Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

2019-03-01 02:18 PM

Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là cơn đau bụng kinh có liên quan đến thời gian trước, sau hoặc trong khi hành kinh.

Bệnh danh: Đau bụng kinh, Kinh nguyệt đau, Kinh hành phúc thống.

Cơ chế bệnh sinh: Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khi khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông gây hiện tượng đau bụng kinh (thống tắc bất thông).

Thể lâm sàng: Thống kinh phân 2 loại:

Lâm sàng thóng kinh

Thực chứng

Do Phong hàn tà:

Do trong giai đoạn hành kinh mà nhiễm phải hàn tà như ăn thức ăn quá sống, lạnh hoặc cơ thể nhiễm lạnh từ phần dưới cơ thể, cho nên khí huyết ngưng trệ lại gây đau.

Triệu chứng:

Đau bụng trong khi hành kinh kèm đau lưng, đau cứng cổ gáy, sợ lạnh.

Sắc kinh tím đen, kinh xuống ít hoặc tắc bất chợt. Sắc mặt xanh bạc, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng mỏng.

Mạch phù khẩn hoặc trầm khẩn.

Do Khí trệ:

Kỳ kinh thường không đều, lượng kinh ít.

Đau bụng dưới, trướng tức nhiều hoặc lan lên ngực sườn, đau lưng, trước khi hành kinh và bắt đầu kỳ kinh.

Trước khi ra kinh thường có hiện tượng vú căng đau, đau đầu hoặc ½ bên đầu.

Sắc mặt xanh bạc, tinh thần bực dọc, nôn, ợ hơi.

Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng. Mạch huyền sác.

Do Huyết ứ:

Ứ huyết tích lâu ngày sinh đau.

Triệu chứng:

Bụng dưới căng đau dữ dội trước và đầu kỳ hành kinh, đau nổi cục cứng, đè vào đau thêm, đau như phát sốt. Kinh xuống không thông, màu đen sẫm, có cục huyết ra thì giảm đau.

Sau khi hành kinh, lượng kinh vẫn còn rỉ rả, có khi tắt ngưng.

Sắc mặt xanh tím, da khô, táo bón, mặt lưỡi tím sẫm. Mạch trầm sác.

Hư chứng

Thường đau bụng giữa và cuối kỳ hành kinh.

Thể Hư hàn:

Đau bụng suốt kỳ hành kinh, đau lâm râm, chườm nóng dễ chịu. Đau lưng, mỏi mệt.

Kinh cuối kỳ màu nhạt, lượng ít. Sắc da xanh ánh vàng, môi nhợt, da khô, gầy.

Rêu lưỡi trắng nhuận. Mạch trì, tế.

Thể Hư nhiệt:

Bụng dưới đau âm ỉ sau kỳ. Kinh đến sớm, lượng kinh ít.

Sắc mặt trắng đới vàng, gò má hồng, lòng bàn tay nóng hoặc sau ½ ngày có sốt, hồi hộp, bứt rứt, khó ngủ, táo bón.

Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Mạch tế sác hoặc đới huyền. 

Thể Khí Huyết hư nhược:

Bụng đau lâm râm trong khi hành kinh và sau khi hành kinh. Đè vào dễ chịu.

Sắc kinh nhạt, trong, lượng kinh ít.

Sắc mặt trắng xanh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng.

Tinh thần uể oải, đoản khí, tiếng nói yêu. Mạch hư tế.

Nếu huyết hư khí trệ gây đau thì sau khi hành kinh, huyết dư xuống chưa sạch thì đau không ngưng.

Thể Can Thận khuy tổn:

Đau bụng dưới sau khi hành kinh, đau lan vùng thắt lưng.

Sắc kinh nhạt, lượng ít.

Lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Mạch trầm tế.

Điều trị thống kinh bằng thuốc

Phép chung: Thông điều khí huyết, chỉ thống.

Thực chứng

Thể Huyết ứ

Phép trị: Hoạt huyết, tiêu ứ trệ.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Huyết phủ trục ứ thang (trích Y lâm Cải Thác) gồm Xuyên khung 10g, Hương phụ 8g, Quy thân 15g, Thanh bì 8g, Sinh địa 15g, Chỉ xác 6g, Xích thược 12g, Mộc hương 6g, Đào nhân 8g, Cam thảo 4 g, Hồng hoa 8g, Ngưu tất 12g. 

Khí trệ:

Phép trị: Hành khí, tiêu ứ.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Thanh nhiệt điều huyết thang (trích Cổ Kim Y Giám) gồm Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Nga truật, Hoàng liên, Đơn bì.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Quân

Xuyên khung

Hoạt huyết, chỉ thống

Quân

Sinh địa

Tư âm, bổ thận, dưỡng huyết

Thần

Bạch thược

Dưỡng huyết, chỉ thống

Thần

Hoàng liên

Thanh nhiệt giải độc

Quân

Đào nhân

Phá huyết, trục ứ, nhuận táo

Hồng hoa

Phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết

Nga truật

Phá huyết, hoạt huyết

Đơn bì

Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết

Thể Phong hàn:

Phép trị: Lý khí ôn kinh.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Ôn kinh thang (xem Kinh nguyệt trước kỳ).

Hư chứng

Thể Hư hàn:

Phép trị: Ôn kinh dưỡng huyết.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Tiểu ôn kinh thang (trích Giản dị phương) gồm Đương quy 12g, Hắc phụ tử 12g. Sắc uống nóng.

Thể Hư nhiệt:

Phép trị: Dưỡng âm, lương huyết, chỉ thống.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Đơn chi tiêu dao tán (xem Kinh nguyệt không định kỳ).

Thể Khí Huyết hư nhược:

Phép trị: Điều khí dưỡng huyết.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Bát trân thang gia Hương phụ 8g, Mộc hương 8g.

Thể Can Thận khuy tổn:

Phép trị: Bổ can thận.

Bài thuốc sử dụng:

Bài Điều hòa can thang (trích Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Hoài sơn, Sơn thù, Đương quy, A giao, Bạch thược, Cam thảo.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Dưỡng huyết, bổ huyết

Quân

Hoài sơn

Bổ tỳ cố thận

Thần

Sơn thù

Ôn can trừ đàm

Bạch thược

Bổ huyết, hòa huyết

A giao

Tư âm, bổ huyết

Cam thảo

Ôn trung, điều hòa vị thuốc

Sứ

Điều trị bằng châm cứu

Thực chứng

Giảm đau: Chọn huyệt mạch Nhâm và Túc Thái âm Tỳ, Túc Dương minh Bàng quang: châm tả.

Huyệt chủ: Trung cực, Địa cơ, Thứ liêu.

Hư chứng

Giảm đau: Chọn huyệt mạch Nhâm, Đốc và kinh Tỳ Vị: châm, cứu bổ.

Huyệt chủ: Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Kinh môn.

Huyệt dự bị: Quy lai, Thái xung, Tam âm giao, Huyết hải.

Bế kinh:

Huyết hư:

Chọn huyệt ở mạch Nhâm và kinh Tỳ Vị: châm bổ.

Huyệt chủ: Trung cực, Vị du, Huyết hải, Túc tam lý, Tỳ du. 

Huyết trệ:

Chọn huyệt ở mạch Nhâm, kinh Tỳ, kinh Can: châm tả.

Huyệt chủ: Trung cực, Khí hải, Tam âm giao, Hành gian, Hợp cốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền liệt mặt nguyên phát (đông y)

Sau khi rời thân não, dây thần kinh mặt, có kèm theo dây phụ Wrisberg, động mạch và tùng tĩnh mạch, chạy xuyên qua xương đá trong một ống xương: vòi Fallope.

Y học cổ truyền viêm tiểu cầu thận mạn tính

Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế

Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.

Bệnh học ngoại cảm thương hàn

Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết

Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.

Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch

Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.

Bệnh học thận bàng quang

Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.

Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)

Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.

Bì phu nham (ung thư da)

Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất

Y học cổ truyền tai biến mạch não

Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.

Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính

Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.

Phân loại thuốc y học cổ truyền

Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.

Bệnh học ngoại cảm

Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao

Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.

Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)

Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.

Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi

Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.

Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)

Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Y học cổ truyền thấp tim tiến triển

Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn

Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.

Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền

Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.