- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Phế nham (ung thư phế quản)
Phế nham (ung thư phế quản)
Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phế nham
Bệnh nguyên phát, bệnh biến tại phế; biểu hiện triệu chứng chủ yếu là: Nội phế kết độc, độc thành khối u lưu, hữu hình, hữu chứng, khái thấu, suyễn tức, khí đoản, khái đàm trệ huyết, hung thống phát sốt; kèm theo đau xương khớp, ngón tay biến dạng, bì phu cơ nhục cải biến hoặc phiền khát đa niệu, nam giới vú to lên, thời kỳ sau gầy gò, cổ nách nhiều hạch (thành đám hoặc kết hòn hoặc xâm lấn dần vào cơ quan hoặc lưu chuyển đến tạng phủ khác để xuất hiện các triệu chứng tương ứng.
Nguyên nhân phế nham bệnh: có ngoại cảm tà độc, có nội thương thất tình, có phiêu phong dị thường.
Chủ bệnh là : khí cơ không thông, đàm độc nội kết, ứ huyết thương lạc.
Về biện chứng phương trị loại trừ nguyên nhân sinh bệnh là thứ yếu, chủ yếu là biện chứng về tà chính hư thực, tiêu bản hoãn cấp, cứu nguy kéo dài đời sống là cơ bản.
Phế nham đột xuất phải phối hợp tây y - y học cổ truyền để điều trị trong thời kỳ đầu; thời kỳ giữa phải phẫu thuật phối hợp với xạ trị, hóa liệu, Trung y dược biện chứng, biện bệnh, phù chính - trừ tà, điều lý diệt độc sẽ nâng cao hiệu qủa điều trị. Sau khi điều trị bằng phóng xạ, hóa chất, phẫu thuật phối hợp với Trung y dược trị sẽ hạn chế phần nào được di căn, tái phát và kéo dài thêm đời sống cho bệnh nhân.
Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.
Biện chứng luận trị
Chứng trị ưu điểm
Phế nham là loại thũng lưu cao độ ác tính, phát triển nhanh, biến hóa nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi rất thấp, chỉ có kết hợp trung - tây y, kết hợp phẫu thuật sớm với tia xạ, hoá chất và kế theo là thuốc thảo mộc thì tỷ lệ tử vong sớm sẽ được cải thiện, hiệu qủa điều trị sẽ được nâng cao. Phải xuất phát từ tình hình thực tế trên mỗi người bệnh, biện chứng luận trị chặt chẽ, kết hợp với chọn các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham phối hợp với thuốc phù chính - trừ tà, điều hòa miễn dịch thì mới hy vọng kéo dài đời sống cho bệnh nhân. Trước mắt, ứng dụng thuốc thảo mộc trong một số phương diện sau:
Thời kỳ đầu (nguyên lập nham) chưa hình thành kết hạch có thể dùng đơn thuần thuốc thảo mộc.
Đối với 1 số bệnh nhân trong thời kỳ đầu không có ý nguyện, họ không tiếp thu phương pháp điều trị tây y hoặc là ở thời kỳ sau tây y đã điều trị mà không hiệu qủa, nên dùng điều trị đơn thuần thuốc Trung y (thuốc Đông y).
Phối hợp phẫu thuật sớm, xạ trị, hóa chất trị, phù chính điều lý, giảm độc để tăng hiệu qủa sau phẫu thuật; điều trị củng cố bằng hóa dược hoặc xạ trị. Nguyên tắc điều trị tổng hợp của trung - tây y là kết hợp giữa biện chứng với biện bệnh vận dụng tổng hợp châm cứu khí công liệu pháp, nắm chắc quan hệ giữa tà khí và chính khí để trừ tà phù chính. Kết hợp nghiên cứu hiện đại các phương thuốc truyền thống với các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham có hiệu qủa, phải trị phế là chủ yếu. Ngoài ra còn phải phối hợp mối liên quan phế với các tạng phủ khác theo quan điểm biện chứng trị luận trị chỉnh thể.
Chứng trạng phương trị
Sau phẫu thuật:
Phế nham thời kỳ đầu, phần phế nham đã được cắt bỏ, bệnh lý chứng thực đã được loại trừ bằng phẫu thuật, không nhất thiết phải điều trị phóng xạ hoặc hóa dược (hoá chất) mà có thể chọn dùng các thuốc trung y có tác dụng phù chính - trừ tà điều hòa miễn dịch phối hợp với các thuốc kháng nham thảo mộc.
Biện chứng đặc trưng: thời kỳ đầu sau phẫu thuật, đa số khí hư, âm hư là chủ, số ít có ứ nhiệt, sau hồi phục đa phần là hư chứng ở mức độ khác nhau.
Phương pháp trị liệu:
Sau phẫu thuật: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hoạt huyết.
Khi hồi phục: ích khí dưỡng âm, hóa ứ tán kết.
Phương thuốc thường dùng:
Sau phẫu thuật: Sinh mạch ẩm, sa sâm, mạch đông thang, “bổ phế a giao thang” gia giảm.
Khi hồi phục: “Sinh mạch ẩm” gia vị.
Phế nham thời kỳ tiến triển:
Là chỉ bệnh có triệu chứng thũng lưu cấp nham rõ rệt, nhưng hình thể còn mập, sinh hoạt thể lực hoạt động, ăn uống chưa có trở ngại, tức là “Tà khí thịnh mà chính khí dương xung” , là thời kỳ chính tà giao tranh.
Phương trị: Giải độc tán kết, hóa ứ hành khí, hoạt huyết, chỉ huyết, công trục đàm ẩm liễm ngoan khí âm.
Phương thuốc:
Hoàng liên giải độc thang, đạo đàm thang, huyết phụ trục ứ thang.
Đình lịch đại táo tả phế thang, đại hãm hung thang, ngưu hoàng thang
Phế nham thời kỳ muộn:
Chỉ khối u phát triển lan rộng xâm lấn nhiều, toàn thân suy sụp, gầy gò, mệt mỏi, vô lực, ăn kém, hoạt động sinh hoạt khó khăn, diễn biến phức tạp đa dạng, tà độc nội thịnh gây "chứng hư tà thực" rõ rệt. Vì vậy, thời lỳ này chỉ cần giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sự sống, kéo dài sự sống là rất quí.
Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng âm - kiện tỳ - bổ thận - chỉ khái - hoá đàm - bình suyễn - chỉ thống - chỉ huyết - khai vị...
Phương thuốc: “ Bát chân thang”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “bổ phế thang”, “ sinh mạch ẩm”, “đô khí hoàn”, “đương qui bổ huyết thang”, “sa sâm mạch đông thang”, “qui tỳ thang”, “tả qui hoàn”, “hữu qui hoàn”, “đại bổ âm hoàn”, “tam giác phục mạch thang”.
Y học cổ truyền kết hợp với xạ trị:
Người ta cho rằng, tác dụng phụ của xạ trị thuộc “Nhiệt độc chi tà” khi dùng kéo dài dễ thương âm hao khí, nên thường phối hợp các phương thuốc: “sinh mạch ẩm”, “thanh táo cứu phế thang”, “dưỡng âm thanh phế thang” và “bách hợp cố kim thang”.
Thuốc y học cổ truyền kết hợp với điều trị hóa chất:
Trung y cho rằng, điều trị thuốc hóa chất đa số thuộc hàn lương, số ít có tính ôn nhiệt (thiên về ôn nhiệt) nên sau điều trị thường bị khí - huyết lưỡng thương kèm theo chứng trạng hư hàn, thiểu số có chứng hư nhiệt. Thường sau đợt điều trị hóa chất có phản ứng tiêu hóa, tủy xương bị ức chế, chức năng tâm can thận bị tổn hại, công năng miễn dịch giảm thấp, một số thuốc hóa chất còn gây sốt, xơ hóa phổi, tổn thương các mạt đoạn thần kinh cảm giác. Khi phối hợp với thuốc trung thảo dược thường khắc phục được tồn tại trên, hạn chế tác dụng phụ và hiệu qủa điều trị được nâng cao.
Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng huyết - kiện tỳ bổ thận là chủ, chống phản ứng đường tiêu hóa phải lấy hòa vị giáng nghịch - lý khí tiêu trướng , kết hợp kiện tỳ chỉ tả. Chống tủy xương bị ức chế phải thêm thuốc bổ khí huyết; chống chức năng gan bị tổn thương phải xơ can - lợi đởm; chống chức năng tạng tâm bị tổn hại phải dưỡng tâm - an thần; mạt đoạn thần kinh tổn thương phải dưỡng huyết - tức phong; miễn dịch bị ức chế phải lấy thuốc phù chính là chủ.
Phương thuốc thường dùng: “Sinh huyết thang”, “kiện tỳ bổ thận phương”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “quất bì trúc nhự thang”, “qui tỳ thang”, “kiện tỳ hoàn”, “khai vị tiêu thực thang”, “hương sa lục quân tử thang” và “sâm linh bạch truật hoàn”.
Phương thuốc kinh nghiệm chữa phế nham
Ngư tinh thảo 20g Trư phục linh 15g.
Sa sâm 5g Mạch đông 10g.
Qua lâu 20g Ngân hoa 10g.
Xuyên bối mẫu 10g Tử uyển 10g.
Tiên cước thảo 30g Đông hoa 10g.
Thảo tử sâm 20g Nhân sâm 6g.
Bạch mao đằng 30g Bạch hoa sà thiệt thảo 20g.
Tham khảo phương thuốc trên phải chú ý một số vị thuốc ở Việt Nam sẵn có để trộn thay thế:
Hạ khô thảo 15g Bạch hoa xà thiệt thảo 40g.
Thổ bối mẫu 20g Thổ phục linh 30g.
Long quí 30g Tiên cước thảo 20g.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế
Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.
Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)
Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.
Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.
Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)
Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.
Y học cổ truyền xơ vữa động mạch
Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu.
Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt
Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.
Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.
Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao
Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch
Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Bệnh học can đởm
Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.
Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt
Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị
Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)
Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.
Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)
Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Y học cổ truyền bại não (đông y)
Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế
Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.
Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim
Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
Y học cổ truyền tai biến mạch não
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.
Hư lao: suy nhược cơ thể
Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.
Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh
Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)
Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.