- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)
Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)
Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh huyết áp thấp có thể bao gồm huyết áp thấp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế.
Huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20 mmHg.
Triệu chứng chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt. Huyết áp thấp theo YHCT thuộc thể hư của chứng “huyễn vựng”.
Triệu chứng lâm sàng
Huyết áp thấp trên lâm sàng thường chia ra “huyết áp thấp triệu chứng” và “huyết áp thấp tư thế”.
Huyết áp thấp triệu chứng là loại huyết áp thấp thứ nhất thường gặp trong các bệnh xuất huyết cấp, bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim không đều (tim đập quá nhanh hoặc quá chậm), thiếu máu mạn tính, trạng thái dinh dưỡng kém kéo dài … Ngoài những triệu chứng của bệnh gây nên huyết áp thấp, đo huyết áp tối đa dưới 90 mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg, mạch áp dưới 20 mmHg. Người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tinh thần buồn ngủ, khó thở, lười nói, hồi hộp. Người lớn và cao tuổi có hiện tượng đau tức ngực, đau đầu, trí nhớ giảm, tinh thần khó tập trung, nặng có thể hôn mê, đột quỵ (trúng phong, tai biến mạch não do tắc mạch não) hoặc nhồi máu cơ tim.
Huyết áp thấp do tư thế có đặc điểm là bệnh nhân đang tư thế nằm lúc đứng dậy huyết áp tụt nhanh, thường gặp ở người cao tuổi và có trạng thái suy nhược kéo dài, cũng có thể thứ phát của các bệnh Addison, thiểu năng tuyến giáp, bệnh thần kinh do tiểu đường, chứng rỗng tủy. Ngoài ra thuốc hạ áp cũng có thể gây huyết áp thấp như Reserpin…
Trên lâm sàng dù huyết áp thấp do nguyên nhân nào thì biểu hiện chủ yếu là lúc đứng dậy đột ngột đều sinh hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mắt mờ, người mệt mỏi, chân tay lạnh, thậm chí hôn mê, đột quỵ, huyết áp tụt rõ rệt. Người bệnh có lúc đứng lâu tụt huyết áp, ra mồ hôi, buồn nôn, tim đập chậm. Những người huyết áp thấp nguyên phát tư thế đứng thẳng (phần nhiều người lớn tuổi) có thể kèm theo liệt dương, tiểu tiện không tự chủ, sau một thời gian có thể phát sinh nói khó, sụp mi mắt, đi không vững, chân tay run, tê dại ... Hội chứng huyết áp thấp nặng phát sinh tụt huyết áp đột ngột, sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn, không ngồi đứng dậy được dẫn tới hôn mê, tay chân lạnh, mạch tế huyền sác. Đối với những người cao tuổi huyết áp thấp cần cảnh giác với hội chứng bệnh lý này.
Chẩn đoán
Có triệu chứng váng đầu, mệt mỏi, huyết áp dưới 90/60 mmHg.
Có triệu chứng thiếu máu não kèm theo huyết áp thấp tư thế. Có 1 trong 2 điểm có thể xác định chẩn đoán, trường hợp thứ 2 xác định là huyết áp thấp tư thế.
Biện chứng luận trị
Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc "chứng Hư". Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.
Thận dương suy, vong dương hư thoát.
Tâm dương bất túc
Thường gặp ở tuổi thanh nữ và người cao tuổi.
Triệu chứng lâm sàng:
Váng đầu, hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.
Phép trị:
Ôn bổ Tâm dương.
Bài thuốc:
"Quế chi cam thảo thang gia vị"
Nhục quế, Quế chi, Chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục 9 - 12 thang, hoặc hãm nước sôi uống như nước trà.
Gia giảm:
Trong trường hợp chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, là chứng khí âm bất túc, gia Mạch môn, Ngũ vị để ích khí dưỡng âm.
Trường hợp khí hư, ít nói, ra mồ hôi thì bổ khí, dùng gia Hồng sâm để bổ khí trợ dương.
Trường hợp HA tâm thu dưới 60 mmHg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, đơn trên bỏ Quế chi gia Hồng nhân sâm, Phụ tử chế để hồi dương cứu thoát.
Trung khí bất túc, Tỳ Vị hư nhược
Triệu chứng lâm sàng:
Váng đầu, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch hoãn vô lực.
Phép trị:
Bổ trung ích khí, kiện tỳ vị.
Bài thuốc:
"Hương sa lục quân gia giảm".
Hồng sâm 8g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 12g, Bạch thược 12g, Chỉ thực 8g, Trần bì 8g, Mộc hương 6g, Sa nhân 6g, Quế chi 6g, Chích thảo 4g, Đại táo 12g, Gừng tươi 3 lát.
Sắc uống ngày 1 thang.
Tỳ Thận dương hư
Triệu chứng lâm sàng:
Váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.
Phép trị:
Ôn bổ Tỳ Thận dương.
Bài thuốc:
"Chân vũ thang gia vị".
Đảng sâm 12g, Chế phụ tử 6 - 8g (sắc trước), Bạch truật 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Nhục quế 6g, Câu kỷ tử 12g, Liên nhục 12g, Bá tử nhân 12g, Ích trí nhân 10g, Toan táo nhân (sao) 20g, Dạ giao đằng 12g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
Khí âm lưỡng hư
Triệu chứng lâm sàng:
Đau đầu, chóng mặt, mồm khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác.
Phép trị:
Ích khí dưỡng âm.
Bài thuốc:
"Sinh mạch tán gia vị"
Tây dương sâm 20g, Mạch môn 16g, Ngũ vị tử 4g, Hoàng tinh 12g sắc uống.
Những bài thuốc kinh nghiệm
Trà Quế cam (Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Sở nghiên cứu trung y tế Ninh):
Công thức: Quế chi, Cam thảo đều 8g, Quế tâm 3g, ngày 1 gói hãm nước sôi uống.
Liệu trình: 50 ngày.
Quế chi cam phụ thang (Dương Vạn Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc):
Công thức: Quế chi, Cam thảo, Xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà.
Ghi chú: Lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém gia Dạ giao đằng 50 - 70g. Trường hợp nặng có thể gia thêm Hồng sâm 15 - 25g, Phụ tử gia đến 30g sắc trước 1 giờ. Trước khi dùng bài này, tác giả đã dùng các bài "Bổ trung ích khí, Quy tỳ thang", kết quả không rõ rệt.
Thục địa hoàng kỳ thang (Vương Triệu Khuê, Hà Bắc):
Công thức: Thục địa 24g, Sơn dược 24g, Đơn bì, Trạch tả, Phục linh, Mạch môn, Ngũ vị tử đều 10g, Sơn thù 15g, Hoàng kỳ 15g, Nhân sâm 6g (Đảng sâm 12g) sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Khí hư rõ dùng Hoàng kỳ 20 - 30g, Khí âm lưỡng hư: thay Nhân sâm bằng Thái tử sâm 20g, huyết hư gia Đương quy, váng đầu nặng gia Cúc hoa, Tang diệp, âm hư hỏa vượng gia Hoàng bá, Tri mẫu, kiêm thấp: trọng dụng Phục linh, lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh: gia Phụ tử, Nhục quế.
Trương thị thăng áp thang (Trương Liên Ba, tỉnh Giang Tô):
Công thức: Đảng sâm 12g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Đại táo 10 quả, Cam thảo 6g. Sắc uống.
Liệu trình: 15 ngày.
Điều trị bằng châm cứu
Cứu các huyệt sau: Bách hội, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Dũng tuyền, có thể chọn 3 hoặc 4 huyệt mỗi lần theo kinh nghiệm của chúng tôi có kết quả tốt.
Điều trị bằng thuốc tây
Tốt nhất là tìm nguyên nhân gây tụt huyết áp để loại trừ (do bệnh hay do dùng thuốc). Những người có tiền sử hạ huyết áp tư thế (thế đứng) cần chú ý thận trọng lúc dùng thuốc hạ áp, và tránh dùng những loại thuốc dễ gây tụt huyết áp.
Có thể dùng các loại thuốc:
Heptamyl viên 0,2 mỗi lần uống 12 viên x 3 lần/ngày.
Heptamyl giọt, mỗi lần uống 30 - 50 giọt x 3 lần/ngày. Trẻ em 10 - 20 giọt x 2 lần/ngày.
Heptamin tiêm 2 ml (125 mg) tiêm bắp hay tĩnh mạch chậm, người lớn 2 - 10 ml/lần, mỗi ngày có thể tiêm một hay nhiều lần.
Praxinor (Théodrénaline + Cafédrine) uống 2 viên vào sáng và 1 viên vào đầu giờ trưa.
Đối với huyết áp tụt thể đứng có thể dùng các biện pháp buộc băng chân hoặc nịt ép bụng.
Bài viết cùng chuyên mục
Thống phong (bệnh goutte)
Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.
Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Nhũ nham: ung thư vú
Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.
Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)
Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.
Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)
Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Bệnh học can đởm
Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.
Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)
Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.
Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền
Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.
Vị nham: ung thư dạ dày
Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.
Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)
Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Y học cổ truyền động kinh (đông y)
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.
Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt
Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế
Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.
Y học cổ truyền thoái hóa khớp xương
Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều.
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.
Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.
Tiết niệu lạc cảm nhiễm (viêm đường tiết nệu)
Pháp chữa: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng.
Y học cổ truyền viêm loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới .
Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)
Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.
Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.
Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.