Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)

2013-07-20 09:40 AM

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Sỏi ở đường tiết niệu là bệnh thường gặp, YHCT mô tả trong phạm vi “sa lâm”, “thạch lâm”, “huyết lâm”. Triệu chứng chủ yếu: đau lưng hoặc đau bụng dưới từng cơn, niệu huyết, rối loạn về tiểu tiện; đái buốt dắt, bí đái...

Nguyên nhân bệnh lý (nguyên nhân gây bệnh)

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu; thường có quan hệ mật thiết giữa bệnh với yếu tố toàn thân và hoàn cảnh môi trường.

Đông y cho rằng, bệnh nguyên chủ yếu là do thấp nhiệt ở vùng hạ tiêu, thấp nhiệt uẩn kết lại là nguyên nhân lắng đọng các tạp chất trong nước tiểu. Lúc đầu là những tinh thể nhỏ bé gọi là sa lâm, về sau to dần gọi là thạch lâm, sa thạch đọng lại ở đường tiết niệu làm trở ngại khí cơ, trở ngại sự lưu thông của thể dịch gây nên lưng và bụng đau quặn, bài niệu khó khăn, khí uất hóa hoả, nhiệt thương huyết lạc nên thấy phát sốt và đái máu.

Biện chứng phương trị

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh hệ tiết niệu kết thạch hiện nay tương đối nhiều nhưng nói chung nguyên tắc điều trị là:

Khi mới phát bệnh kèm theo có viêm nhiễm là do thấp nhiệt ở dưới thì điều trị phải lấy thanh nhiệt lợi thấp là chủ, nhưng phải phối hợp với thuốc thông lâm bài thạch.

Trường hợp bệnh lâu ngày, sỏi trở ngại đường tiết niệu gây ứ niệu, đau tái phát, bể thận ứ nước thì phần nhiều thuộc về khí uất huyết ứ; điều trị phải lấy hành khí hóa ứ là chủ, vẫn phải phối hợp với thuốc thông lâm hóa thạch.

Nếu điều trị lâu không kết qủa, chính khí bất túc thì thuộc về tỳ thận lưỡng hư. Trong pháp chữa phải bổ ích tỳ thận là chính, phối hợp với thuốc thông lâm hóa thạch.

Chú ý: Thuốc thông lâm hóa thạch dễ gây thương tổn thận âm và tỳ dương. Nếu dùng thuốc kéo dài phải chú ý bổ thận âm, kiện tỳ, phải trọng sinh địa để tư âm; trọng dụng mộc thông và hậu phác để hành khí; nếu thấy lưỡi khô ít rêu hoặc không có rêu thì phải thay thuốc hoặc ngừng thuốc. Thường dùng liên tục 20 - 25 ngày, ngừng khoảng 5 - 7 ngày lại dùng tiếp liệu trình 2. Giữa 2 thời kỳ dùng thuốc phải có chế độ ăn uống thích hợp (theo dõi pH nước tiểu) kết hợp với vận động liệu pháp hỗ trợ cho sỏi chuyển xuống dưới. Sau khi đái ra sỏi hoặc sỏi tan phải hạn chế ăn chất cay, chống thấp nhiệt tích tụ trở lại (chống tái phát). Đề phòng sỏi tái phát bằng cách mỗi tháng nên uống 1 - 2 lần kim tiền thảo, mỗi lần từ 1 - 2 lượng (40 - 80g).

Nếu như uống khoảng 2 - 3 tháng, các cặn sỏi đi xuống nhưng có một số tỷ lệ bể thận tích thuỷ hoặc viêm nhiễm khe thận thì buộc phải điều trị phẫu thuật lấy sỏi.

Các thể lâm sàng

Thể thấp nhiệt

Có cơn đau quặn lưng và bụng (yêu phúc giao thống).

Đột ngột khởi phát sau vận động, đau lan xuống bụng dưới và sinh dục (âm vong); đái dắt, đái buốt, đái són hoặc đái tắc.

Thường có đái ra máu đại thể và vi thể.

Nhiều khi trong nước tiểu có cặn lắng, có sạn sỏi, làm cho tiểu tiện khó khăn và ngắt quãng.

Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày mà nhờn; mạch thường xuyên sác hoặc hoạt sác.

Pháp chữa:

Thanh nhiệt lợi thấp bài thạch.

Bài thuốc: “đạo xích tán” gia thêm: đông quí tử 16g, kê nội kim 8 - 12g, kim tiền thảo 33g, hải kim sa 12 - 20g, sa tiền tử 12 - 20g. 

Sắc nước uống ngày 1 thang.

Gia giảm:

Nếu đái máu thì gia thêm: tiểu kê thảo 112g, tía châu thảo 12g, đại kế12 -20g, tiểu kế 10g.

Nếu đau nhiều thì gia thêm: ô dược 20g, diên hồ sách 8g, uất kim 8g, tam thất 5g.

“Đạo xích tán” gồm có: sinh địa 24g, đạm trúc diệp 16g, mộc thông 8g, cam thảo 8g; có công dụng thanh tâm hoả lợi niệu.

Thể ứ trệ

Đau ngang thắt lưng lan lên trên, bụng dưới chướng và đau âm ỉ kèm theo đái són, đái rắt có khi đái ra máu hoặc máu cục, lúc nặng lúc nhẹ; chất lưỡi hồng tím hoặc có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏn; mạch huyền mà sáp.

Phương pháp điều trị: lý khí đạo trệ - hóa ứ thông lạc.

Phương thuốc: “đào hồng tứ vật thang” gia giảm:

Đương qui vĩ 12g Xuyên khung 6 - 8g.

Đào nhân 12g Hồng hoa 8g.

Chỉ thực 10 - 16g Đại phúc bì 12 - 20g.

Kim tiền thảo 32g Hải kim sa đằng 32g.

Liên kiều 12 - 20g Kê nội kim 12 – 20g.

Đông quí tử 12g.

Sắc nước uống ngày 1 thang.

Thể chính khí hư

Tinh thần mệt mỏi, bụng chướng đầy và đau, lưng đau, chân gối mỏi không muốn bước (vô lực); tiểu tiện không thông; đại tiện nát bạc; rêu lưỡi trắng mỏng; mạch hoãn nhược hoặc trầm tế vô lực.

Phương chữa:

Bồi bổ tỳ thận.

Bài thuốc: “tứ quân tử thang” gia giảm:

Đẳng sâm 16g Bạch truật 12g.

Phục linh 12 - 18g ý dĩ nhân 18 - 24g.

Ba kích thiên 12g Thỏ ty tử 12g.

Hải kim sa 12 - 20g Kim tiền thảo 32 - 60g.

Chú ý:

Cả 3 thể trên đều có thể kết hợp với điện châm để giảm đau tống sỏi, hoặc có thể kết hợp với thuốc tây y loại giãn cơ giảm đau.

Tổng công bài niệu: sau khi uống thuốc 30’, vận động châm giảm đau hoặc châm thường qui, có thể hào châm hoặc điện châm.

Các huyệt thường dùng: thận du, kinh môn, túc tam lý; có thể sử dụng á thị huyệt.

Nếu sỏi ở 1/3 giữa thì nên dùng: túc tam lý, á thị huyệt.

Nếu sỏi ớ 1/3 dưới sát thành bàng quang thì nên dùng: á thị huyệt và tam âm giao hoặc túc tam lý. Châm á thị huyệt phải kết hợp với X quang để xác định vị trí của sỏi (ở 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới) để chọn huyệt. Chúng tôi hay sử dụng duy đạo xuyên qui lai cả hai bên, điện châm giảm đau có hiệu quả cao.

Trong pháp tổng công bài niệu có thể kết hợp thuốc uống, vận động, châm hoặc kết hợp với atropin 1/4mg x 1 - 2 ống tiêm bắp thịt.

Dùng thuốc kết hợp với chú ý chế độ ăn và theo dõi pH nước tiểu. Nếu là sỏi can - xi phot phat hoặc can - xi oxalat thì các tinh thể triphốt phát can xi thường lắng đọng ở môi trường kiềm. Do đó bài thuốc và chế độ ăn phải làm toan hóa nước tiểu mới đạt hiệu quả cao.

Thuốc nam nghiệm phương

Kim tiền thảo 30g sắc chia 2 lần uống trong một ngày hoặc có thể hãm trà thay nước uống hàng ngày.

Ngọc mễ tu 20 - 40g. Cách dùng như trên.

Chế phẩm thuốc viên hoàn:

Kim tiền thảo 30g Đông quí tử 20g.

Sa tiền tử 12g Phục linh 12g.

Trạch tả 10g Trầm hương 2 - 3g.

Ngưu tất 12g Hải kim sa 12g.

Địa long 12g Xích thược 12g.

Kê nội kim 8g Hổ phách 2g.

Cam thảo tiêu 8g Hoả tiêu 6g. 

Tất cả tán thành bột mịn, hoàn thành viên như hạt đậu xanh, dùng bột hoạt thạch làm áo. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15g, trước khi uống phải hoà tan trong nước ấm 1 giờ.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.

Bệnh chứng tâm tiểu trường

Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.

Phế nham (ung thư phế quản)

Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.

Bì phu nham (ung thư da)

Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất

Y học cổ truyền xơ gan (đông y)

Hình ảnh lâm sàng của xơ gan xuất phát từ những thay đổi hình thái học sẽ phản ảnh mức độ trầm trọng của tổn thương hơn là nguyên nhân của các bệnh đưa tới xơ gan.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)

Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.

Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)

Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.

Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh

Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.

Y học cổ truyền xơ vữa động mạch

Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu.

Y học cổ truyền viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới .

Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)

Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.

Tiết niệu lạc cảm nhiễm (viêm đường tiết nệu)

Pháp chữa: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt

Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.

Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.

Can nham (ung thư gan nguyên phát)

Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt

Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế

Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế

Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.

Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi

Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.

Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)

Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.

Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)

Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.

Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.