- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền
Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền
Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lâm sàng kinh nguyệt nhiều
Khi hành kinh, lượng huyết tăng lên nhiều hơn bình thường nhưng chu kỳ kinh nguyệt không thay đổi, hoặc số ngày kinh đến kéo dài làm lượng kinh tăng lên.
Bệnh danh: Nguyệt kinh quá đa, Rong kinh (hành kinh kéo dài trên 7 ngày).
Cường kinh (lượng huyết quá nhiều).
Nguyên nhân: Mạch Xung, Nhâm thất thủ, huyết hải không cố nhiếp được nên huyết kinh chảy nhiều. Các thể lâm sàng bao gồm:
Thể Huyết nhiệt
Kinh lượng nhiều, sắc màu hồng thẫm, đặc, mùi tanh hoặc có huyết cục tím.
Sắc mặt đỏ hồng, mắt có tia hồng, môi hồng khô, miệng đắng khô có nhựa, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, ngực bụng đầy tức, khó chịu, bứt rứt, cáu gắt, ngủ không yên, táo bón, tiểu vàng đục, có hoàng bạch đới.
Mạch hoạt sác.
Thể Khí hư
Khí hư không nhiếp huyết mà sinh kinh nguyệt nhiều, lượng kinh nhiều, sắc nhạt.
Sắc mặt trắng bóng hoặc vàng úa, lưỡi hồng, rêu mỏng láng, uể oải, hồi hộp, sợ sệt, đoản hơi. Mạch hư yếu.
Thể Đàm trở
Đàm nhiều, chiếm mất vị trí huyết hải vì thế mà huyết xuống nhiều.
Triệu chứng:
Lượng kinh nhiều, sắc nhạt, hơi dẻo dính.
Cơ thể mập, bứt rứt trong ngực, bụng đầy trướng, ăn ít, đàm nhiều, đới hạ, miệng lạt.
Mạch huyền hoạt.
Điều trị kinh nguyệt nhiều bằng thuốc
Phép chung: Ích khí, thanh nhiệt, cố xung, nhiếp huyết.
Thể Huyết nhiệt
Phép trị: Lương huyết, bổ huyết.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Tam bổ hoàng (trích Nữ khoa chuẩn thằng) gồm Hoàng liên (sao) 12g, Hoàng cầm (sao) 12g, Hoàng bá (sao) 12g, Sơn chi 8g. Tán bột, trộn mật làm hoàn. Cũng bài thuốc công thức như trên còn có tên là Hoàng liên giải độc thang, có tác dụng Tả hỏa giải độc, dùng cho trường hợp hỏa nhiệt quá độ làm thần minh bách loạn, ngoài ra còn dùng để chữa mụn nhọt, riêng bài Tam bổ hoàng cả 3 vị thuốc Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá đều sao lên có tác dụng trừ bệnh tích nhiệt ở Tam tiêu, thanh tả nhiệt ở ngũ tạng.
Thể Khí hư
Phép trị: Bổ khí, nhiếp huyết.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Cử nguyên tiễn (trích Cảnh Nhạc Toàn Thư) gồm Nhân sâm 16g, Ngải diệp 8g, Hoàng kỳ 16g, Ô tặc cốt 6g, Chích thảo 8g, A giao 6g, Thăng ma 12g, Bạch truật 12g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Nhân sâm |
Bổ nguyên khí, sinh tân dịch |
Quân |
Ngải diệp |
Điều hòa khí huyết, ôn kinh, chỉ huyết |
Thần |
Hoàng kỳ |
Bổ khí, cố biểu, tiêu độc |
Quân |
Ô tặc cốt |
Ôn kinh, chỉ huyết |
Tá |
A giao |
Tư âm bổ huyết, chỉ huyết |
Quân |
Thăng ma |
Thanh nhiệt giải độc, thăng đề |
Tá |
Bạch truật |
Kiện vị, hòa trung, táo thấp |
Tá |
Chích thảo |
Ôn trung, hòa vị |
Sứ |
Điều trị bằng châm cứu
Điều khí huyết
Chủ huyệt trên mạch Nhâm và 3 kinh âm ở chân: Can, Tỳ, Thận.
Huyệt đặc hiệu
Khí hải, Tam âm giao: Quân bình khí huyết.
Thiên xu, Quy lai: Cho kỳ kinh sớm.
Thái xung, Thái khê: Cho kỳ kinh muộn.
Thận du, Tỳ du, Túc tam lý: Cho kỳ kinh loạn.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học phế đại trường
Chức năng của Đại trường là tống chất cặn bã ra ngoài. Linh lan bí điển luận/Tố vấn viết: “Đại trường giả tiền đạo chi quan, biến hóa xuất yên”.
Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.
Y học cổ truyền tăng huyết áp
Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào
Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.
Nhũ nham: ung thư vú
Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.
Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn
Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
Bệnh học ngoại cảm thương hàn
Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.
Bệnh chứng tâm tiểu trường
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.
Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)
Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.
Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)
Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.
Thống phong (bệnh goutte)
Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.
Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.
Y học cổ truyền suy nhược mãn tính
Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế
Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.
Đại cương ngoại cảm ôn bệnh
Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.
Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)
Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động
Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.
Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)
Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.
Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)
Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.
Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)
Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.
Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.
Tim mạch và phong thấp nhiệt tý (thấp tim)
Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ.
Y học cổ truyền động kinh (đông y)
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.