- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Chu kỳ kinh nguyệt được đánh dấu bằng sự chảy máu từ âm đạo có chu kỳ, xảy ra khi niêm mạc tử cung (nội mạc chức năng) bị bong ra và chảy máu. Thời gian của mỗi chu kỳ được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau (ngày bắt đầu là ngày đầu tiên chảy máu).
Bình thường, phụ nữ ở lứa tuổi hoạt động sinh dục có thời gian vòng kinh nguyệt trung bình là 28 (± 3) ngày, thời gian hành kinh 4 (± 2) ngày, lượng mất máu trung bình là 40 - 100 ml. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có phóng noãn chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Estrogen (từ ngày 1 đến ngày 12 của chu kỳ).
Giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Progesterone kết hợp với Estrogen (từ ngày 13 đến ngày thứ 28 của chu kỳ 28 ngày).
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo. Cụ thể là:
Sự thay đổi về chu kỳ hành kinh:
Trước kỳ: sớm hơn 7 ngày.
Sau kỳ: châm hơn 7 ngày.
Thay đổi về tính chất:
Số lượng máu ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.
Số ngày hành kinh ngắn hoặc dài.
Màu sắc huyết: tím, đỏ, nhạt.
Tính chất kinh: huyết đặc, loãng hoặc thành cục.
Các rối loạn kinh nguyệt bao gồm:
Chứng chảy máu bất thường ở tử cung.
Chứng thống kinh.
Chứng vô kinh.
Chảy máu bất thường ở tử cung
Được phân vào 2 loại: Loại có kèm những vòng kinh có phóng noãn và loại có kèm những vòng kinh không phóng noãn.
Những chu kỳ kinh nguyệt có phóng noãn:
Chảy máu tử cung kèm những chu kỳ có phóng noãn thường xảy ra tự nhiên, đều đặn, có thể biết trước về thời gian và lượng máu chảy ra, và thường là có cảm giác đau, khó chịu. Hậu quả là do hoàng thể bị thoái hóa (trong trường hợp không thai nghén), lượng hormone Estrogen và Progesterone không còn đủ để duy trì nội mạc tử cung, nội mạc trở nên mỏng hơn và làm các mạch máu xoắn ngoằn ngoèo hơn, thành mạch xoắn bị hư gây những điểm xuất huyết, ngày càng nhiều, sau cùng nội mạc chức năng bị bong ra và tạo thành kinh.
Khi có những rối loạn về bệnh cảnh chảy máu bất thường ở tử cung mà chu kỳ kinh vẫn đều thì nguyên nhân thông thường là bệnh thực thể ở trên đường dẫn máu ra ngoài. Thí dụ: Chứng rong kinh: huyết ra đều nhưng kéo dài và nhiều, thường là do những bất thường ở tử cung như u xơ tử cung dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung, polype niêm mạc tử cung. Nếu huyết ra đều nhưng ít hay chỉ nhỏ giọt thì thường là do dính buồng tử cung hay chít cổ tử cung.
Những chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn:
Chảy máu tử cung xảy ra không đều và không biết trước về lượng máu, về thời gian kéo dài của chảy máu, được gọi là chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng, đặc biệt là không kèm theo cơn đau bụng. Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng thường là hậu quả của trường hợp nang noãn không chín, kèm theo không phóng noãn, xảy ra bất chợt hoặc mạn tính. Tình trạng này thường xảy ra ở 12 đến 18 tháng đầu sau khi có kinh lần đầu hoặc xung quanh thời kỳ mãn kinh hoặc thứ phát của những kích động khác nhau hay bệnh tật xen kẽ. Trong những chu kỳ kinh này, không có hoàng thể, do đó không có tác dụng của Progesterone trên tử cung, chỉ có tác dụng của Estrogen làm nội mạc tử cung bị tăng sinh cũng đầy đủ để bong ra và gây ra kinh.
Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng trong tuổi sinh sản có thể do nhiều bệnh thực thể tác động lên chức năng của buồng trứng hay gặp nhất là do tụt Estrogen giữa kỳ. Khi nội mạc tử cung chịu tác dụng kích thích của lượng Estrogen kéo dài mà không được làm gián đoạn do tụt Progesterone một cách có chu kỳ (không có thời kỳ hoàng thể) và khi mức Estrogen tụt xuống thì nội mạc chảy máu gặp trong bệnh buồng trứng đa nang.
Chảy máu bất thường ở tử cung thường gặp 3 hình thái chảy máu sau:
Chảy máu giữa vòng kinh.
Rong kinh: Vòng kinh bình thường, nhưng lượng máu mất quá nhiều.
Rong huyết: Chảy máu bất thường không có chu kỳ.
Chứng vô kinh
Là sự không xuất hiện trạng thái bắt đầu hành kinh, khởi phát kỳ kinh nguyệt. Vô kinh phân 2 loại: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
Vô kinh nguyên phát:
Là tình trạng người phụ nữ chưa hành kinh lần nào. Phần lớn nguyên nhân do khuyết tật của đường dẫn máu.
Dậy thì muộn do thể chất hoặc do những bất thường nội tiết.
Có bất thường về cấu trúc di truyền.
Kinh ẩn (dòng máu kinh bị tắc do vách ngăn ngang âm đạo hoặc màng trinh không thủng).
Bệnh chán ăn tâm thần xuất hiện sớm.
Vô kinh thứ phát:
Là tình trạng không thấy kinh nguyệt ít nhất 6 tháng ở người phụ nữ trước đó vẫn hành kinh bình thường và không mang thai. Nguyên nhân có thể là do:
Bệnh lý hoặc khuyết tật giải phẫu của đường dẫn máu: không có tử cung, không có cổ tử cung, không âm đạo, dính buồng tử cung, niêm mạc tử cung không tiếp nhận chất nội tiết của buồng trứng.
Suy tổn buồng trứng gây vô kinh: có thể do buồng trứng khó phát triển, mãn kinh sớm, thiếu hụt 17- alpha hydroxylaza hay 17,20- desmolaza, hội chứng buồng trứng đối kháng. Suy tổn buồng trứng gồm những rối loạn trong đó buồng trứng thiếu các tế bào mầm và những tế bào mầm đối kháng với FSH.
Chứng không phóng noãn mạn tính: Tình trạng không có phóng noãn tự nhiên nhưng có khả năng phóng noãn lại bình thường nếu được điều trị thích hợp. Có 2 trường hợp:
Sự sản sinh Estrogen vẫn bình thường nhưng Estrogen này không được chế tiết một cách có chu kỳ, gặp trong bệnh cảnh buồng trứng u nang, khối u sản sinh hormone của buồng trứng và tuyến vỏ thượng thận.
Sự sản sinh Estrogen thiếu hụt hoặc không sản sinh Estrogen thường là có thiểu năng tuyến sinh dục do thiếu hormone hướng sinh dục của tuyến yên, gây ra bởi những rối loạn của tuyến yên hay hệ thống thần kinh trung ương như khối u não, u tuyến yên, suy tuyến yên nguyên phát, hội chứng Shuhan.
Đau bụng kinh
Là tình trạng đau bụng khi hành kinh hoặc trước khi hành kinh, và đau nhiều nhất trong những ngày đầu là ngày lượng kinh mất nhiều nhất. Vị trí đau thường là hạ vị lan lên xương ức hoặc lan xuống đùi và lan ra hai hông sườn.
Cơ chế gây đau:
Trong giai đoạn hành kinh, sự hoạt động của cổ tử cung được tăng cường, dòng máu tử cung bị giảm đi nhiều, nhất là khi nội mạc tử cung co bóp mạnh. Hiện tượng tăng cường hoạt động này là hậu quả của lượng Prostaglandin và Bradykinin được tổng hợp ra quá nhiều trong quá trình phân hủy của nội mạc tiền kinh.
Phân loại đau bụng kinh:
Đau bụng kinh sinh lý:
Đau giữa vòng kinh (đau kèm theo phóng noãn) và trong thời gian ngắn kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ, đau khu trú ở một góc bụng nhưng hiếm khi nặng nề. Cơ chế có thể là do dịch nang noãn chảy vào ổ bụng gây kích thích phúc mạc.
Đau trước và trong khi hành kinh:
Cơn đau này có khi không có ý nghĩa gì, nhưng cũng có thể làm cho mất khả năng lao động. Triệu chứng gồm có phù, cương vú, chướng bụng hoặc bực bội. Nguyên nhân chưa rõ nhưng có thể là có vai trò của Prostaglandin.
Những cơn đau co thắt ở người vòng kinh có phóng noãn được gọi là Thống kinh nguyên phát.
Đau bụng kinh trầm trọng kèm theo những bệnh ở tiểu khung được gọi là thống kinh thứ phát: Thường cơn đau bụng đến muộn, nguyên nhân do viêm nhiễm tử cung, phần phụ, âm hộ và âm đạo, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
Theo y học cổ truyền
Bệnh danh y học cổ truyền
Rối loạn kinh nguyệt được gọi tên là bệnh Nguyệt kinh. Gồm các chứng Thống kinh, Bế kinh, Băng lậu, Kinh trở, Kinh trễ, Kinh loạn …
Cơ chế bệnh sinh
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm. Mạch Xung là bể của huyết, mạch Nhâm là chủ về bào thai, cho nên công năng của bào cung cùng với 2 mạch Xung, Nhâm có quan hệ không thể tách ra được.
Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần, rồi kinh nguyệt ngừng hẳn, thiên quý kiệt.
Chu kỳ kinh nguyệt thường dễ bị ảnh hưởng bởi:
Những kích động về tinh thần (Nội nhân).
Ngoại cảm lục dâm.
Hoặc Nội thương do ăn uống, bệnh tật.
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Mặt khác, khi nội tạng bệnh, đặc biệt là tạng Can, Tỳ, Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới. Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Bài viết cùng chuyên mục
Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.
Y học cổ truyền viêm tiểu cầu thận mạn tính
Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao.
Bệnh học can đởm
Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.
Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)
Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch
Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.
Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)
Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim
Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)
Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ
Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.
Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)
Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.
Nhũ nham: ung thư vú
Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.
Y học cổ truyền viêm loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới .
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào
Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.
Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)
Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.
Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)
Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường
Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.
Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)
Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)
Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.
Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)
Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế
Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.
Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)
Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt
Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.
Bì phu nham (ung thư da)
Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất