- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Trung y mô tả những cơn đau đột nhiên xuất hiện trước tim và sau xương ức trong các chứng “tâm thống, tâm quí, hung tý...”. Đau ở ngực trái thường lan đến cổ, mặt trong cánh tay, có khi kèm theo tím tái, tứ chi quyết lạnh, mạch vi tế, thường gặp ở tuổi trên 40, nam nhiều hơn nữ.
Nguyên nhân bệnh lý
Những người già cơ thể suy nhược hoặc do ăn nhiều chất béo hoặc do nội nhân (thất tình) mà dẫn đến.
Bản chất bệnh do tâm dương không đầy đủ, tâm dương bất túc, tỳ dương không kiện vận dẫn đến hàn ngưng huyết ứ, đàm trọc nội sinh. Đàm trọc huyết ứ bế trở tâm mạch dẫn đến huyết hành bị trở ngại ở phần trên ngực gây nên cơn đau kịch liệt vùng trước tâm. Nếu nặng thì khí - huyết không thông, xuất hiện tím tái, tứ chi quyết lạnh, mạch vi muốn tuyệt. Cũng có thể do tỳ dương không kiện vận dẫn đến tâm - dương bất túc. Mệnh môn hỏa suy hoặc do tâm huyết không đầy đủ mà dẫn đến. Trên lâm sàng thường do can thận âm hư.
Dựa trên lý luận “Âm dương hỗ căn, âm trưởng ở dương, dương trưởng ở âm, âm tổn cập dương, dương tổn cập âm”. Vì vậy, nếu bệnh nhân lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị dự phòng kịp thời sẽ dẫn đến âm - dương đều hư, âm - dương không đầy đủ, khí - huyết ứ trở bên trong. Điều này có liên quan mật thiết với 3 tạng: tỳ, can, thận.
Biện chứng
Bệnh hư thực thác tạp, triệu chứng có đàm trọc huyết ứ lại có âm - dương khí - huyết hư.
Trên thực tế lâm sàng là tiêu thực mà bản hư nên khi điều trị cần phải áp dụng nguyên tắc “cấp trị tiêu hoãn trị bản”. Khi phát bệnh thì nên hành khí hoạt huyết hoặc ôn hóa hàn đàm kết hợp củng cố tâm âm, tâm dương; như thế là coi trọng trị tiêu. Sau khi bệnh được cải thiện tốt, lấy bổ hư là chính kèm thêm thuốc trừ đàm thông ứ; như vậy là coi trọng trị bản.
Lâm sàng và thể bệnh
Thể dương hư do trở tắc
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm, rêu trắng nhuận hoặc trơn, mạch trầm hoãn hoặc kết đại.
Pháp điều trị: ôn dương thông lạc trừ đàm.
Phương thuốc: “chỉ thực giới bạch quế chi thang” gia giảm.
Chỉ thực 12g Chế bán hạ 12g.
Giới bạch 6g Toàn qua lâu 32g Sinh khương 8g Đẳng sâm 16g.
Quế chi 16g Tế tân 4g . Đan sâm 16g.
Nếu đau nặng thì thêm “tô hợp dương hoàn” 1 hoàn uống với nước ấm.
Khí trệ huyết ứ
Ngực đau nhói từng cơn, đau lan lên vai và lưng, tức ngực khó thở, lưỡi xám tím, rìa lưỡi và đầu lưỡi có điểm ứ huyết; mạch trầm, sáp hoặc kết.
Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc.
Phương thuốc: “trục ứ thang” gia giảm.
Xuyên khung 8g Đào nhân 12g.
Sinh địa hoàng 16g Đương qui 12g.
Xích thược 12g Quất hồng 12g.
Hồng hoa 12g Chỉ xác 8g.
Cát cánh 8g Tử hồ 4g.
Cam thảo 4g.
Ngày 1 thang sắc uống chia 2 lần, có thể uống kèm “thất tiếu tán” ngày 2g hoặc bột tam thất ngày 9g (chia 3 lần).
Âm hư bế trở
Khí uất tức ngực, cơn đau vùng tim nặng về đêm, đầu váng tai ù, miệng khô, mắt mỏi, ngủ không yên giấc, tư hãn (đạo hãn), lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều về đêm, chất lưỡi bệu hồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc không có rêu; mạch tế sác hoặc vi tế hoặc súc.
Pháp chữa: tư âm thông lạc.
Bài thuốc: “dưỡng âm thông tý thang”.
Sinh địa 24g Mạch môn 12g.
Nữ trinh tử 20g Qua lâu 12g.
Đẳng sâm 12g Quất hồng 8g.
Hồng hoa 8g Đào nhân 12g.
Diên hồ sách 12g.
Nếu đau nặng thì gia thêm: tam thất 3g, ngày 2 lần uống.
Âm dương hư tý
Đau ngực vùng trước tim, có khi giữa đêm phải thức giấc vì đau, tâm quí khí đoản, đầu thống tai ù, trằn trọc không yên, ăn kém gầy gò, lưng gối đau mỏi, sợ lạnh sợ gió, chi lạnh; đái đêm nhiều, chất lưỡi xám tím hoặc trắng nhợt, rêu lưỡi ít, mạch tế nhược hoặc kết đại.
Pháp chữa: điều bổ âm - dương- lý khí hoạt huyết.
Bài thuốc: “chích cam thảo thang” gia giảm.
Đẳng sâm 24g Nhục quế 4 - 10g.
Chích thảo 12g Sinh địa 12g.
Mạch đông 12g Phụ tử chế 4 - 12g.
Giới bạch 12g Xuyên qui 12g.
Toan táo nhân 12g Đẳng sâm 16g.
Sinh khương 3 lát.
Bài viết cùng chuyên mục
Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.
Y học cổ truyền xơ vữa động mạch
Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu.
Thống phong (bệnh goutte)
Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường
Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.
Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền
Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Bệnh học ngoại cảm thương hàn
Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.
Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi
Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.
Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)
Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)
Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.
Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao
Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.
Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)
Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.
Y học cổ truyền bại não (đông y)
Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.
Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn
Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế
Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.
Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)
Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế
Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.
Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)
Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt
Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị
Chữa chứng nấc cụt
Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch
Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.
Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)
Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.
Phân loại thuốc y học cổ truyền
Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.
Vị nham: ung thư dạ dày
Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào
Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.