Viêm sinh dục nữ: điều trị bằng y học cổ truyền

2019-03-01 11:54 AM

Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bạch đới

Thể Tỳ hư:

Phép trị: Sơ Can giải uất, kiện Tỳ.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Hoàn đới thang (Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Bạch truật, Đảng sâm, Cam thảo, Thương truật, Bạch thược, Sài hồ, Trần bì, Xa tiền tử, Kinh giới (sao đen).

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Bạch truật

Kiện Tỳ táo thấp

Quân

Đảng sâm

Bổ tỳ kiện vị, ích khí sinh tân

Thần

Cam thảo

Ôn trung, điều hòa các vị thuốc

Sứ

Thương truật

Kiện tỳ táo thấp

Thần

Bạch thược

Liễm âm, dưỡng huyết, bình can

Thần

Sài hồ

Phát tán phong nhiệt, giải uất

Quân

Trần bì

Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm

Xa tiền tử

Thanh nhiệt, lợi niệu

Kinh giới (sao đen)

Phát hãn, khu phong

Thể Thận hư:

Phép trị: Bổ Thận, tráng dương, ích tinh.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Nội bổ hoàn gồm Lộc nhung, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Hoàng kỳ, Quế nhục, Phụ tử chế, Tang phiêu tiêu, Bạch tật lê, Phục thần, Sa tật lê, Tử uyển nhung. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 - 12g với rượu hâm ấm, uống trước bữa ăn.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Lộc nhung

Bổ thận dương, bổ tinh huyết

Quân

Thỏ ty tử

Bổ can thận, cố tinh

Nhục thung dung

Ôn bổ thận dương, nhuận trường

Hoàng kỳ

Bổ khí, thăng dương khí của tỳ, tiêu viêm

Thần

Quế nhục

Trừ âm hư ở hạ tiêu, bổ mệnh môn hỏa

Phụ tử chế

Tán hàn, chỉ thống

Sứ

Tang phiêu tiêu

Cố tinh sáp niệu, liễm hãn chỉ đới

Bạch tật lê

Bình can cố sáp, trừ thấp

Phục thần

Chỉ kinh quý, an tâm thần

Sa tật lê

Bình can, khử thấp

Tử uyển nhung

Khử thấp, chỉ thống, bổ huyết, tiêu đàm

Thể Khí uất:

Phép trị: Sơ Can, lý Tỳ, giải uất, thanh nhiệt.

Bài thuốc sử dụng: 

Bài Tiêu dao tán gồm Đương quy (sao) 30g, Bạch linh 30g, Thược dược (sao rượu) 30g, Sài hồ 30g, Bạch truật (sao) 30g, Chích thảo 16g, Bạc hà, Ổi khương.

Thể Thấp nhiệt:

Phép trị: Thanh nhiệt, hóa thấp.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Long đởm tả can thang gồm Long đởm thảo 4g, Trạch tả 4g, Xa tiền tử 2g, Mộc thông 2g, Sinh địa 2g, Sài hồ 4g, Đương quy 2g, Sơn chi 2g, Hoàng cầm 2g, Cam thảo 2g.

Thể Đàm thấp:

Phép trị: Kiện Tỳ, hóa đàm, táo thấp.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Lục quân tử thang gia vị gồm Đảng sâm 12g, Bạch linh 8g, Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Trần bì 8g, Bán hạ chế 8g, Khiếm thực 12g,, Liên nhục 12g, Kim anh tử 12g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Nhân sâm

Đại bổ nguyên khí

Quân

Bạch linh

Lợi niệu, thẩm thấp, bổ tỳ

Bạch truật

Khử ôn, kiện tỳ, táo thấp

Thần

Cam thảo

Cam ôn ích khí, bổ trung hòa vị

Sứ

Trần bì

Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm

Bán hạ chế

Giáng khí nghịch, tiêu đờm thấp

Khiếm thực

Bổ thận kiện tỳ, cố tinh sáp niệu

Liên nhục

Cố tinh, bổ tỳ, dưỡng tâm

Kim anh tử

Cố tinh, sáp niệu

Thể Hư hàn:

Phép trị: Thăng dương, hòa vị, ích tinh.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Cố chân thang (Đông Viên Phương) gồm Sài hồ 40g, Chích thảo 6g, Đảng sâm 12g, Càn khương 8g, Trần bì 12g, Hoàng cầm 12g, Quỳ hoa 8g, Uất lý nhân 8g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Sài hồ

Phát tán phong nhiệt, giải uất

Quân

Chích thảo

Ôn trung, điều hòa các vị thuốc

Sứ

Đảng sâm

Bổ tỳ, kiện vị, ích khí

Thần

Can khương

Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch

Quân

Trần bì

Kiện tỳ, lý khí, hóa đàm

Hoàng cầm

Giải độc tiêu thũng

Quỳ hoa

Khai uất, giải độc

Uất lý hoa

Khai uất, lý khí

Thể Hư nhiệt:

Phép trị: Tư âm, thanh nhiệt.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Sài cầm tứ vật thang (Hòa tễ cục phương) gồm Sinh địa 20g, Đương quy 8g, Xuyên khung 12g, Bạch thược 12g, Sài hồ 12g, Hoàng cầm 8g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Sinh địa

Bổ âm, thanh nhiệt, lương huyết

Thần

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết, giảm đau

Bạch thược

Liễm âm, dưỡng huyết, bình can

Sài hồ

Phát tán phong nhiệt, giải uất

Quân

Hoàng cầm

Giải độc, tiêu thũng

Quân

Thể Phong hàn:

Phép trị: Ôn tán hàn tà.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Ngô thù du gia vị (Chứng trị chuẩn thằng) gồm Đương quy 8g, Nhục quế 8g, Ngô thù du 8g, Đơn bì 8g, Bán hạ 8g, Mạch môn 8g, Phòng phong 4g, Tế tân 4g, Can khương 4g, Phục linh 4g, Mộc hương 4g, Chích thảo 4g, Cao bản 4g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

Quân

Nhục quế

Bổ hỏa mệnh môn, dẫn hỏa quy nguyên, trừ hàn tích

Thần

Ngô thù du

Ôn trung, tán hàn, giải uất

Quân

Đơn bì

Tả phục hỏa, bình tứ hỏa

Bán hạ

Hóa đờm, giáng nghịch, trừ thấp

Mạch môn

Thanh tâm, nhuận phế, chỉ khái

Phòng phong

Phát biểu, trừ thấp

Tế tân

Tán phong, hành thủy khí, khai khiếu

Can khương

Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch

Phục linh

Hành thủy, lợi thấp nhiệt

Mộc hương

Hành khí, kiện tỳ, khai uất, giải độc

Chích thảo

Ôn trung, điều hòa các vị thuốc

Sứ

Cao bản

Tán phong hàn

Bạch băng

Thể Hư tổn:

Phép trị: Ôn bổ cố sáp.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Ký tế đơn (Phụ khoa bất tạ) gồm Lộc giác sương, Thạch xương bồ, Long cốt. Ích trí nhân, Đương quy, Bạch linh, Viễn chí, Hoài sơn.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Lộc giác sương

Bổ tinh huyết, tán ứ, tiêu viêm

Thần

Thạch xương bồ

Khai khiếu, hóa đàm, giải độc, tán phong

Long cốt

Thu liễm cố sáp

Quân

Ích trí nhân

Ôn thận tỳ dương, sáp niệu

Đương quy

Bổ huyết, điều kinh

Quân

Bạch linh

Hành thủy lợi thấp

Viễn chí

Hóa đàm, tán uất

Hoài sơn

Bổ tỳ vị, ích phế, bổ thận

Thể Thấp nhiệt:

Phép trị: Thanh nhiệt, hóa thấp.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Gia vị nhị diệu tán gồm Hoàng bá 10g, Thương truật 12g, Đương quy 12g, Quy bản 15g, Ngưu tất 10g, Phòng kỹ 12g, Tỳ giải 6g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Hoàng bá

Tả tướng hỏa, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu

Quân

Thương truật

Ôn trung, hóa đàm

Quân

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Thần

Quy bản

Tư âm tiềm dương

Ngưu tất

Hành huyết, tán ứ, lợi thấp

Phòng kỷ

Thanh thấp nhiệt ở huyết phận, lợi thủy trừ thấp

Tỳ giải

Thẩm thấp, lợi niệu, kiện tỳ

Thể Khí uất:

Phép trị: Giải uất, thông khí.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Trầm hương giáng khí (Chứng trị chuẩn thằng) gồm Trầm hương, Chân giáng hương, Hổ kinh cốt, Nhân sâm, Quỷ tiền, Long đởm thảo. Mỗi thứ 3 chỉ tán bột, trộn vào 5 chỉ Hùng hoàng, 1 chỉ Xạ hương, trộn mật ong với nước Nhũ hương nấu sôi.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Trầm hương

Giáng khí, bổ nguyên dương, hạ đàm

Quân

Chân giáng hương

Trợ khí, trừ đàm

Thần

Hổ kinh cốt

Thông khí, bổ thận, tráng dương

Nhân sâm

Đại bổ nguyên khí, chỉ huyết, sinh tân dịch

Quân

Quỷ tiễn

 

Long đởm thảo

Thanh can, trừ thấp nhiệt

Hùng hoàng

Giải độc, sát trùng

Xạ hương

Khai khiếu, thông kinh lạc

Sứ

Nhũ hương

Điều khí hòa huyết

Thần

Xích bạch đới

Thể Thấp nhiệt:

Phép trị: Thanh nhiệt, hóa thấp.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tam bổ hoàng (Nữ khoa chuẩn thằng) gồm Hoàng liên (sao) 8g, Hoàng cầm (sao) 8g, Hoàng bá (sao) 8g, Sơnn chi 8g. Tán bột làm hoàn, ngày uống 8 - 16 g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Hoàng liên (sao)

Thanh nhiệt, táo thấp

Quân

Hoàng cầm (sao)

Lương huyết, thanh thấp nhiệt

Thần

Hoàng bá (sao)

Tư âm, thanh nhiệt, táo thấp

Thần

Sơn chi

Hành huyết, giảm đau

Thể Hư nhiệt:

Phép trị: Tư âm, thanh nhiệt.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tứ vật gia Cầm tiên (Nữ khoa chuẩn thằng) gồm Hoàng liên 20g, Hoàng cầm 20g, Bạch thược 10g, Thục địa 10g, Đương quy 10g, Xuyên khung 10g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Tân khổ, cam ôn, vào Tâm Tỳ
Bổ huyết, sinh huyết, điều kinh

Quân

Thục địa

Cam, ôn, nhập Tâm Thận. Bổ huyết, lương huyết

Thần

Xuyên khung

Tân ôn. Hoạt huyết

Sứ

Bạch thược

Toan, hàn, nhập Can Tỳ Tâm

Hoàng liên

Thanh Tâm huyết nhiệt

Hoàng cầm

Thanh Can huyết nhiệt

Thể Hư hàn:

Phép trị: Thăng dương, ích khí, ôn trung.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Bổ trung ích khí thang (Đông Viên) gồm Hoàng kỳ (chích mật) 4g, Đảng sâm 4g, Quy thân (sao rượu) 4g, Chích thảo 2g, Bạch truật (sao) 1g, Trần bì 1g, Thăng ma 1g, Sài hồ 1g, Sinh khương 4g, Đại táo 2 quả.

Xích bạc đới

Thể Thấp nhiệt:

Phép trị: Hóa thấp, thanh nhiệt.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Bát tiên ẩm (Sản khoa phát mộng) gồm Thổ phục linh, Bạch linh, Trần bì, Đương quy, Kim ngân hoa, Xuyên khung, Đại hoàng.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Thổ phục linh

Lợi thấp, thanh nhiệt

Quân

Bạch linh

Trừ thấp, lợi thủy, bổ tỳ vị

Quân

Trần bì

Kiện tỳ, lý khí, táo thấp

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

Thần

Kim ngân hoa

Thanh nhiệt giải độc

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết, giảm đau

Sứ

Đại hoàng

Hạ tích trệ

Thể Huyết ứ:

Phép trị: Hóa ứ, thông huyết.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Đào nhân tán (Chứng trị chuẩn thằng) gồm Đào nhân 2g, Đơn bì 2g, Ngưu tất 2g, Trạch lan 2g, Xích thược 2g, Đương quy 2g, Đảng sâm 4g, Bán hạ 2g, Quế tâm 2g, Xuyên khung 2g, Sinh địa 2g, Bồ hoàng 2g, Cam thảo 2g, Gừng 2g. 

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đào nhân

Phá huyết ứ, trục ứ, nhuận táo

Quân

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

Quân

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết, giảm đau

Sinh địa

Tư âm bổ huyết

Thần

Ngưu tất

Hành huyết tán ứ, tiêu ung, lợi thấp

Xích thược

Thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh

Đảng sâm

Bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân

Đơn bì

Lợi thủy, hóa thấp

Trạch lan

Thanh nhiệt, giải độc

Bán hạ

Giáng khí nghịch, tiêu đờm thấp

Bồ hoàng

Hành huyết, chỉ thống

Quế tâm

Tán hàn

Gừng

Ôn trung

Cam thảo

Ôn trung. Điều hòa các vị thuốc

Sứ

Thể Khí uất:

Phép trị: Lý khí, giải uất.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tiêu dao tán (xem Bạch đới).

Thể Hư hàn:

Phép trị: Ôn dương, bổ hư.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Thanh đới thang (thích hợp với Tỳ dương hư) gồm Sinh Sơn dược 30g, sinh Long cốt 18g, sinh Mẫu lệ 18g, Cam thảo 4g, Hải phiêu tiêu 12g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Sinh sơn dược

Bổ tỳ vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả

Quân

Sinh long cốt

Thu liễm, cố sáp

Quân

Sinh mẫu lệ

Thanh nhiệt, liễm hãn, tiêu đờm

Thần

Cam thảo

Điều hòa các vị thuốc

Sứ

Hải phiêu tiêu

Liễm hãn, chỉ đới

Bài Lộc nhung tán (thích hợp với Thận dương hư) gồm Lộc nhung, A giao (sao), Ô tặc cốt (đốt ra tro), Đương quy (sao), Bồ hoàng (sao). Tất cả tán bột uống.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Lộc nhung

Bổ thận dương, bổ tinh huyết

Quân

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết

Thần

A giao

Tư âm, bổ huyết

Ô tặc cốt

Chỉ huyết

Bồ hoàng

Chỉ huyết

Thể Hư nhiệt:

Phép trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tứ vật gia Cầm tiên (xem Xích đới).

Hoàng đới

Thể Thấp nhiệt:

Phép trị: Thanh hỏa, thấp nhiệt, kiện tỳ.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Dịch hoàng thang (Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Hoài sơn (sao) 40g, Khiếm thực (sao) 40g, Hoàng bá (sao muối) 8g, Xa tiền tử (sao) 4g, Bạch quả 10 quả.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Hoài sơn

Bổ tỳ vị, ích phế bổ thận, sinh tân

Thần

Hoàng bá

Tả tướng hỏa, thanh thấp nhiệt

Quân

Khiếm thực

Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, sáp tinh

Xa tiền tử

Thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm

Bạch quả

Tiêu đờm, trừ xích bạch đới

Thể Khí hư:

Phép trị: Thăng dương, ích khí, hòa trung.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Bổ trung ích khí thang (xem Xích đới).

Thanh đới

Thể Thấp nhiệt:

Phép trị: Thanh Can, lợi thấp nhiệt.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tiêu dao tán gia giảm (Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Sài hồ 4g, Bạch linh 20g, Bạch thược (sao rượu) 20g, Cam thảo 20g, Nhân trần 12g, Chi tử (sao) 12g, Trần bì 4g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Sài hồ

Phát tán phong nhiệt, bình can, giải uất

Quân

Bạch linh

Trừ thủy, lợi thấp

Quân

Bạch thược

Liễm âm, dưỡng huyết, bình can

Thần

Cam thảo

Ôn trung hòa vị

Sứ

Nhân trần

Thanh nhiệt, trừ thấp

Chi tử

Thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, tiêu viêm

Thần

Trần bì

Kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm

Thể Hư tổn:

Phép trị: Bổ Can Thận.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tế âm địa hoàng hoàn (Chứng trị chuẩn thằng) gồm Ngũ vị tử, Mạch môn, Đương quy, Địa hoàng, Thung dung, Sơn thù, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Cúc hoa, Ba kích. Lượng bằng nhau. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết

Quân

Địa hoàng

Tư âm, bổ huyết

Thần

Hoài sơn

Sinh tân, kiện tỳ

Sơn thù

Bổ can thận, sáp tinh, thông khiếu

Quân

Mạch môn

Thanh tân, nhuận phế, chỉ khái

Ngũ vị tử

Thanh nhiệt, lương huyết, nhuận táo

Nhục thung dung

Ôn bổ thận dương, nhuận trường

Cúc hoa

Thanh nhiệt giải độc

Ba kích

Ôn thận tráng dương

Câu kỷ tử

Bổ can thận

Hắc đới

Thể Hỏa nhiệt:

Phép trị: Tiết hỏa.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Lợi hỏa thang (Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Đại hoàng 12g, Bạch truật 20g, Bạch linh 12g, Xa tiền tử 12g, Hoàng liên 12g, Chi tử 12g, Tri mẫu 8g, Sinh Thạch cao 20g, Vương bất lưu hành 12g, Lưu ký nô 12g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đại hoàng

Hạ tích trệ ở trường vị

Quân

Bạch truật

Kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy

Thần

Bạch linh

Hành thủy, lợi thấp nhiệt

Xa tiền tử

Lợi thủy, trừ đàm

Hoàng liên

Thanh nhiệt, táo thấp, giải độc

Quân

Tri mẫu

Thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận táo

Chi tử

Thanh nhiệt, tả hỏa, chỉ huyết

Thần

Sinh Thạch cao

Thanh nhiệt, trừ thấp

Quân

Thể Thận hư:

Phép trị: Tư âm, ích thận.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tư thận âm (Nữ khoa chứng trị) gồm Hoàng bá, Thanh diêm, Thăng ma.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Thục địa

Tư âm, dưỡng huyết

Quân

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết

Thần

Hoàng bá

Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu

Sơn du nhục

Bổ can thận, sáp tinh, thông khiếu

Đới ngũ sắc

Thể Tạng hư:

Phép trị: Bổ hư, cố sáp.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Vị phong tán (Giản dị phương) gồm Đảng sâm (sao), Đương quy, Bạch truật (sao), Xuyên khung, Phục linh, Quế nhục, Mễ cốc. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 8 - 12g. Thêm gạo 100 hột, sắc uống nóng lúc đói.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đảng sâm

Bổ tỳ, kiện vị, sinh tân dịch

Quân

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

Quân

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết

Thần

Bạch truật

Kiện tỳ, táo thấp, liễm hãn

Phục linh

Trừ thấp, lợi thủy

Quế nhục

Thông huyết, trừ hàn tích

Mễ cốc

Kiện tỳ

Thể Thấp nhiệt:

Phép trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu độc.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Giải độc tứ vật thang (Y học nhập môn) gồm Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá, Sinh địa, Chi tử, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Thục địa. Mỗi vị đều 4g, sắc uống.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Hoàng cầm

Thanh thấp nhiệt, giải độc

Quân

Hoàng liên

Thanh can nhiệt, táo thấp, giải độc

Quân

Hoàng bá

Thanh nhiệt, táo thấp ở hạ tiêu

Quân

Sinh địa

Bổ âm, thanh huyết, lương huyết

Thần

Chi tử

Thanh nhiệt, lương huyết, tả hỏa

Thần

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết

Bạch thược

Liễm âm, dưỡng huyết, bình can

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết, chỉ thống

Thục địa

Tư âm, dưỡng huyết, bổ thận

Bạch dâm

Thể Hỏa uất:

Phép trị: Thanh nhiệt, tiết hỏa, khai uất.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Hoàng liên thanh tân ẩm (Tế thế lương thang) gồm Hoàng liên, Sinh địa, Quy thân, Đảng sâm, Phục thần, Táo nhân, Viễn chí, Liên nhục, Chích thảo. Các vị đều có lượng bằng nhau 6 - 8g. Sắc uống.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

Quân

Sinh địa

Thanh nhiệt lương huyết

Thần

Đảng sâm

Bổ tỳ, kiện vị, sinh tân dịch

Hoàng liên

Thanh nhiệt, táo thấp, giải độc

Quân

Phục thần

Chỉ kinh quý, an tâm thần

Viễn chí

Giáng khí, hóa đàm

Liên nhục

Thanh tâm, kiện tỳ

Chích thảo

Điều hòa các vị thuốc

Sứ

Thể Thận hư: 

Phép trị: Bổ Thận khí, ích tinh, cố hạ nguyên.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Cửu long đơn (Nội kinh thập di) gồm Đương quy, Bạch linh, Sơn tra, Câu kỷ tử, Liên nhục, Khiếm thực, Liên hoa tu, Thục địa, Kim anh tử. Tất cả vị đều 120g. Tán bột, làm viên. Ngày uống 12 - 16g.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết

Quân

Thục địa

Bổ thận, dưỡng huyết

Thần

Bạch linh

Trừ thấp, lợi thủy, bổ tỳ vị

Sơn tra

Tiêu thực tích, hành ứ hóa đàm

Liên nhục

Bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh

Liên hoa tu

Sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết

Câu kỷ tử

Bổ can thận

Khiếm thực

Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, sáp tinh

Kim anh tử

Bổ tinh khí

Bạch trọc

Thể Thấp nhiệt:

Phép trị: Thanh nhiệt, hóa độc.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Long đởm tả can thang (xem Bạch đới).

Thể Âm hư hỏa vượng:

Phép trị: Tư âm, thanh hỏa, bổ hư.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Thanh tâm liên tử ẩm gồm Liên nhục 10g, Bạch linh 8g, Chích kỳ 8g, Đảng sâm 12g, Mạch môn (bỏ lõi) 8g, Hoàng cầm 8g, Địa cốt bì 8g, Chích thảo 5g, Xa tiền tử 4g, Đương quy 8g, Bồ hoàng (sao) 8g. 

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Thạch liên tử

Thanh tâm hỏa, giao tâm thận

Quân

Địa cốt bì

Giáng phế hỏa, thoái hư nhiệt, chỉ đạo hãn

Thần

Hoàng cầm

Thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc

Thần

Phục linh

Lý khí, hóa đàm

Xa tiền tử

Thanh nhiệt, lợi thủy

Mạch môn

Thanh tâm nhuận phế, trừ phiền nhiệt

Đảng sâm

Bổ tỳ, ích khí, sinh tân

Chích kỳ

Bổ khí, cố biểu, tiêu độc

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết

Bồ hoàng

Thanh nhiệt, hoạt huyết

Chích thảo

Ôn trung, hòa vị

Sứ

Thể Thận hư: 

Phép trị: Thanh nhiệt, hóa thấp. Bổ Thận hư.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tỳ giải phân thanh ẩm (kết hợp với bài Lục vị hoàn) gồm Tỳ giải, Ô dước, Ích trí nhân (sao muối), Thạch xương bồ (sao muối). Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi ngày uống 12g. Uống ấm, lúc đói.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Tỳ giải

Thẩm thấp, lợi niệu, kiện tỳ

Quân

Ô dước

Ôn thận khí, ấm trung tiêu

Thần

Ích trí nhân

Ôn tỳ, ấm thận, sáp tinh

Thần

Thạch xương bồ

Khai khiếu, hóa đàm, giải độc, trừ thấp

Điều trị bằng châm cứu

Nguyên tắc điều trị

Điều trị triệu chứng.

Hư bổ toàn thân.

Cách chọn huyệt

Chọn huyệt trên mạch Nhâm, mạch Đốc và 3 kinh âm ở chân.

Huyệt chủ: Đới mạch, Bạch hoàn du, Khí hải, Tam âm giao.

Nếu Thấp nhiệt: Hành gian, Ăm lăng tuyền.

Nếu Thấp hàn: Quan nguyên, Túc tam lý.

Nếu Hư chứng: Bổ Tỳ: Tỳ du, Thái bạch, Phong long.

Bổ Thận: Thận du, Thái khê, Phi dương.

Kỹ thuật châm:

Thấp nhiệt: Châm tả không cứu.

Đàm thấp: Châm bình bổ, bình tả.

Hư chứng: Châm hoặc cứu bổ.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.

Phân loại thuốc y học cổ truyền

Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)

Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.

Y học cổ truyền bại não (đông y)

Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.

Tim mạch và phong thấp nhiệt tý (thấp tim)

Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ.

Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao

Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.

Y học cổ truyền suy nhược mãn tính

Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)

E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.

Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.

Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)

Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.

Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim

Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường

Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)

Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế

Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.

Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi

Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.

Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền

Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt

Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.

Bệnh chứng tâm tiểu trường

Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.

Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh

Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.

Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)

Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.