Y học cổ truyền bại não (đông y)

2013-07-10 04:19 PM

Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Danh từ bại não được dùng chỉ một nhóm bệnh thần kinh:

Xuất hiện từ khi sinh.

Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và nặng nề.

Nguyên nhân cũng rất phong phú.

Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức. 

Theo y học cổ truyền, bệnh nằm trong phạm vi chứng “ngũ trì”, “ngũ nhuyễn”, “nuy”.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo y học hiện đại

Lâm sàng dựa vào sự phát triển trước và sau sinh không giống nhau, có thể phân làm 3 loại:

Trước sinh:

Nguyên nhân chủ yếu do thiếu oxy não của thai nhi trong tử cung (dọa sẩy, xuất huyết do chấn thương trong thai kỳ), trong thời kỳ mang thai mẹ bị cảm, xuất huyết. Hoặc mẹ bị cao huyết áp, tiểu đường, té, chấn thương thai, tiếp xúc chất độc.

Yếu tố di truyền có vai trò trong 10% trường hợp.

Trong sinh:

Nguyên nhân do tắc ối, nhau choàng, hoặc sinh khó, chấn thương lúc sinh gây ra thiếu oxy não hoặc chảy máu não.

Sau sinh:

Nguyên nhân do co giật kéo dài sau sinh, vàng da, viêm não, chấn thương sọ não gây thiếu oxy não hoặc xuất huyết não.

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền không có từ bại não. Những biểu hiện của bệnh như yếu liệt, chậm phát triển trí tuệ được xếp tương đương với “chứng nuy”, “chứng ngũ trì”, “chứng ngũ nhuyễn”.

Theo quan niệm y học cổ truyền, não là bể của tủy, có quan hệ mật thiết với Thận. Nếu Thận tinh bất túc, không nuôi dưỡng được cốt tủy sẽ làm não bể hư rỗng. Can, Thận đồng nguồn, Thận thủy đầy đủ sẽ dưỡng được Can mộc tốt. Nếu Thận thủy suy hư, Can mộc bị thất dưỡng (do Can chủ cân, nên khi Can bị thất dưỡng sẽ xuất hiện cân suy yếu). Vì thế, nếu Can huyết bất túc, Thận khí hư đều dẫn đến não thất dưỡng, bể tủy suy yếu không nhuận được cân, khiến chân tay bất dụng.

Đương nhiên Tỳ Vị hư cũng ảnh hưởng đến nguồn sinh huyết, huyết không dưỡng được Can, Can tàng huyết không đủ, đưa đến cân thất dưỡng gây nên chứng nuy.

Do ôn nhiệt độc tà hoặc nhiệt khiến cho Phế bị nhiệt nung nấu mà tân dịch tiêu hao. Phế không làm tròn vai trò thông điều thủy đạo, lại không làm tròn vai trò Tướng phó chi quan đối với Tâm tạng nên khí huyết không đến, do đó cân mạch toàn thân không được nuôi dưỡng nhu nhuận mà sinh ra chứng nuy.

Do chấn thương (bất nội ngoại nhân) gây huyết ứ làm tắc trở kinh lạc sinh chứng nuy.

Triệu chứng lâm sàng

Theo y học hiện đại

Nói chung, các thể lâm sàng của bại não đều được phát hiện nhờ vào sự chậm phát triển của trẻ (cả thể chất và trí thông minh) so với trẻ cùng tuổi.

Thời gian mà cha mẹ trẻ phát hiện được sự bất thường của trẻ tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh, nhưng thường là trong vòng 12 đến 18 tháng tuổi của trẻ (trong một số trường hợp được phát hiện trễ hơn sau 2 năm khi cha mẹ thấy trẻ chậm và khó khăn khi đi).

Những dấu hiệu lâm sàng có thể thấy trong bại não gồm:

Liệt trung ương: rất đa dạng. Có thể liệt 2 chi dưới, liệt ½ người, tứ chi. Do bệnh xảy ra ở trẻ còn nhỏ nên dấu hiệu sớm cần chú ý như động tác không tự chủ, múa vờn, co giật … Sau sinh vài tháng có thể thấy cổ mềm, lưng yếu không ngồi được, đặc biệt 2 chân dưới rất ít cử động, đụng tới là co giật, phản xạ gối, gót giảm. Tùy theo biểu hiện mà phần lớn các trường hợp có thể được xếp vào một trong những hội chứng lâm sàng riêng biệt.

Liệt cứng 2 chi (Spastic diplegia - Little’s disease): đây là thể thường thấy nhất, có thể kèm hoặc không rối loạn trí tuệ. Mức độ liệt rất thay đổi từ nhẹ (chỉ có yếu, chậm đi hơn trẻ bình thường, tăng phản xạ gân cơ hạ chi) đến rất nặng (trẻ không khả năng bước đi, tứ chi gồng cứng, nói khó, nuốt khó).

Liệt 2 chi thể tiểu não (cerebellar diplegia): chủ yếu liệt mềm, trương lực cơ giảm, không có xuất hiện những vận động vô ý nhưng xuất hiện dấu lay tròng mắt (nystagmus), thất điều không đối xứng ở cả tứ chi.

Liệt ½ người ở trẻ em (Infantile hemiplegia): Bệnh có thể xảy ra cả 2 bên. Trong trường hợp này phân biệt với liệt 2 chi thể tiểu não bằng việc chi trên bị nặng hơn chi dưới. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh (u nang bẩm sinh ở bán cầu não, nhồi máu não trong tử cung) nhưng thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ còn nhỏ (sau ho gà hoặc sau tình trạng co giật do sốt cao). Dấu lâm sàng thông thường là chi trên bị liệt nặng (bàn tay và ngón tay hoàn toàn mất vận động, tay và cánh tay co cứng ở trước ngực), trái lại chi dưới lại bị nhẹ hơn dù cũng có tình trạng cứng, tăng phản xạ gân cơ. Bệnh nhi vẫn bước đi được. Và đôi khi rất đáng ngạc nhiên, đi không khó khăn lắm. Nếu vỏ não ưu thế bị tổn thương, trẻ sẽ không nói được.

Chậm phát triển trí tuệ, trí lực kém. Việc chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ trong thời gian trẻ còn nhỏ rất khó khăn. Cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm khi thăm khám trẻ để phát hiện mức phát triển trí tuệ của trẻ bệnh so với tuổi của trẻ bình thường (cười, mắt theo dõi ánh sáng di động, lấy đồ vật, phát âm từng từ và chữ…). Cần phân biệt rõ những trường hợp suy giảm chức năng vận động, cảm giác, giác quan, năng lực nói, khiến cho ta cảm giác trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. (Thường việc phân biệt này có khó khăn và đôi khi cần đến những test về trí thông minh - IQ test).

Một số xuất hiện động kinh, điên.

Chảy nước miếng, nuốt khó, cơ mặt, mắt tê, cứng.

Theo y học cổ truyền

Có 5 thể lâm sàng:

Thể Thận tinh bất túc:

Tứ chi liệt, teo.

Phát triển thể chất và trí tuệ kém: nói không rõ, thóp không kín, cổ, lưng mềm.

Rêu lưỡi trắng, mạch vi tế.

Thể Can Thận âm hư:

Liệt hai chi dưới, cổ gáy cứng, chân tay cử động chậm.

Khi đứng chân co rút, bước không thẳng.

Mặt, mắt co kéo, nói không rõ.

Lưỡi đỏ, mạch vi sác.

Thể Âm tân hư:

Liệt tứ chi, cơ teo, môi miệng khô nứt, kèm sốt thấp.

Đạo hãn. Lưỡi đỏ, rêu nứt, mạch tế sác.

Thể Ứ tắc não lạc:

Liệt chi dưới, trí lực giảm, tóc rụng, gân nổi rõ ở mặt, đầu.

Tứ chi quyết lạnh.

Chất lưỡi tối tím, mạch tế sáp.

Thể Đàm thấp nội tắc:

Liệt tứ chi, có đờm ở họng, có khi điên hoặc co giật, kèm buồn ói, ói mửa.

Rêu vàng nhớt. Mạch hoạt sác.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm đa dây thần kinh

Xuất hiện ở đoạn xa thần kinh, phân bố đối xứng, vận động cảm giác đều bị ảnh hưởng, điển hình ở đầu chi có cảm giác mang găng - đi tất, liệt mềm (nếu có), phản xạ giảm hoặc mất.

Viêm tủy

Thường thấy ở thanh niên, có ba đặc điểm lớn: liệt, giảm cảm giác, đại tiểu tiện không tự chủ.

Liệt do bệnh cơ

Thường phát ở trẻ khoảng 5 tuổi, biểu hiện lâm sàng: từ từ xuất hiện tứ chi co mất lực và teo, phản xạ gân giảm hoặc mất, không rối loạn cảm giác. Có tiền căn gia đình.

Điều trị

Điều trị bằng thuốc

Thể Thận tinh bất túc:

Pháp trị: Chấn tinh ích tủy, bổ Thận kiện não.

Bài thuốc: “Hữu quy hoàn gia giảm” gồm: Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Thỏ ty tử 9g, Câu kỷ 9g, Nhung giác giao 12g, Quy bản 11g, Tử hà sa 4,5g, Đương quy 15g, Đỗ trọng (sao) 15g.

Thể Can Thận âm hư:

Pháp trị: Tư bổ can thận, tức phong, tiềm dương.

Bài thuốc: “Đại định phong chu gia giảm” gồm Xích thược 12g, Bạch thược 12g, A giao 12g, Quy bản 12g, Sinh địa 12g, Ngũ vị tử 3g, Mẫu lệ 4,5g, Mạch đông 15g, Chích thảo 5g, Kê tử hoàng 1 cái, Miết giáp 15g, Trân châu 30g, Địa long 12g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý y học cổ truyền

Vai trò

A giao

Vị ngọt, tính bình. Tư âm, bổ huyết

Quân

Quy bản

Ngọt, mặn, hàn. Tư âm, bổ tâm thận

Quân

Miết giáp

Vị mặn, hàn, vào can, phế, tỳ. Dưỡng âm, nhuận kiên, tán kết

Thần

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng. Nuôi thận, dưỡng âm - huyết

Quân

Ngũ vị tử

Chua, mặn, ôn. Cố thận, liễm phế, cố tinh, chỉ mồ hôi. Cường gân ích khí, bổ ngũ tạng.

Thần

Mạch môn

Ngọt, đắng, mát. Nhuận phế, sinh tân

Thần

Kê tử hoàng

Tư âm huyết, tức phong

Thần

Mẫu lệ

Mặn, chát, hơi hàn. Tư âm tiềm dương, hóa đờm cố sáp.

Thần

Bạch thược

Đắng, chua, hơi hàn. Dưỡng huyết, liễm âm. Lợi tiểu, nhuận gan.

Thần - Tá

Xích thược

Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết

Địa long

Mặn, hàn, vào kinh tỳ, vị, thận. Thanh nhiệt, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc

Cam thảo

Ngọt, bình. Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc

Sứ

Thể Âm tân hư:

Pháp trị: Tư âm sinh tân.

Bài thuốc: “Tăng dịch thang” gồm Sinh địa 30g, Mạch đông 30g, Huyền sâm 15g, Sơn dược 15g, Sa sâm bắc 12g, Sa sâm nam 12g, Thạch hộc 30g, Thiên hoa phấn 12g.

Thể Ứ tắc não lạc:

Pháp trị: Hoạt huyết hóa uất, tỉnh não thông khiếu.

Bài thuốc: “Thông khiếu hoạt huyết thang” gồm Xích thược 15g, Xuyên khung 6g, Đào nhân 9g, Nhung hươu 0,15g, Đan sâm 15g, Gừng khô 3g, Huỳnh kỳ 60g.

Vị thuốc

Dược lý y học cổ truyền

Vai trò

Xích thược

Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết

Quân

Xuyên khung

Cay, ôn. Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, khu phong

Quân

Đào nhân

Đắng, ngọt, bình. Phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường

Quân

Đan sâm

Đắng, lạnh, vào kinh tâm, tâm bào. Hoạt huyết, khử ứ, điều kinh, thanh nhiệt.

Quân

Can khương

Ôn trung tán hàn

Nhung hươu

Ngọt, ôn. Sinh tinh, bổ tủy, ích huyết.

Thần

Huỳnh kỳ

Ngọt, ấm, vào tỳ phế. Bổ khí, thăng dương khí của tỳ, chỉ hãn, lợi thủy.

Thần

Thể Đàm thấp nội tắc:

Pháp trị: Kiện tỳ hóa đàm, tức phong tỉnh não.

Bài thuốc: “Hoàng liên ôn đờm thang” gồm Hoàng liên 3g, Bán bạ chế 9g, Đờm tinh 3g, Tích thực 9g, Trúc nhự 9g, Bạch truật (sao) 9g, Thiên ma 15g, Phục linh 15g, Xương bồ 3g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý y học cổ truyền

Vai trò

Thủy xương bồ

Cay, ôn. Ôn trường vị, kích thích tiêu hóa. Thuốc bổ

Quân

Bạch truật

Ngọt, đắng, hơi ấm. Kiện tỳ, táo thấp, cầm mồ hôi

Quân

Bán hạ

Cay, ôn. Hạ khí nghịch, tiêu đờm

Quân

Chỉ thực

Đắng, chua, hơi hàn. Phá khí, tiêu tích, hóa đờm, trừ bĩ

Quân

Phục linh

Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ định tâm.

Thần

Thiên ma

Ngọt, cay, hơi đắng, bình. Thăng thanh, giáng trọc, tán phong, giải độc

Hoàng liên

Vị đắng, lạnh. Tả tâm nhiệt. Giải khí bản nhiệt của thiếu âm.

Trúc nhự

Ngọt, hơi lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết

Điều trị không dùng thuốc

Nguyên tắc chung trong phục hồi di chứng:

Thông thường phương pháp điều trị không dùng thuốc được sử dụng để phục hồi di chứng bại não. Việc phục hồi di chứng không thể tách rời với tổng trạng chung của trẻ, do đó mà luôn luôn có sự phối hợp giữa điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc cho mục tiêu này.

Trong điều trị không dùng thuốc di chứng của bại não, cần chú ý đến hệ thống kỳ kinh bát mạch vì như phần cơ chế bệnh sinh y học cổ truyền đã nêu. Bệnh bại não có quan hệ chặt chẽ đến tình trạng của tiên thiên và hệ thống thận. Và các kỳ kinh đều bắt nguồn từ hệ thống thận - bàng quang. (Thiên Động du, sách Linh khu có đoạn: “Xung mạch là biển của 12 kinh, cùng với đại lạc của kinh Túc thiếu âm, khởi lên từ bên dưới của thận (khởi vu thận hạ) …”. Thiên Bản du, sách Linh khu có đoạn: “Mạch nhâm và đốc bắt nguồn từ thận và thông với âm dương của Trời đất”. Những mạch âm kiểu, dương kiểu, âm duy và dương duy xuất phát tuần tự từ những huyệt Chiếu hải, Thân mạch, Trúc tân, Kim môn thuộc hệ thống thận - bàng quang.

Trong toàn bộ hệ thống kỳ kinh vận dụng vào điều trị, cần chú ý đặc biệt đến mạch Đốc.

Phương pháp áp dụng cụ thể:

Tác động đến mạch đốc: tùy tình hình thực tế, có thể tác động bằng nhiều cách khác nhau (cuộn da, xoa vuốt, gõ Mai hoa …).

Huyệt sử dụng theo di chứng:

Rối loạn tâm thần: Bách hội, Nội quan, Thần môn, An miên.

Liệt cổ - vai lưng: Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ.

Liệt chi trên: Kiên tĩnh, Kiên ngung, Khúc trì, Xích trạch, Liệt khuyết, Hợp cốc, Lao cung, Bát tà.

Liệt chi dưới: Hoàn khiêu, Âm lăng, Dương lăng, Ủy trung, Độc tỵ, Thừa sơn, Giải khê, Dũng tuyền, Bát phong.

Nói khó: Á môn, Nhĩ môn, Liêm tuyền, Thiên đột, Phế du.

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền

Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.

Y học cổ truyền suy nhược mãn tính

Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)

Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.

Bệnh học ngoại cảm thương hàn

Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.

Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)

Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt

Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị

Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn

Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)

Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.

Can nham (ung thư gan nguyên phát)

Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch

Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)

Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Bệnh chứng tâm tiểu trường

Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch

Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.

Y học cổ truyền viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính

Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù.

Tiết niệu lạc cảm nhiễm (viêm đường tiết nệu)

Pháp chữa: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng.

Y học cổ truyền thấp tim tiến triển

Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng.

Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)

Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.

Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính

Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.

Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)

Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường

Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Thống phong (bệnh goutte)

Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.