêu vi trùng đường ruột gây ra, có tên là Poliovirus thuộc gia đình Picornaviridae. Virus này mọc dễ ở môi trường tế bào thận người
Quá trình sinh bệnh của sốt bại liệt xảy ra qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh:
Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp, virus đến họng và đường tiêu hóa dưới. Thông qua đường mũi miệng đến các hạch bạch huyết khu vực xung quanh họng và đường tiêu hóa dưới. Chúng tiếp tục cư ngụ và tăng sinh tại đây. Trong giai đoạn này, virus được tìm thấy trong nhớt cổ họng và trong phân.
Giai đoạn tiền triệu hay giai đoạn nội tạng:
Virus từ các hạch khu vực theo máu đến hệ thần kinh trung ương, các cơ quan nội tạng như gan, lách, tủy xương, hạch lympho sâu, da, niêm mạc. Tại các cơ quan này, virus tiếp tục sinh sản rồi gây những triệu chứng lâm sàng đầu tiên của sốt bại liệt. (Đối với thể không có triệu chứng lâm sàng thì ở giai đoạn này virus không nhân lên nữa mà cơ thể xuất hiện kháng thể và hiện tượng nhiễm virus chấm dứt.
Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh của virus ở hệ thống thần kinh trung ương:
Giai đoạn này virus từ các cơ quan nội tạng vào máu lần thứ 2 để đến hệ thần kinh trung ương ở nhiều vị trí khác nhau và gây những triệu chứng lâm sàng của hệ thần kinh trung ương. Đồng thời ở giai đoạn này kháng thể xuất hiện và hiện tượng virus nội tạng biến mất.
Do bệnh tổn thương ở tủy sống (chủ yếu ở vùng trước tủy) thường nhất là tủy cổ và tủy lưng. Nếu tổn thương ở tủy cổ và tủy ngực sẽ có liệt cơ hô hấp, cơ hoành, cơ liên sườn gây khó thở.
Theo y học cổ truyền
Bệnh chủ yếu do phong, nhiệt, thấp, thử tà dịch gây ra. Xâm nhập từ đường mũi miệng vào 2 kinh Phế Vị, sau đó ảnh hưởng tới Tâm, Can, Thận, Não
Lâm sàng theo y học hiện đại
Sốt bại liệt có thời kỳ ủ bệnh ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 35 ngày và nói chung là từ 5 - 14 ngày. Sốt bại liệt có thể gây ra 4 bệnh cảnh lâm sàng khác nhau:
Sốt bại liệt thể liệt, chiếm tỷ lệ 1% trường hợp nhiễm virus bại liệt.
Sốt bại liệt thể không liệt, chiếm tỷ lệ 1%.
Sốt bại liệt thể bệnh nhẹ, chiếm 4 - 8%.
Sốt bại liệt thể không triệu chứng lâm sàng, chiếm 90 - 95%.
Mục tiêu bài học tập trung vào việc giải quyết sốt bại liệt thể có liệt.
Bệnh thường phân làm 5 kỳ:
Tiền triệu
Bệnh nhân có những triệu chứng không điển hình, thường thể hiện qua các hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên (sốt, đau họng, chảy nước mũi, họng đỏ …), hội chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa (sốt, đau bụng lan tỏa, ói mửa, tiêu chảy hoặc táo bón), hội chứng giống cảm cúm (sốt, đau nhức mình mẩy, đau cơ xương khớp).
Thời kỳ toàn phát
Dấu kích thích màng não:
Đau và co cứng các cơ sau cổ, thân mình và đùi.
Phát hiện bằng các nghiệm pháp:
Dấu 3 điểm (Tripod - sign): Để em bé nằm ngửa trên giường, yêu cầu em ngồi dậy, em bé sẽ nghiêng sang bên rồi ngồi dậy, hai tay chống xuống mặt giường, lưng ưỡn về phía trước. Dấu hiệu này cho thấy các cơ sau cột sống lưng bị co cứng.
Dấu cằm ngực (Chin - chest test). Trẻ ngồi, yêu cầu bé gập đầu để cằm chạm ngực, trẻ không thể thực hiện được động tác này khi các cơ vùng sau cổ bị co cứng.
Dấu hôn đầu gối: Trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Thầy thuốc dùng tay giữ đầu gối và yêu cầu trẻ ngồi dậy. Nếu các cơ sau đùi căng cứng sẽ kéo đầu gối lên cao chạm vào đầu mũi của trẻ.
Hội chứng màng não và dấu hiệu màng não:
Nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, táo bón. Có thể thấy thóp phồng ở trẻ nhỏ.
Kernig, Brudzinsky (+).
Thay đổi phản xạ nông sâu:
Tùy theo vùng tổn thương, bệnh nhân có thể có giảm hoặc mất phản xạ da bụng, da bìu. Phản xạ sâu thay đổi sau khi phản xạ nông thay đổi 8 - 24 giờ.
Yếu liệt cơ:
Thường xuất hiện đột ngột và đa số diễn tiến trong vòng 48 - 72 giờ thì ngưng liệt. Một số ít trường hợp liệt rất đột ngột (liệt thể West). Bệnh nhân không có triệu chứng của giai đoạn tiền triệu, không có dấu hiệu kích thích màng não mà liệt là triệu chứng đầu tiên của não. Tổn thương trong sốt bại liệt rất thay đổi. Liệt mềm, liệt không đồng đều, liệt không đối xứng, teo cơ nhanh nhiều và sớm là những triệu chứng đặc biệt quan trọng. Tùy theo vị trí tổn thương, sốt bại liệt thể liệt có những dạng lâm sàng sau:
Sốt bại liệt thể tủy sống:
Liệt cơ cổ, cơ vai, cơ chi trên và cơ hoành (vùng tủy cổ).
Liệt cơ ngực, cơ liên sườn, cơ bụng trên dẫn đến khó thở nhanh, nông, đều (vùng tủy ngực).
Liệt các cơ lưng, cơ bụng dưới và cơ chi dưới (vùng tủy lưng).
Trong thể nặng, hệ thống thần kinh thực vật có thể bị tổn thương gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim, sốt cao, vã mồ hôi…
Sốt bại liệt thể hành tủy: Thường phối hợp với thể tủy sống. Đây là thể có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Tổn thương trung khu hô hấp: nấc cụt, khó thở...
Tổn thương trung khu tuần hoàn: nhịp tim không đều, đầu chi lạnh, trụy mạch…
Tổn thương trung khu điều hòa nhiệt độ: sốt cao…
Tổn thương các nhân thần kinh sọ não dưới như IX, X, XI, XII: khó thở thanh quản, nuốt khó, nói giọng mũi.
Sốt bại liệt thể tủy sống - hành tủy: Triệu chứng lâm sàng phối hợp 2 thể hành tủy và tủy sống.
Sốt bại liệt thể não: Triệu chứng lâm sàng biểu hiện của viêm não khu trú hoặc lan tỏa.
Thời kỳ hồi phục
Nhiệt độ trở về bình thường, liệt không tiến triển, lực cơ và sức cơ dần hồi phục. Bắt đầu từ đầu chi, những tháng đầu hồi phục nhanh và 6 tháng sau tiến triển chậm dần.
Thời kỳ di chứng
Cơ teo hoặc nhão, khớp biến dạng, chân đi chúc xuống như chân ngựa, lật trong hoặc ngoài, chi trở nên nhỏ nhắn, cột sống biến dạng gù, vẹo …
Lâm sàng theo y học cổ truyền
Thể Tà uất Phế Vị
Sốt, có mồ hôi, ho chảy mũi, họng đỏ đau.
Toàn thân khó chịu, hoặc có đau đầu.
Ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, phiền táo, thích ngủ.
Rêu nhớt mỏng, mạch nhu sác.
Thể Thấp nhiệt tắc lạc
Sau khi hết triệu chứng Phế Vị, lại phát sốt, chi đau nhức, xoay trở khó khăn, khóc không ngừng.
Sau đó xuất hiện liệt, có thể thấy ở một bộ phận, có khi một bên cũng có khi hai bên, thường nhiều ở hai chân.
Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền sác hoặc nhu sác.
Thể Khí hư huyết trệ
Sau sốt thì tê, mềm mất lực, liệt, 6 tháng sau chưa hồi phục.
Sắc mặt vàng, dễ ra mồ hôi.
Lưỡi nhạt ít rêu, mạch trầm tế sáp.
Thể Can Thận hư
Liệt, chi liệt lạnh, cơ teo rõ, ngắn nhỏ, hoặc dị hình, cột sống gù, vẹo, vận động kém.
Lưỡi nhạt hoặc đỏ, ít rêu hoặc trắng, mạch trầm tế hoặc huyền tế vô lực.
Liệt nặng, nói chung khó hồi phục.
Cận lâm sàng
Dịch não tủy
Trong hoặc hơi đục, áp lực tăng cao.
Tế bào từ 25 - 500 BC/mm3, thời kỳ đầu chủ yếu là tế bào trung tính, sau đó chủ yếu là tế bào lympho. Sau 2 - 3 tuần trở lại bình thường.
Đạm tăng cao vào tuần thứ 3, trở về bình thường vào tuần thứ 5.
Đường và Clo bình thường.
Huyết thanh chẩn đoán
Có 2 loại kháng thể kháng virus bại liệt (kháng thể kết hợp bổ thể xuất hiện từ ngày thứ 10 và kéo dài 3 - 5 năm, kháng thể trung hòa xuất hiện từ ngày thứ 7 và tồn tại suốt đời.
Phải được thực hiện 2 lần, lần 2 cách lần 1 khoảng 10 - 14 ngày và hiệu giá kháng thể lần 2 phải gấp 4 lần hiệu giá kháng thể lần 1.
Phân lập virus
Cấy máu: trước khi khởi phát 2 - 3 ngày và sau khi khởi phát 1 - 2 ngày.
Cấy nhớt cổ họng: trước khi khởi phát và kéo dài khoảng 10 ngày sau khi khởi phát.
Cấy phân: trước giai đoạn khởi phát và kéo dài đến giai đoạn hồi phục, có thể kéo dài đến 17 tuần.
Cấy dịch não tủy: hiếm khi phân lập được, nhưng đôi khi có thể phát hiện được vào ngày 14- 16 sau khi tiếp xúc.
Điều trị theo y học hiện đại
Nguyên tắc trị liệu
Hồi sức cấp cứu khi có những triệu chứng đe dọa tính mạng như liệt cơ hô hấp, liệt hành tủy.
Điều trị triệu chứng.
Giảm thiểu những di chứng, tạo điều kiện để bệnh nhân phục hồi những di chứng vận động và tâm lý.
Cụ thể điều trị
Hồi sức hô hấp - tuần hoàn.
Phòng ngừa và điều trị bội nhiễm.
Vật lý trị liệu.
Phẫu thuật chỉnh hình.
Điều trị theo y học cổ truyền
Thể Tà uất Phế Vị
Pháp trị: Giải biểu thanh nhiệt. Sơ phong lợi thấp.
Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường. Tránh châm cứu.
Ăn uống đủ calo. Giải quyết triệu chứng sốt, đau, ho …
Bài thuốc sử dụng:
Bài Cát căn cầm liên thang gồm Cát căn 10g, Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 6g, Cam thảo 3g.
Thể Thấp nhiệt tắc lạc
Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thư cân hoạt lạc.
Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường. Tránh châm cứu.
Ăn uống đủ calo. Giải quyết triệu chứng sốt, đau, ho …
Đặt đúng tư thế để phòng co rút, tay chân thẳng, bàn chân vuông góc.
Bài thuốc sử dụng:
Bài thuốc Khương hoạt thắng thấp thang gồm Khương hoạt 6g, Độc hoạt 6g, Phòng phong 6g, Xuyên khung 6g, Mạn kinh tử 9g, Cam thảo 3g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Dược lý y học cổ truyền |
Vai trò |
Mạn kinh tử |
Cay, đắng, hơi hàn. Tán phong nhiệt. |
Quân |
Phòng phong |
Cay, ngọt, ôn, không độc. |
Thần |
Khương hoạt |
Ngọt, đắng, bình, không độc |
Tá |
Độc hoạt |
Ngọt, đắng, bình, không độc |
Tá |
Xuyên khung |
Đắng, ấm. Hành khí hoạt huyết, khu phong, chỉ thống. |
Tá |
Sinh thảo |
Ngọt, bình. Bổ Tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. |
Sứ |
Thể Khí hư huyết trệ
Pháp trị: Ích khí hoạt huyết, khu tà thông lạc.
Tiếp tục cho ăn uống đủ calo.
Bắt đầu sử dụng phối hợp châm cứu và tập vật lý trị liệu ngay khi hết sốt. Tập vật lý trị liệu lúc đầu thụ động, sau đó chủ động, theo tầm hoạt động của khớp.
Sử dụng nạng, nẹp và các dụng cụ trợ giúp khác để phòng co rút và biến dạng khớp.
Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang gồm Huỳnh kỳ 15g, Đương quy 10g, Địa long 10g, Xích thược 6g, Hồng hoa 5g, Xuyên khung 6g, Đào hồng 6g.
Phương pháp châm cứu: Thường sử dụng những huyệt trên các kinh Dương minh của tay và chân bên liệt, phối hợp với huyệt kinh điển phục hồi liệt như Dương lăng tuyền. Thay đổi huyệt mỗi ngày. Thường phối hợp Mai hoa châm với xoa bóp cơ cho trẻ.
Thể Can Thận hư
Pháp trị: Cường tráng cân cốt, kiện não thông lạc.
Bài thuốc Hổ tiềm hoàn (Ích Can thận, cường cân cốt) gia Hoạt lạc đơn (Ôn thông kinh lạc) gồm: Hổ kinh cốt 30g, Quy bản 120g, Hoàng bá 150g, Tri mẫu 60g, Thục địa 60g, Ngưu tất 45g, Bạch thược 60g, Tỏa dương 45g, Đương quy 60g, Trần bì 60g, Can khương 15g, Thịt dê 60g, Xuyên ô (chế) 180g, Địa long 180g, Thiên nam tinh 180g, Nhũ hương 60g, Một dược 60g.
Phương pháp châm cứu (như trên).
Phòng bệnh
Phòng ngừa chung
Cách ly bệnh nhân khoảng 2 tuần.
Tránh tụ tập những đám đông khi có dịch xảy ra.
Cân nhắc trước khi cắt amygdal hoặc nạo VA những bệnh nhân trong vùng đang có dịch.
Tuyên truyền giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống.
Chủng ngừa
Thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng mở rộng. Cho trẻ uống đầy đủ vaccin chống bại liệt (vaccin Sabin uống, được làm bằng virus giảm độc lực).
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm sinh dục nữ: điều trị bằng y học cổ truyền
Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.
Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)
Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào
Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.
Y học cổ truyền động kinh (đông y)
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.
Đại cương ngoại cảm ôn bệnh
Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.
Bệnh học ngoại cảm thương hàn
Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.
Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)
Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.
Chữa chứng nấc cụt
Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.
Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim
Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)
Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.
Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)
Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.
Ngải tư bệnh (HIV, AIDS)
Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà thực thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)
Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.
Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)
Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ
Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.
Bệnh học tỳ vị
Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.
Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)
Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.
Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền
Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)
Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.
Bệnh chứng tâm tiểu trường
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.
Bệnh học ngoại cảm
Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.
Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.