Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)

2013-07-17 11:08 AM

Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Một bệnh lý được chẩn đoán là rối loạn hấp thu khi lượng mỡ hiện diện trong phân vượt quá 14 g mỡ/ngày.

Trong hội chứng rối loạn hấp thu ngoài biểu hiện toàn thân như sụt cân, mệt mỏi, huyết áp thấp còn có những dấu hiệu lâm sàng ở các hệ khác như:

Tiêu hóa: đau bụng, sình bụng, viêm lưỡi, viêm lợi, tiêu chảy.

Sinh dục, tiết niệu: đái đêm, tăng urê máu, vô kinh, giảm ham muốn tình dục.

Huyết học: thiếu máu, chảy máu tự nhiên.

Cơ xương: đau nhức trong xương, tetany, tê tay chân.

Thần kinh: các bệnh lý thần kinh ngoại vi.

Giác quan: quáng gà, nhuyễn giác mạc.

Da, lông: chàm, ban xuất huyết, viêm da tăng sắc tố.

Cơ chế bệnh sinh theo y học hiện đại

Có nhiều nguyên nhân đưa tới rối loạn hấp thu, sau đây là 1 số phân loại:

Do hấp thu không đầy đủ

Đi tiêu phân mỡ sau phẫu thuật cắt dạ dày.

Thiếu hụt hoặc men lipase bị bất hoạt do các bệnh của tụy tạng hoặc hội chứng Zollinger - Ellison.

Do giảm nồng độ muối mật/ruột

Các bệnh gan.

Loạn khuẩn đường ruột.

Gián đoạn tuần hoàn gan - ruột của muối mật trong bệnh Crohn hoặc phẫu thuật cắt hồi tràng.

Lạm dụng thuốc Neomycine, Calci Carbonate, Cholestyramine.

Do giảm bề mặt hấp thu

Phẫu thuật cắt bỏ ruột hoặc nối Bypass.

Phẫu thuật nối thông dạ dày - hồi tràng (Gastroileotomy).

Do tắc hệ bạch dịch của mạc treo ruột

Bệnh Intestinal Lymphangiectasy.

Lymphoma trong ổ bụng.

Do rối loạn hệ tim mạch

Viêm màng tim co thắt.

Suy tim ứ huyết.

Suy tuần hoàn mạc treo ruột.

Do tổn thương niêm mạc ruột

Do nguyên nhân viêm nhiễm: bệnh Crohn, amyloidosis, seleroderma, lymphoma, viêm ruột do tia xạ, viêm ruột tăng eosinophile, tropical sprue, bệnh thương hàn, bệnh collagen, bệnh sprue, bệnh Whipple, mastocytosis, dermatitis, herpestiform.

Do rối loạn di truyền hoặc chuyển hóa như Celiac sprue, thiếu men saccharidase, bệnh hypogammaglobuline, bêta lipoprotein, bệnh Harnup, bệnh Cystinuria và Monosaccharides malabsorption.

Do bệnh nội tiết

Bệnh đái tháo đường, thiểu năng phó giáp, ưu năng tuyến giáp, suy tuyến thượng thận.

Cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Khái niệm về hội chứng rối loạn hấp thu thuộc phạm trù chứng Hư tả và Hư lao mà nguyên nhân có thể do tiên thiên bất túc, hoặc hậu thiên thất điều (do ẩm thực hoặc do nội thương) khiến Thận hỏa không hỗ trợ cho Tỳ thổ hoặc Tỳ dương tự nó không làm tròn chức năng thăng thanh giáng trọc, đưa đến hạ lợi thanh cốc. Về lâu dài tinh khí ngũ tạng đều cùng kiệt mà sinh ra chứng Hư lao.

Chẩn đoán điều trị theo y học hiện đại

Do hấp thu không đầy đủ trong các bệnh gan mật

Ngoài đặc điểm tiêu phân mỡ (steatorrhea), bệnh nhân còn có những bệnh lý về xương như nhuyễn xương (osteomalacia) do thiếu hụt sinh tố D và Calci.

Chẩn đoán tiêu phân mỡ:

Nhuộm phân bằng dung dịch Soudan III.

Đo lượng mỡ/phân: nếu lượng mỡ > 14 g/ngày là bất thường.

Uống 14C Triolein và đo 14CO2/hơi thở/6 giờ: nếu lượng 14C Triolein < 3,5% là bệnh lý.

Chẩn đoán thiếu hụt sinh tố D và Calci/máu:

Đo nồng độ sinh tố D, Calci và Phosphate trong máu.

Hướng điều trị:

Chữa nguyên nhân, bổ sung sinh tố D và Calci bằng đường tiêm.

Rối loạn hấp thu sau cắt dạ dày (phương pháp Bilroth 1 và 2)

Ngoài triệu chứng tiêu phân mỡ, bệnh nhân còn có triệu chứng thiếu Calci, thiếu máu do thiếu sắt và B12, tình trạng loạn khuẩn đường ruột do thiếu HCl.

Hướng điều trị: 

Sử dụng các men tụy.

Xác định tình trạng loạn khuẩn đường ruột bằng cách cấy dịch hổng tràng, nếu có 105 khúm VT/1ml dịch thì điều trị bằng kháng sinh thích hợp.

Bổ sung Fe, Vitamin B12 và Calci bằng đường tiêm.

Do giảm diện tích hấp thu của ruột

Thường gặp sau phẫu thuật cắt bỏ đoạn hồi tràng hoặc hồi - manh tràng. Ngoài triệu chứng tiêu phân mỡ, sụt cân, mệt mỏi, phù dinh dưỡng, bệnh nhân còn có những dấu hiệu lâm sàng do thiếu hụt các loại sinh tố và các yếu tố vi lượng.

Hướng điều trị:

Bảo đảm chế độ ăn 2.500 calo/ngày, chủ yếu là đường và đạm, hạn chế mỡ < 40 g/ngày.

Cung cấp các loại vitamin, các nguyên tố vi lượng và các acid béo cần thiết.

Sử dụng các thuốc chống co thắt như Loperamide 2mg x 2 lần/ngày hoặc Cholestyramine ½ gói uống vào các bữa ăn để ngừa tiêu chảy.

Sử dụng các thuốc chống tiết HCl như H2 antagonist hoặc Omeprazol (với liều điều trị như loét tá tràng) để ngăn cản tác dụng bất hoạt dịch tụy của HCl.

Sử dụng Octreotid (một chất đồng phân của Somatostatin tác dụng lâu dài) để làm giảm tiêu chảy với liều 0,1 mg, tiêm dưới da, ngày 1 lần.

Bảo đảm dinh dưỡng bằng đường truyền trong 6 tháng đầu sau khi mổ.

Do loạn khuẩn đường ruột

Từ các tổn thương như hẹp, lỗ dò, blind - loop, túi thừa hoặc từ các nguyên nhân làm giảm vận động ruột như đái đường, xơ cứng bì, giả tắc ruột nguyên phát. Hậu quả của loạn khuẩn đường ruột là giảm nồng độ muối mật, phân hủy B12 và các protein ở bờ bàn chải ruột, làm tổn thương cấu trúc nhung mao ruột và phân hủy các men maltase, sucrase của ruột.

Phương pháp chẩn đoán nhằm mục đích:

Chẩn đoán thiếu men maltase, sucrase bằng test hơi thở với Lactose hoặc 14C Xylose.

Chẩn đoán loạn khuẩn đường ruột bằng cách cấy dịch tá tràng hoặc hổng tràng nếu > 105 khúm VT/1ml dịch là dương tính.

Hướng điều trị: Sử dụng kháng sinh thích hợp liên tục 2 - 3 tuần mỗi tháng và tiếp tục cho đến khi xét nghiệm bình thường.

Hội chứng giả tắc ruột:

Có thể do bệnh lý thần kinh cơ ở nội tạng hoặc do thứ phát sau các bệnh collagen, amyloidosis, đái đường, suy tuyến phó giáp, bệnh Chagas’s, ung thư phổi tế bào nhỏ, túi thừa hổng tràng do phương pháp giải phẫu Bypass ở ruột hoặc do lạm dụng các thuốc narcotic và nhóm chống trầm cảm 3 vòng (tricyclic). Bệnh nhân ngoài các dấu hiệu như dãn thực quản, dãn dạ dày, còn có những triệu chứng do rối loạn vận động ruột như nôn ói, đau chướng bụng, táo bón xen kẽ tiêu chảy và những cơn tắc ruột mà không tìm thấy nguyên nhân cơ học.

Những xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân do các bệnh collagen, amyloidosis hoặc bệnh Chagas là sinh thiết ruột non.

Hướng điều trị:

Giải quyết triệu chứng bằng Cisapride 5 - 10 mg x 3 lần/ngày.

Tropical Sprue

Có thể do suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng nhiễm độc. Triệu chứng là biểu hiện của thiếu Fe, B12, Folate, tiêu phân mỡ, giảm hấp thu Xylose (cho bệnh nhân uống 25g D. Xylose, nếu sau 2 giờ, lượng Xylose trong máu < 30 mg hoặc sau 5 giờ lượng Xylose < 4g trong nước tiểu là bất thường). Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có 2 trong các dấu hiệu nói trên.

Hướng điều trị:

Sulfonamide hoặc Tetracycline.

Acid folic.

Tất cả liên tục từ 2 - 4 tuần. 

Scleroderma

Do giảm vận tính ruột đưa đến loạn khuẩn kết hợp với tổn thương thành ruột và thiếu men niêm mạc ruột.

Triệu chứng chủ yếu là tiêu phân mỡ chiếm 1/3 trường hợp ngoài các biểu hiện sang thương ở da.

Sinh thiết ruột non cho thấy có hiện tượng hóa sợi quanh tuyến Brunnel.

Hướng điều trị:

Cisapride 10 mg x 3 lần/ngày uống.

Erythromycine 500 mg x 4 lần/ngày uống chống loạn khuẩn ruột cho đến khi cấy phân bình thường.

Rối loạn hấp thu do bệnh AIDS

Với biểu hiện nhiễm khuẩn ruột và sarcome Kaposi ở ruột non. Triệu chứng chính là tiêu phân mỡ, rối loạn hấp thu xylose và giảm Zn/máu. Điều trị bằng cách giải quyết triệu chứng, điều trị tiêu chảy bằng Octreotide 0,1mg tiêm dưới da, ngày 3 lần.

Do tắc hệ bạch dịch của mạc treo ruột

Bệnh Whipple:

Với biểu hiện đau khớp, đau bụng, tiêu chảy, sụt cân, tiêu phân mỡ, sốt, tăng sắc tố da, hạch ngoại vi sưng to, suy tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng bồ đào kết mạc, lú lẫn, tổn thương các dây thần kinh sọ não, giảm Albumine máu và thiếu máu.

Chẩn đoán xác định: Sinh thiết ruột non cho thấy lớp lamina propia tẩm nhuộm các đại thực bào chứa các glucoprotein nhuộm PAS (+).

Hướng điều trị: Sử dụng Bactrim liều cao, nhưng tỷ lệ tái phát rất cao 40%.

Intestinal Lymphoma:

Loại nguyên phát xảy ra ở nam giới > 50 tuổi. Bệnh nhân bị suy dưỡng với:

Triệu chứng lâm sàng và sinh thiết giống như Celiac sprue.

Đau bụng + Sốt.

Tắc ruột.

Chẩn đoán xác định: Sinh thiết ruột non cho thấy lớp lamina propia tẩm nhuộm bởi các tế bào giống tế bào lympho và tăng bài tiết IgA.

Hướng điều trị:

Giải phẫu hoặc xạ trị.

Tiên lượng sống từ 4 tháng đến 4 năm. Chết vì thủng ruột, chảy máu, tắc ruột.

Do mất Protein qua đường ruột

Do niêm mạc ruột bị viêm loét.

Do tăng áp suất hệ bạch dịch.

Do vỡ dãn hệ bạch dịch.

Mà nguyên nhân thường là viêm thắt màng ngoài tim, suy tim ứ huyết, suy tuần hoàn mạc treo.

Chẩn đoán xác định:

Dựa vào sự bài tiết Albumine có gắn đồng vị phóng xạ 125I hoặc 51Cr, nếu bài tiết qua phân > 2% hoặc 4% là bất thường.

Đo lượng α1 Antitrypsin bài tiết theo phân, nếu > 2,6 mg/1gr phân là bất thường.

Hướng điều trị: Chữa bệnh nguyên nhân.

Sự khiếm khuyết chức năng niêm mạc ruột

Bệnh Crohn:

Hậu quả là giai đoạn tuần hoàn gan ruột của muối mật, là 1 tình trạng loạn khuẩn đường ruột cũng như làm tổn thương niêm mạc ruột và thành ruột đưa đến mất protein qua ruột. Triệu chứng chủ yếu là tiêu phân mỡ, hạ Calci máu, hạ B­12 và Albumine trong máu.

Chẩn đoán xác định: Sinh thiết hồi tràng cho thấy những Granulomatous (u hạt).

Hướng điều trị: Bằng Sulfasalazine, Glucocorticoid và ức chế miễn dịch như Imuran.

Chronic Nongranulomatous Ulcerative Jejunoileitis:

Với triệu chứng đau bụng, sốt, sụt cân, tiêu chảy, tiêu phân mỡ và giảm Albumine máu.

Chẩn đoán xác định: Sinh thiết hổng - hồi tràng cho thấy những dấu hiệu như bệnh Crohn và Celiac Sprue.

Hướng điều trị: bằng Glucocorticoid.

Viêm ruột do xạ trị:

Tình trạng tiêu chảy và suy dinh dưỡng có thể xảy ra sớm hoặc muộn sau vài năm xạ trị.

Chẩn đoán xác định:

Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống (hình ảnh của Intestinal Lymphansiectasy).

Hướng điều trị: Trụ sinh, men tụy, Glucocorticoid, opium và kiêng cữ thức ăn có chứa gluten.

Eosinophilic Enteritis: với 3 cách tổn thương:

Tổn thương niêm mạc ruột với triệu chứng thiếu Fe, tiêu phân mỡ, giảm albumine máu và dị ứng một số thức ăn.

Tổn thương lớp cơ trơn: X quang cho thấy sự dày, cứng, mất vẻ mềm mại của dạ dày và ruột, cùng hình ảnh hẹp môn vị.

Tổn thương lớp thanh mạc: cổ chướng với nhiều bạch cầu eosine trong dịch cổ chướng.

Chẩn đoán xác định:

Sinh thiết: tẩm nhuộm các bạch cầu eosine lan tỏa hoặc thành dải ở các lớp lamina propia và dưới niêm mạc.

Sự tăng IgE trong huyết thanh.

Hướng điều trị:

Ketotifen và Cromolyn.

Nếu tắc ruột phải giải phẫu và dùng Corticoid.

Các bệnh viêm da đưa đến rối loạn hấp thu (tiêu phân mỡ)

Có thể kể đến vẩy nến, viêm da dạng chàm và viêm da dạng Herpes.

Chẩn đoán xác định:

Sinh thiết cho thấy các nhung mao ruột bị dẹt.

Tăng HLA A1 và B8.

Hướng điều trị: Sulfure để chữa bệnh ngoài da. Chữa chứng tiêu phân mỡ chỉ bằng chế độ ăn kiêng chất Gluten.

Các bất thường sinh hóa hoặc di truyền

Celiac Sprue:

Sụt cân, đầy trướng bụng, tiêu chảy, tiêu phân mỡ, một số bệnh viêm da dạng Herpes về sau sẽ phát triển thành Celiac Sprue.

Chẩn đoán xác định:

Sinh thiết cho thấy các nhung mao ruột ngắn hoặc biến mất, giảm sản các cột nhung mao, tổn thương bề mặt biểu bì và tẩm nhuộm bạch cầu đơn nhân.

Rối loạn hấp thu xylose.

Những biểu hiện lâm sàng sinh hóa và sinh thiết sẽ cải thiện sau khi kiêng ăn thực phẩm có chứa gluten.

Hướng điều trị: 80% sẽ đáp ứng tốt với chế độ ăn kiêng Gluten, nếu không kết quả có thể do suy tụy, loét hổng - hồi tràng, collagenous, sprue và intestinal lymphoma. Thường phải ăn kiêng chất gluten liên tục 2 - 3 năm, việc sử dụng Glucocorticoid hoặc 6- mercaptopurine vẫn còn bàn cãi.

Systemic Mastocytosis:

Chẩn đoán xác định: Sinh thiết cho thấy lớp lamina propia tẩm nhuộm mastocyte, test xylose (+), test Schilling (+), 30% trường hợp đưa tới rối loạn hấp thu.

Hướng điều trị: chữa tiêu chảy bằng H1 và H2 Antagonist cùng với Cromolyn. 

Thiếu hụt men Lactase:

Có thể nguyên phát hoặc thứ phát sau các bệnh tropical sprue, bệnh Crohn, nhiễm khuẩn ruột, nhiễm Giardiase, abeta lipoprotein, cystic fibrosis, viêm loét đại tràng. Bệnh có triệu chứng sau khi dùng sữa sẽ đầy chướng bụng, đau quặn bụng và tiêu chảy.

Chẩn đoán xác định: test hơi thở đo nồng độ hydrogen sau khi uống 50g Lactose, nếu tăng là bệnh lý.

Hướng điều trị:

70% đáp ứng đúng với chế độ kiêng sữa và chế phẩm từ sữa.

30% không vì có kèm hội chứng ruột già kích ứng.

Rối loạn hấp thu thứ phát do các bệnh nội tiết và chuyển hóa

Nên chữa theo nguyên nhân.

Carcinoid Syndrome do cơ chế tăng tiết Serotonin

Gây tiêu chảy, tiêu phân mỡ.

Hướng điều trị: Methyl Sergide 8 - 12 mg/ngày.

Dãn hệ bạch dịch ruột non

Với hội chứng phù (có khi chỉ 1 chân bị phù) tràn bạch dịch vào xoang bụng (Chylous Ascite) và tiêu chảy.

Chẩn đoán xác định:

Sinh thiết: dãn nở hệ bạch huyết và Lacteal ở lớp lamina propia, nhung mao ruột có hình dùi trống.

Sinh hóa: giảm Albumine, IgG, IgA, IgM, Transferine, Xeruloplasmine.

Huyết học: Giảm Calci máu, giảm B­12, giảm Lymphocyte.

Tiêu phân mỡ 40g/ngày, tăng bài xuất 131Iode Labelled AIB/phân.

Hướng điều trị: Chế độ ăn ít mỡ.

Chẩn đoán điều trị theo y học cổ truyền

Thể Tỳ bất kiện vận

Người mệt mỏi, chán ăn, đi chảy sống phân, sắc mặt nhợt nhạt kèm phù dinh dưỡng, chất lưỡi nhợt bệu, mạch nhu hoãn.

Phép trị: Kiện tỳ trợ vận.

Nhằm mục đích: 

Kích thích tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch vị như Trần bì, Sa nhân.

Điều hòa nhu động và trương lực ruột do đó giảm đau bụng, tiêu chảy như Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo bắc, Sa nhân.

Giúp tiêu hóa các Carbon hydrate: Hoài sơn. 

Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:

Bài thuốc Tứ quân gồm Nhân sâm 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 8g, Cam thảo 6g, gia Hoài sơn 12g, Ý dĩ sao 12g.

Bài thuốc Sâm linh bạch truật tán gia giảm gồm Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 8g, Cam thảo 6g, Trần bì 8g, Sa nhân 6g, Hoài sơn sao 12g, Ý dĩ sao 12g.

Nếu bệnh nhân bị rối loạn hấp thu do các nguyên nhân làm giảm vận tính của ruột như đái tháo đường, xơ cứng bì, hội chứng giả tắc ruột mạn tính, nên bỏ Cam thảo bắc và tăng liều Đảng sâm, Bạch truật lên 20g.

Nếu bệnh nhân bị rối loạn hấp thu do thiếu men Lactase hoặc sucro isomaltase nên tăng liều Hoài sơn, Ý dĩ sao lên 30g.

Nếu bệnh nhân bị rối loạn hấp thu do các bệnh Crohn, do nhiễm xạ, do eosinophilie enteritis, viêm da, celiac sprue và mastocytosis nên tăng cường các thuốc ức chế miễn dịch như Cam thảo bắc lên 40g.

Thể Tỳ Thận dương hư

Thường bắt đầu tiêu chảy, đau bụng từ sáng sớm, phân tanh sống, bụng chướng đầy, tay chân lạnh, mạch trầm tế nhược.

Phép trị: Ôn bổ mệnh môn, trợ tỳ thổ.

Nhằm mục đích:

Kích thích hoạt động của vỏ thượng thận, giúp tăng sinh tiết và phát triển các tế bào bàn chải (brush cell) ở ruột non như Phụ tử chế, Cam thảo bắc.

Điều hòa nhu động ruột và trương lực ruột như Đảng sâm, Bạch truật, Phá cố chỉ.

Tăng bài tiết dịch vị và lợi mật như Nhục đậu khấu, Can khương, Ngũ vị tử.

Chống lên men, đầy hơi như Ngô thù du.

Kháng khuẩn đường ruột với những vị thuốc có chứa Tinh dầu.

Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:

Bài thuốc Phụ tử lý trung + Tứ thần thang gồm Phụ tử chế 8g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Cam thảo sao 6g, Phá cố chỉ 12g, Ngô thù 6g, Nhục đậu khấu 6g, Ngũ vị tử 6g, gia Hoài sơn , Ý dĩ sao.

Bài thuốc này thích hợp cho việc điều trị các rối loạn hấp thu do loạn khuẩn đường ruột, do bệnh Whipple.

Nếu rối loạn hấp thu sau cắt bỏ dạ dày hoặc giảm bề mặt hấp thu (do cắt bỏ ruột) nên giảm hoặc bỏ các thuốc gây bài tiết dịch vị như Can khương, Nhục đậu khấu.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền tăng huyết áp

Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.

Nhũ nham: ung thư vú

Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Y học cổ truyền động kinh (đông y)

Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt

Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.

Bì phu nham (ung thư da)

Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất

Y học cổ truyền thoái hóa khớp xương

Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều.

Phế nham (ung thư phế quản)

Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.

Y học cổ truyền ung thư cổ tử cung (cổ tử cung nham)

Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham.

Y học cổ truyền liệt mặt nguyên phát (đông y)

Sau khi rời thân não, dây thần kinh mặt, có kèm theo dây phụ Wrisberg, động mạch và tùng tĩnh mạch, chạy xuyên qua xương đá trong một ống xương: vòi Fallope.

Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.

Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)

Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.

Viêm sinh dục nữ: bệnh học y học cổ truyền, đông y

Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục.

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch

Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.

Y học cổ truyền bại não (đông y)

Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.

Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi

Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.

Phân loại thuốc y học cổ truyền

Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.

Đại cương ngoại cảm ôn bệnh

Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.

Y học cổ truyền xơ gan (đông y)

Hình ảnh lâm sàng của xơ gan xuất phát từ những thay đổi hình thái học sẽ phản ảnh mức độ trầm trọng của tổn thương hơn là nguyên nhân của các bệnh đưa tới xơ gan.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)

Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.

Vị nham: ung thư dạ dày

Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.

Y học cổ truyền suy nhược mãn tính

Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.

Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.