- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Thống phong (bệnh goutte)
Thống phong (bệnh goutte)
Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Goutte hay hội chứng Goutte là danh từ dùng để chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý gồm nhiều thời kỳ viêm khớp tái đi tái lại, tương ứng với sự hiện diện của các tinh thể acid uric hoặc tinh thể muối urat ở trong dịch khớp. Trong nhiều trường hợp có thể có sự tích tụ các tinh thể này ở ngoài khớp như ở trong thận, trong một số mô dưới da. Có hai loại chính:
Goutte nguyên phát: có tính chất di truyền.
Goutte thứ phát: thường là hậu quả tiến triển của một bệnh hay là hậu quả của việc sử dụng thuốc lâu ngày (như thuốc lợi tiểu, Aspirine liều thấp).
Tần suất xuất hiện:
90% trường hợp Goutte nguyên phát xảy ra ở đàn ông, nếu ở phụ nữ chỉ thấy xảy ra ở tuổi mãn kinh mà thôi.
Goutte thứ phát hay gặp ở phụ nữ mắc bệnh tim mạch, có tăng huyết áp hoặc những bệnh nhân có bệnh ác tính về máu (bệnh đa u tủy Kahler, bạch cầu kinh niên thể tủy, đa hồng cầu…), bị bệnh thận kinh niên hoặc bị ngộ độc chì.
Thống kê Châu Âu: Goutte chiếm 0,02 đến 0,2% dân số, chủ yếu ở nam giới, chiếm tỷ lệ 95%, thường xuất hiện ở tuổi trung niên (30 - 40 tuổi).
Ở Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai: bệnh Goutte chiếm 1,5% các bệnh về xương khớp.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguồn gốc và sự chuyển hóa acid uric:
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Goutte là acid uric. Ở người bình thường: acid uric trong máu giữ mức độ cố định: nam 5 mg% và nữ 4 mg%. Tổng lượng acid uric trong cơ thể là 1000 mg và lượng này luôn luôn được chuyển hóa (sinh mới và thải trừ).
Sinh mới
Acid uric được tạo thành từ 3 nguồn:
Thoái biến từ chất có nhân purin do thức ăn mang vào.
Thoái biến từ chất có nhân purin từ trong cơ thể (các acid nhân ADN và ARN do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra).
Tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.
Ngoài sự hình thành acid uric từ 3 nguồn trên, còn cần sự tham gia của các men nuclease, xan thin oxyclase, hypoxanthyn, guanin-phosphoribosyl-transferase (HGPT).
Thải trừ
Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận (450 - 500 mg/24 giờ) và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg).
Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric
Tăng bẩm sinh: bệnh Leseh - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có biểu hiện toàn thân, thần kinh, thận và khớp. Bệnh rất hiếm và rất nặng.
Goutte nguyên phát: gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng nhiều acid uric.
Goutte thứ phát: acid uric trong cơ thể tăng do:
Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu. Đây cũng là tác nhân tác động gây bệnh cả nguyên phát và thứ phát.
Do tăng cường thoái biến purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào tổ chức) như bệnh đa hồng cầu, leucemie mạn thể tủy, Hodgkin, sarcome hạch, đa tủy xương hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh ác tính.
Do giảm thải acid uric qua thận vì viêm thận mạn tính hoặc suy thận làm acid uric ứ lại gây bệnh.
Cơ chế bệnh sinh
Khi lượng acid uric trong máu tăng cao (trên 7 mg% hay 416,5 µmol/l) và tổng lượng acid uric trong cơ thể tăng thì sẽ lắng đọng lại ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể acid uric hay urat monosodic.
Lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp.
Lắng đọng ở thận (nhu mô thận và đài bể thận).
Lắng đọng ở các nội tạng và cơ quan, gây các biểu hiện bệnh Goutte ở nơi này:
Sụn xương, sụn khớp, sụn vành tai, thanh quản.
Gân: gân Achille, các gân duỗi các ngón.
Tổ chức dưới da: khuỷu, mắt cá, gối.
Thành mạch, tim.
Mắt.
Trong bệnh Goutte, urat monosodic lắng đọng ở thành hoạt dịch sẽ gây một loạt các phản ứng:
Hoạt hóa yếu tố Hageman tại chỗ, từ đó kích thích các tiền chất gây viêm như kininogen và kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein, gây phản ứng viêm ở thành hoạt dịch.
Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng ra các men tiêu thể của bạch cầu (lysozyme), các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.
Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên lâm sàng thấy 2 thể bệnh Goutte:
Thể bệnh Goutte cấp tính, quá trình viêm xảy ra trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, rồi lại tái phát.
Thể bệnh Goutte mạn tính: quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm liên tục không ngừng.
Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn nồng độ acid uric trong máu cao và chưa có biểu hiện trên lâm sàng
Hay gặp ở nam lúc tuổi dậy thì và nữ lúc tuổi mãn kinh. Có thể xuất hiện cơn đau quặn thận (10 - 40%) do sỏi urat trước.
Giai đoạn Goutte cấp tính
Goutte cấp tính được biểu hiện bằng những đợt viêm cấp tính và dữ dội của ngón chân cái (khớp bàn ngón), thường xảy đến bất thình lình. Cơn goutte cấp có thể khởi phát sau một số điều kiện thuận lợi như:
Sau một bữa ăn nhiều thịt, rượu.
Sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
Lao động nặng, đi lại nhiều, mang giầy quá chật.
Xúc động, cảm động.
Nhiễm khuẩn cấp.
Sau khi dùng một số thuốc lợi tiểu như nhóm Chlorothiazide, tinh chất gan, Vitamin B12, Steroid…
Khoảng 50% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đái nhiều và nóng buốt, sốt nhẹ…
Cơn thường xảy ra vào ban đêm, khoảng 2 - 3 giờ sáng. Đau nhức dữ dội ở khớp bàn ngón chân cái, càng lúc càng đau nhiều, đến nỗi đụng vào tấm chăn mền cũng không sao chịu được.
Cơn đau kéo dài đến sáng thì dịu dần, đến đêm hôm sau lại bắt đầu đợt đau như cữ. Một cơn goutte cấp tính có thể kéo dài vàingày đến vài tuần. Bệnh nhân có sốt, có thể kèm theo rét run, nhiệt độ từ 38 - 39oC. Sốt càng cao nếu bệnh nhân càng đau nhiều.
Nơi khớp đau nhức sẽ có dấu hiệu viêm khớp cấp, da đỏ láng, phù nhẹ, có nhiều tĩnh mạch nổi lên.
Hết cơn, bệnh nhân sẽ ngứa ở khớp, tróc da, khớp bị cứng từ 1 - 2 ngày rồi trở lại bình thường không di chứng.
Cơn cấp tính có thể tái phát nhiều lần, 7% không có cơn goutte cấp lần 2, nhưng phần lớn cơn goutte cấp lần 2 xảy ra từ sau 1 năm cho tới 10 năm.
Goutte mạn tính
Diễn tiến chậm, có thể có hoặc không có kèm theo các đợt cấp. Nếu có các đợt này xảy ra ít hơn, thời gian đau ngắn hơn.
Goutte mạn biểu hiện bằng dấu hiệu nổi ở các u cục (tophi) và viêm đa khớp mạn tính. Do đó gọi là goutte lắng đọng.
Tophi là những cục tinh thể acid uric hoặc muối urat có ở màng khớp, sụn khớp, gân cơ, mô dưới da. Tophi xuất hiện một cách kín đáo, lớn dần, không di động, cứng dần, hình thể không đều, không đau, nhưng sự hiện diện ở khớp có thể làm cứng dần và đưa đến biến dạng khớp. Da nơi tophi xuất hiện dễ bị loét, lỗ dò, chảy ra một chất trắng như phấn. Tophi ít khi bị nhiễm trùng, nếu bội nhiễm rất khó chữa lành.
Biến dạng khớp: Khớp nào ở giai đoạn goutte mạn tính cũng đều có thể bị tổn thương cả. Thường bị tương tổn ở nhiều khớp một lúc và là các khớp nhỏ ngoại biên. Khớp không đau lúc nghỉ ngơi nhưng đau và cứng khớp khi hoạt động.
Biến chứng nội tạng: 1/3 trường hợp bệnh nhân đau sau cơn goutte có cơn đau quặn thận do có sự thành lập sỏi urat. Một số bệnh nhân có chức năng thận thay đổi. Diễn tiến bệnh thận rất chậm.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Acid uric máu tăng.
Bạch cầu tăng.
Tốc độ lắng máu bình thường hoặc tăng ít.
Dịch khớp đục.
Bạch cầu tăng nhiều 10.000-70.000/mm3. Phần lớn là bạch cầu đa nhân. Mucin giảm. Nồng độ Glucose và acid uric tương tự như trong máu.
X quang khớp: Goutte cấp: chưa có biến đổi trên X quang. Goutte mạn: khoảng cách 2 đầu xương hẹp lại, có hiện tượng mọc thêm xương ở đầu xương và có hiện tượng tạo hang ở trong xương.
Chẩn đoán xác định
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và acid uric máu.
Chẩn đoán phân biệt
Cơn goutte cấp cần chẩn đoán phân biệt với:
Cơn giả goutte: là bệnh viêm khớp của người già, do sự lắng đọng của những tinh thể calci trong dịch khớp, đôi khi cũng có xảy ra ở người trẻ và thương tổn tiến triển nhanh chóng ở nhiều khớp. Bệnh xuất hiện ở 2 phái như nhau. Cơn giả goutte cấp cũng tương tự như goutte cấp nhưng thường là tổn thương khớp to (nhất là gối, cũng có thể thấy ở khớp cổ tay, cổ chân, mắt cá, cột sống lưng, ngón chân cái) và thời gian đau ngắn hơn 1 - 2 tuần.
X quang: cho thấy hiện tượng hóa vôi ở sụn.
Dịch khớp chứa các tinh thể calcium và giả tophi là những cục tinh thể calcium kết lại thành từng đám.
Bệnh điều trị không hiệu quả với Colchicine:
Viêm khớp cấp trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Viêm khớp mủ.
Viêm khớp do chấn thương.
Thoái hóa khớp.
Goutte mạn tính:
Cần phải phân biệt tất cả các trường hợp viêm khớp gây biến dạng khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Điều trị theo y học hiện đại
Mục đích
Chấm dứt cơn goutte cấp càng nhanh càng tốt.
Ngừa tái phát.
Ngừa biến chứng bằng cách ngăn ngừa sự lắng đọng của các tinh thể acid uric hoặc muối urat.
Tránh các yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện goutte.
Cụ thể
Điều trị cơn goutte cấp thường dùng Colchicine ở liều tấn công. Có thể dùng Phenylbutazone hoặc Indocide để tăng sự thải acid.
Ngừa tái phát: có thể dùng Colchicine liều thấp và dùng các thuốc Probenecid, Allopurinol hoặc Sulliupyrazone để tăng sự thải acid uric.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Kiêng rượu và các thuốc kích thích như ớt, cà phê…
Hạn chế thức ăn có nhiều purin.
Uống nhiều nước (2 lít/ngày).
Tránh làm việc quá sức, tránh lạnh, tránh ăn uống quá mức.
Khi phẫu thuật hoặc các bệnh toàn thân cần chú ý theo dõi acid uric máu để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Goutte hay Thống phong được mô tả như trên nằm trong phạm trù Chứng Tý thể Hàn tý, Thấp tý, Hàn thấp tý và chứng Lịch tiết phong.
Nguyên nhân do 3 thứ tà khí Phong, Hàn, Thấp vào tích tụ lâu ngày trong cơ thể, mà cơ thể lại có Can Thận bất túc: Can hư không nuôi dưỡng được Cân mạch, Thận hư không làm chủ được cốt tủy. Hư nhiệt kết hợp với Khí huyết ứ trệ do tà khí tích tụ gây bế tắc làm cho khớp xương sưng nóng đau không co duỗi, vận động được. Đau càng dữ dội về đêm, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau. Nếu bệnh tiến triển nhanh và mạnh hơn thì gọi là Bạch hổ lịch tiết.
Điều trị theo y học cổ truyền
Goutte nguyên phát
Y học cổ truyền mô tả trong chứng Thống tý hay Hàn tý. Đau dữ dội ở một khớp trời lạnh đau tăng, đau nhiều về đêm không ngủ được. Hàn khí nhiều hay hành bệnh đi xuống làm cho khớp xương, da thịt 2 chân nặng nề hoặc sưng nhức. Phép chữa chung: Tán hàn, khu phong, trừ thấp và hành khí hoạt huyết.
Thể Hàn tý:
Phép: Tán hàn làm chính, sơ phong - táo thấp làm phụ và gia thêm thuốc ôn thông vì tính chất của hàn là ngưng trệ.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Độc hoạt tang ký sinh thang gia thêm các vị thuốc như Phụ tử 8g, Quế chi 8g.
Bài Ô đầu thang gia giảm gồm Phụ tử chế 8g, Ma hoàng 12g, Bạch thược 12g, Cam thảo 8g, Phục linh 12g, Lá Sa kê, Hoàng kỳ 12g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng y học cổ truyền |
Vai trò |
Phụ tử |
Bổ hỏa, trợ dương, trục hàn tà |
Quân |
Ma hoàng |
Phát hãn giải biểu |
Thần |
Bạch thược |
Liễm âm, dưỡng huyết, chỉ thống |
Thần |
Hoàng kỳ |
Bổ khí, cố biểu |
Tá |
Phục linh |
Lợi thủy, thẩm thấp |
Tá |
Lá Sa kê |
Trừ đàm thấp |
Tá |
Cam thảo |
Ôn trung. Điều hòa các vị thuốc. |
Sứ |
Bài Ngũ tích tán gia giảm:
Vị thuốc |
Tác dụng y học cổ truyền |
Vai trò |
Can khương |
Ôn trung, trục hàn, thông mạch |
Quân |
Nhục quế |
Ôn lý, khử hàn |
Quân |
Ma hoàng |
Phát hãn, giải biểu |
Thần |
Đương quy |
Hoạt huyết, dưỡng huyết |
Thần |
Xuyên khung |
Hoạt huyết, chỉ thống |
Thần |
Bạch chỉ |
Trấn thống, giải biểu |
Tá |
Thương truật |
Ôn trung, hóa đàm |
Tá |
Tần giao |
Trừ phong thấp, thư cân hoạt lạc |
Tá |
Hậu phác |
Táo thấp, kiện tỳ |
Tá |
Trần bì |
Kiện tỳ, lý khí, hóa đàm |
Tá |
Bán hạ |
Giáng khí, trừ thấp, hóa đàm |
Tá |
Phục linh |
Lý khí, hóa đàm |
Tá |
Bạch thược |
Dưỡng huyết, chỉ thống |
Tá |
Cam thảo |
Ôn trung, hòa vị |
Sứ |
Lịch tiết phong:
Nếu ở giai đoạn cấp: khớp sưng to, đau nhức dữ dội, co duỗi khó khăn, viêm nhiệt phát sốt…
Bài Bạch hổ quế chi thang gia vị gồm Thạch cao, Quế chi, Tri mẫu, Thương truật, Hoàng bá, Tang chi, Ngạnh mễ, Phòng kỷ.
Bài Độc hoạt tang ký sinh gia giảm gồm Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Tế tân, Tần giao, Đương quy, Đảng sâm, Phục linh, Ngưu tất, Đỗ trọng, Quế chi, Thục địa, Bạch thược, Phụ tử chế, Cam thảo.
Goutte thứ phát
Tùy thuộc vào thể bệnh chính kèm theo goutte như Thận âm hư, Can âm hoặc Can huyết hư, Tỳ thận dương hư mà dùng bài thuốc thích hợp, nhưng vị thuốc chính là Lá Sa kê từ 20 - 30g.
Thí dụ: Goutte thứ phát trên tăng huyết áp thể can thận âm hư.
Bài Bổ Can thận gồm Đương quy 12g, Hoài sơn 12g, Thục địa 16g, Trạch tả 12g, Sài hồ 12g, Hà thủ ô 12g, Thảo quyết minh 12g, gia thêm Lá Sa kê từ 20 - 30g.
Dùng độc vị Lá Sa kê từ 50g sắc uống dưới dạng trà hàng ngày, kèm thêm bài thuốc Lục vị nếu có Thận âm hư, kèm thêm bài thuốc Bát vị nếu có Tỳ thận dương hư…
Bài viết cùng chuyên mục
Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.
Y học cổ truyền tăng huyết áp
Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.
Y học cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn
Phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch
Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.
Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)
Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.
Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)
Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.
Y học cổ truyền tai biến mạch não
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào
Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.
Y học cổ truyền suy nhược mãn tính
Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế
Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.
Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)
Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.
Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)
Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động
Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.
Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)
E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.
Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)
Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.
Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim
Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Bệnh học ngoại cảm
Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.
Y học cổ truyền thoái hóa khớp xương
Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều.
Bệnh chứng tâm tiểu trường
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.
Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)
Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.
Chữa chứng nấc cụt
Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.
Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)
Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.