Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)

2013-07-20 10:00 AM

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Theo y học hiện đại

Viêm tuyến giáp Hashimoto còn gọi là viêm tuyến giáp tiên phát, là bệnh viêm tuyến giáp có thâm nhiễm limpho bào hay viêm tuyến giáp tự miễn , hay gặp ở nữ (nữ nhiều hơn nam 4 lần). Bệnh có liên quan tới yếu tố gia đình, liên quan đến hệ HLA với globulin, được Hashimoto phát hiện năm 1912.

Bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu, người ta đã xác định được 2 loại kháng thể ở những bệnh nhân nhược năng giáp trạng: kháng thể kháng thyroglobulin (AntiTg) và kháng thể kháng microsom của tế bào tuyến giáp (Anti - M). Nồng độ Anti - Tg ³ 1/10 chiếm khoảng 60% số bệnh nhân và nồng độ Anti - M ³1/100 chiếm khoảng 94% số bệnh nhân. Anti Tg là một kháng thể IgG; còn Anti - M phải có 1 bổ thể có khả năng gây độc tế bào. Tế bào giáp là đích để kháng thể và bổ thể phá huỷ gây cơ chế miễn dịch độc (được phát hiện ở một số bệnh nhân), đôi khi do lắng đọng phức hợp miễn dịch gây viêm cầu thận. Hiện nay, người ta đã phát hiện được trong huyết thanh của những bệnh nhân bị bệnh này có 7 loại kháng thể TGA (thyroglobulin antigen).

TMA (thyromicrosom antigen).

Màng tế bào của tuyến giáp trạng T3, T4, TSI.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Tuổi trung niên, đa phần là nữ có tuyến giáp trạng to, bất luận chức năng tuyến giáp trạng như thế nào cũng có thể nghĩ đến viêm tuyến giáp trạng.

Kiểm tra xét nghiệm:

TGA huyết thanh: 70 - 80% số bệnh nhân có phản ứng dương tính. TMA huyết thanh: 90% số bệnh nhân trên có phản ứng dương tính (kháng thể kháng giáp lưu hành hiệu giá cao :AntiTg, AntiM).

Cố định iot phóng xạ thường cao.

Chụp nhấp nháy gắn phóng xạ đồng đều.

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền căn cứ vào biểu hiện lâm sàng qui về các phạm trù “Hư lao”. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ. Nếu như can khí uất kết lâu ngày, khí uất hóa hoả, tổn thương âm dịch sẽ sinh âm hư nội nhiệt hoặc can dương thượng cang. Nếu bệnh tình kéo dài lâu ngày thì âm tổn cập dương dẫn đến tỳ thận dương hư.

Biện chứng luận trị

Thể can uất khí trệ

Bướu to dưới cổ, mật độ rắn chắc, không đau nuốt, có thể di động. Thời kỳ đầu, triệu chứng nghèo nàn hoặc có thể thấy tình chí uất ức, hay giận dữ cáu gắt, sợ nóng, ngực sườn đầy tức, đa hãn tâm quí, tâm thống, rêu vàng mỏng, mạch huyền.

Pháp điều trị: sơ can lý khí - khư ứ tán kết.

Phương thuốc: “sài hồ sơ can tán” hoặc “tiêu giao tán” gia giảm.

Sài hồ 10g Xích thược 10g.

Phục linh 15g Xuyên khung 6g.

Chỉ sác 10g Hương phụ 10g.

Đương qui 10g Chích cam thảo 6g.

Gia giảm: gia xuyên luyện tử, hạ khô thảo có thể có tâm phiền tình chí uất ức thêm: viễn trí, toan táo nhân, tâm quí, tâm loạn gia thêm: chích cam thảo dùng đến 12 - 15g, thiên môn đông, mạch môn đông.

Thể âm hư sinh nội nhiệt

Bướu to dưới - trước cổ, chắc, không đau, tinh thần khẩn trương, hư phiền bất kiềm chế, triều nhiệt tư hãn, nam giới di tinh, nữ giới kinh ít hoặc bế kinh hoặc 2 mắt lồi sáng, 2 tay run, tâm quí tâm hoảng, lưỡi hồng ít tân, mạch tế sác hoặc huyền tế sác. Thể này ít gặp.

Phương pháp điều trị: tư âm thanh nhiệt - nhuyễn kim tán kết.

Phương thuốc: “kỷ cúc địa hoàng thang” gia giảm.

Kỷ tử 15g Cúc hoa 10g.

Sinh địa 15g Đan bì 10g.

Phục linh 10g Hoài sơn 25g.

Mạch môn đông 10g Hoàng tinh 20g.

Sơn thù nhục 10g.

Gia giảm:

Nếu hư hoả tương đối vượng thì gia thêm: tri mẫu, hoàng bá.

Bướu cổ to thì gia thêm: qui bản, hạ khô thảo, mẫu lệ.

Nếu di tinh, hoạt tinh thì gia thêm: kinh anh tử, khiếm thực.

Tỳ thận dương hư

Trước - dưới cổ có bướu to, sắc mặt nhợt trắng (trắng bủng), hình hàn chi lạnh, lưng gối đau mỏi, đầu choáng mắt hoa; nam giới dương nuy hoặc là ít tinh, lãnh tinh; nữ giới kinh nguyệt không đều, thường quá nhiều sắc nhợt hoặc bế kinh, đới hạ; da xanh chi lạnh hoặc tinh thần uỷ mị; mặt phù chi nặng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt hoặc nhờn, mạch trầm tế hoặc trầm tế nhược. Thể này thường gặp nhiều hơn các thể khác.

Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận.

Phương thuốc: 

Thận dương thiên hư : chọn bài “kim quĩ thận khí hoàn”.

Chế phụ phiến 10g Nhục quế 10g.

Thục địa 15g Sơn thù nhục 10g.

Phục linh 10g Đan bì 10g.

Hoài sơn dược 15g Trạch tả 10g.

Tỳ thận dương hư: chọn bài “tả qui hoàn” gia giảm.

Thục địa 15g Hoài sơn dược 15g.

Nhục quế 10g Câu kỷ tử 10g.

Sơn thù nhục 10g Đỗ trọng 10g.

Lộc giác giao 10g Chích cam thảo 5g.

Can khương 10g Thỏ ty tử 15g.

Gia giảm: 

Nếu thiếu khí loạn ngôn, tinh thần uỷ mị thì gia thêm: hoàng kỳ, đẳng sâm.

Sợ lạnh, sợ rét, lưng gối đau mỏi thì gia thêm: tang ký sinh, dâm dương hoắc.

Nếu mặt phù chi thũng thì bỏ cam thảo và gia thêm: phục linh, trạch tả.

Nếu khí - huyết đều hư thì chọn dùng “thập toàn đại bổ”.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học tỳ vị

Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..

Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Hư lao: suy nhược cơ thể

Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế

Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.

Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)

Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.

Bì phu nham (ung thư da)

Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất

Y học cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn

Phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân.

Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.

Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)

Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.

Can nham (ung thư gan nguyên phát)

Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.

Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền

Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh

Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.

Bệnh học thận bàng quang

Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.

Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)

Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.

Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.

Tim mạch và phong thấp nhiệt tý (thấp tim)

Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ.

Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.

Đại cương ngoại cảm ôn bệnh

Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.

Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.

Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)

E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.

Bệnh chứng tâm tiểu trường

Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.

Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)

Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.