Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)

2013-07-17 02:38 PM

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Theo quan điểm của y học hiện đại Theo y học hiện đại, bản chất bệnh là phản ứng quá mẫn mà nguyên nhân chính là vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, ký sinh trùng, ăn uống thức ăn lạ và dùng dược vật (thuốc đưa vào cơ thể) dẫn đến viêm các mao động mạch - tĩnh mạch, viêm các tiểu huyết quản làm cho tăng tính thấm thành mạch và dãn mạch. Bệnh hay gặp ở nhi đồng và thanh niên, đa số có triệu chứng ở khớp, ở vùng bụng và ở thận; tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy bình thường.

Nghiệm pháp dây thắt (+); sức bền thành mạch giảm, tốc độ máu lắng nhanh, nước tiểu thường qui có thể thấy hồng cầu hoặc albumin và hình trụ.

Theo quan niệm của y học cổ truyền:

Y học cổ truyền cho rằng, bệnh là do ngoại cảm phải tà khí lục dâm, lại gặp phải lao thương quá độ tổn thương chính khí; tỳ, vị hư nhược mất chức năng thu nhiếp huyết nên huyết xuất ra ngoài mạch. Đa phần do huyết nhiệt bức huyết vong hành mà dẫn đến. Ngoài ra,Bệnh còn biểu hiện là huyết ly kinh lạc thành huyết ứ. Vì vây, đa số bệnh nhân có điểm ban ứ huyết ở lưỡi làm cho chất lưỡi xám tía, tĩnh mạch dưới lưỡi căng chướng ngoằn ngoèo, các khớp sưng, đau mỏi; nữ giới có biểu hiện đau bụng và thống kinh. Như vậy, bản chất bệnh có liên quan mật thiết với huyết ứ.

Biện chứng luận trị

Nhóm phong nhiệt phát ban

Ban xuất huyết màu tím tía đơn thuần, thời kỳ đầu đa số có viêm nhiễm đường hô hấp trên, có phát sốt, đau đầu, đau họng; rêu lưỡi mỏng; mạch phù sác.

Phương trị: sơ phong thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết.

Điều trị: “ngân kiều tán” + “tang cúc ẩm” gia giảm.

Nhóm nhiệt độc phát ban

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng, bệnh tiến triển nhanh , có sốt; rêu lưỡi mỏng vàng nhờn; mạch sác.

Phương trị: thanh nhiệt - giải độc, lương huyết chỉ huyết.

Bài thuốc: “thanh doanh thang”, “hoá ban thang”, “thanh ôn bại độc ẩm”, “tê giác địa hoàng thang” gia giảm.

Các vị thuốc thường được trọng dụng: tê giác, đan bì, xích thược, sơn chi, tử thảo, kim ngân hoa.

Nhóm thấp nhiệt phát ban

Phần nhiều ban mầu tía, phân bố ở hạ chi là chính, đa số bệnh nhân có đau khớp; rêu lưỡi nhờn, mạch huyền sác.

Phương trị: thanh lợi thấp nhiệt, hoạt huyết thông lạc.

Phương thuốc: dùng “tam hoàng thang” hoặc “độc hoạt tang ký sinh thang” gia giảm.

Các vị thuốc được trọng dụng: hoàng liên, hoàng bá, độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, thương truật, trạch tả... tần cửu, tây thảo căn.

Âm hư phát ban

Hay tái phát ban tía, kỳ nhiệt (ngũ tâm phiền nhiệt), ban tía phân bố lưa thưa.

Phương trị: dưỡng âm thanh nhiệt lương huyết chỉ huyết.

Phương thuốc: bài thuốc thường dùng là “lục vị địa hoàng hoàn” hoặc “đại bổ âm hoàn”.

Thuốc thường được trọng dụng: sinh địa, mạch môn, sài hồ, thanh cao, miết giáp, đan bì, xích thược, bạch thược, qui bản và mao căn tươi.

Nhóm khí bất nhiếp huyết

Ban xuất huyết phân bố không đều , lúc giảm lúc tăng nhưng thường là ban ứ, huyết căng; kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi thiếu lực, chất lưỡi tía, lục mạch tế nhược.

Phương trị: ích khí nhiếp huyết.

Phương thuốc: “qui tỳ thang”.

Trọng dụng: đương qui, thục địa, đẳng sâm, hoàng kỳ, xuyên khung, viễn trí, phục thần.

Nhóm huyết ứ khí trệ

Đa phần lần đầu thấy ban xuất huyết màu hồng tía ở bụng; về sau sắc ban tía xám, lưỡi tía hoặc có ban ứ huyết ở khắp lưỡi , mạch huyền tế.

Phương trị: sơ can giải uất - hoạt huyết khư ứ.

Phương thuốc: “khư ứ thang”, “miết giáp tiễn hoàn”, “đào hồng tứ vật thang”. 

Thuốct thường dùng: đương qui , đan sâm, đào nhân, hồng hoa, sài hồ, xuyên luyện tử, xuyên khung. Liều lượng từng vị thuốc dùng theo biện chứng.

Thể huyết ứ thấp nhiệt

Thường có ban tía, ngứa dưới da vùng khoeo chân, hai đùi tức mỏi, căng chướng; cảm giác ngứa nhức và đau khớp; rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch huyền. 

Pháp điều trị phải hoạt huyết - khư ứ - thanh nhiệt - lợi thấp.

Bài thuốc thường dùng: “tê giác địa hoàng thang”, “tam diệu thang” gia giảm.

Chủ dược: sinh địa, xích thược, phục linh, trạch tả, ngưu tất, hoàng bá, sa tiền tử. Liều lượng từng vị thuốc dùng theo biện chứng.

Huyết nhiệt thương lạc

Thời kỳ đầu của bệnh, ban xuất huyết màu tía tập trung ở các huyết quản dãn to; thường nhiều ban điểm màu đỏ. Tuy nhiên, ở thể này chủ yếu là dãn các mao mạch nhỏ, triệu chứng toàn thân không rõ ràng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác.

Phương trị: lương nhiệt - thanh huyết, hoạt huyết, chỉ huyết.

Phương thuốc: “tê giác địa hoàng thang” hợp “thập khôi tán”.

Thuốc trọng dùng: tê giác, sinh địa, đan bì, thược dược, quỉ hoa thán (khôi), tiên cước thảo, bồ hoàng. Liều lượng từng vị thuốc dùng theo biện chứng.

Thể huyết ứ hiệp phong

Ban xuất huyết sắc tía mỏng không căng, nhưng ngứa nhiều hoặc trên nền ban tía sắc lúc rõ lúc mờ, có ban tía ngoài da ngứa gãi gây tổn thương da, có đám và mảng xuất huyết.

Phương trị: trừ phong - hoạt huyết.

Phương thuốc: đương qui, tây thảo căn sinh địa, xích thược, đan sâm, tàm sa... .

Liều lượng từng vị thuốc dùng theo biện chứng.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)

Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.

Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.

Y học cổ truyền liệt mặt nguyên phát (đông y)

Sau khi rời thân não, dây thần kinh mặt, có kèm theo dây phụ Wrisberg, động mạch và tùng tĩnh mạch, chạy xuyên qua xương đá trong một ống xương: vòi Fallope.

Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao

Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.

Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền

Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Y học cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn

Phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân.

Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim

Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Y học cổ truyền viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới .

Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)

Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch

Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.

Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền

Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.

Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào

Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.

Y học cổ truyền ung thư cổ tử cung (cổ tử cung nham)

Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham.

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch

Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.

Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.

Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.

Y học cổ truyền viêm tiểu cầu thận mạn tính

Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.

Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Chữa chứng nấc cụt

Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC