- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Tiết niệu lạc cảm nhiễm (viêm đường tiết nệu)
Tiết niệu lạc cảm nhiễm (viêm đường tiết nệu)
Pháp chữa: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Viêm đường tiết niệu gồm: viêm nhiễm bể thận, bàng quang và niệu đạo. Đông y mô tả những triệu chứng này trong “lâm chứng”. Triệu chứng chính là đái buốt, đái dắt, đái són.
Nguyên nhân
Do thấp tà và nhiệt tà dẫn đến uẩn kết ở hạ tiêu gây rối loạn chức năng điều hòa thận và bàng quang, rối loạn tiểu tiện (buốt, dắt, són). Uất kết ở hạ tiêu lâu ngày gây hoá hoả dẫn đến huyết lạc (đái máu) cũng sẽ dẫn đến rối loạn tiểu tiện. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến tỳ thận lưỡng hư (mạn tính).
Là bệnh thường gặp trên lâm sàng, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mạn tính, hay tái phát, do đó phải chữa sớm và triệt để.
Các thể lâm sàng
Thể thấp nhiệt
Thường gặp trong viêm đường tiết niệu cấp tính và mạn tính có đợt tiến triển cấp: chủ yếu là phát sốt, đái dắt, đái buốt, đái đau; niệu đạo có cảm giác nóng; bụng dưới chướng đầy kèm theo đau ngang thắt lưng; miệng khô, thích uống nước mát, cảm giác khát; rêu lưỡi vàng nhờn dính, chất lưỡi hồng; mạch hoạt sác.
Pháp điều trị:
Thanh nhiệt lợi thấp.
Phương thuốc:
“đạo xích tán” gia giảm:
Sinh địa 16 - 40g.
Mộc thông 8 - 12g.
Cam thảo 8g Trúc diệp 8 - 12g.
Hoàng bá 12g Ngưu tất 16g.
Sa tiền thảo 40g.
Gia giảm:
Có sốt cao thêm: kim ngân hoa 20g, liên kiều 16g, hoàng cầm 12g, trư linh 16g, hoạt thạch 32g.
Đái máu nhiều thêm: đại kế, tiểu kế 16g, bạch mao căn sao 40g.
Thể tỳ thận hư
Thường thấy trong viêm đường tiết niệu mạn tính.
Triệu chứng: sắc mặt trắng bóng, ăn kém; bụng dưới tức chướng và đầy, đại tiện lỏng; lưỡi và môi nhợt; mạch hư. Nếu thận dương hư thì : đau lưng, mệt mỏi, chân tay lạnh; rêu lưỡi trắng trơn; mạch tế nhược. Nếu thận âm hư sinh nội nhiệt thì lòng bàn chân, lòng bàn tay nóng ấm hơn phía mu bàn tay; miệng khô, lưng đau, mỏi 2 bên đùi, gầy gò; đái ít tiểu vàng hoặc đái đục, đái són hoặc đái đau; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng; mạch tế sác.
Pháp chữa: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng.
Bài thuốc: hợp phương “tứ quân tử thang” với “bổ trung ích khí thang”.
Nếu thận dương hư thì dùng: “Tế sinh thận khí hoàn” hợp “lục vị địa hoàng hoàn” gia giảm.
Thận âm hư thì dùng “tri bá bát vị hoàn”.
Thuốc nam nghiệm phương
Các phương thuốc thích ứng với thể thấp nhiệt:
Kim tiền thảo, sa tiền tử, nhân đông đằng đều 40g. Nếu viêm nhiễm nặng, đau nhiều thì gia thêm: lưỡng diện châm 8 - 12g.
Lô căn (rễ sậy) 80g, bạch mao căn 40g, sa tiền thảo 40g. Sắc uống ngày 1 thang.
Mộc thông 20 - 30g, kim tiền thảo 40g, lô căn 32g. Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống.
Bạch hoa xà thiệt thảo (cỏ lưỡi rắn) 40 - 80g, nhẫn đông đằng 40g, diệp hạ châu 40g, thư cúc hoa 20g, đáo gia thảo 40g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
Sa tiền thảo, mao căn , bạch hoa xà thiệt thảo, ngũ chỉ mao đài mỗi vị đều 40g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang, dùng cho thể tỳ thận dương hư.
Có thể dùng châm cứu, nhĩ châm. Dùng các huyệt chính: quan nguyên, tam âm giao.
Các huyệt phụ: qui lai, thái khê, phi dương.
Nhĩ châm các điểm: giao cảm, thần môn, niệu quản.
Bài viết cùng chuyên mục
Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.
Bệnh học ngoại cảm thương hàn
Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.
Hư lao: suy nhược cơ thể
Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)
Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.
Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)
Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ
Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.
Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)
Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.
Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)
Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.
Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Bì phu nham (ung thư da)
Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất
Y học cổ truyền tăng huyết áp
Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.
Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch
Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.
Bệnh học tỳ vị
Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..
Y học cổ truyền viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh Lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)
Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.
Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch
Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh
Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.
Nhũ nham: ung thư vú
Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.
Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn
Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường
Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.
Thống phong (bệnh goutte)
Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.
Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)
Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.