- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lâm sàng kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt lúc có sớm, lúc có muộn, không theo đúng chu kỳ. Y học cổ truyền xếp các trường hợp vào bệnh danh Nguyệt kinh không định kỳ, Kinh loạn, Nguyệt kinh khiên kỳ. Các hội chứng lâm sàng gồm:
Thể Can khí uất kết
Do tình chí uất ức làm Can khí không thông suốt, đều có ảnh hưởng tới kỳ kinh sớm hay muộn khác nhau.
Triệu chứng:
Kinh đến có lúc sớm, lúc muộn. Lượng kinh ít, kinh đi không thông. Sắc kinh đỏ tía, huyết cục.
Đau bụng trước hoặc đầu lúc hành kinh. Đau từ vùng bụng dưới lan ra ngực sườn. Khi hành kinh vú căng, ngực sườn tức, đau lưng.
Đại tiện táo. Tinh thần u uất căng thẳng.
Sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Mạch huyền tế.
Thể Tỳ khí hư
Thể chất suy nhược, Tỳ khí suy thì chuyển vận bất thường làm ảnh hưởng tới kinh kỳ. Chức năng vận hóa kém nên sức ăn uống giảm làm lượng huyết ít, kinh nguyệt ra muộn. Nếu sức ăn uống còn mạnh thì lượng huyết nhiều, kinh nguyệt đến sớm hơn.
Triệu chứng:
Kinh nguyệt không định kỳ, lượng kinh ít. Sắc da vàng xanh, da thịt phù thũng, mệt mỏi, chân tay lạnh thích nằm, chóng mặt, hồi hộp, đoản hơi.
Bụng chướng, miệng nhạt, ăn không ngon, tiêu lỏng.
Lưỡi ướt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớt. Mạch trì hư nhược.
Thể Can Thận âm hư
Triệu chứng:
Kinh không định kỳ, lượng kinh ít, kinh xuống nhiều về đêm. Sắc kinh nhợt, trong loãng dẻo.
Sắc mặt xám đen, ù tai, chóng mặt, đau lưng mỏi gối, bụng dưới trệ. Tiểu nhiều lần. Mạch trầm nhược.
Thể Huyết ứ
Ứ huyết không hành được làm huyết mới sinh không về được kinh mạch cũng có thể làm kinh đến sớm, muộn bất chợt.
Triệu chứng:
Trước hành kinh bụng dưới căng tức, đau nổi gò cứng, kinh xuống không thông, màu đen sẫm có huyết cục ra kinh thì giảm đau. Kinh có khi rỉ rả, có khi ngưng hẳn, bụng dưới khi đau khi bớt.
Sắc da xanh tím, da khô táo, miệng khô, không khát nước, ngực căng tức, táo bón. Mặt lưỡi tím. Mạch trầm sác.
Điều trị kinh nguyệt không định kỳ bằng thuốc
Phép chung: Điều lý khí huyết, bổ hư.
Thể Can khí uất
Phép trị: Sơ Can, lý khí, giải uất.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Đơn chi tiêu dao thang (trích Nữ khoa chuẩn thằng) gồm Sài hồ 12g, Trần bì 6g, Bạc hà 8g, Đương quy (sao) 6g, Bạch truật (sao) 12g, Cam thảo 4g, Bạch linh 8g, Đơn bì (sao) 8g, Bạch thược (sao rượu) 8g, Chi tử 8g, Gừng lùi 2 lát.
Thể Tỳ khí hư
Phép trị: Bổ Tỳ, ích khí, điều kinh.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Quy tỳ thang gồm Đảng sâm 12g, Long nhãn 6g, Hoàng kỳ 8g, Táo nhân 8g, Bạch truật 12g, Phục thần 8g, Đương quy 12g, Viễn chí 6g, Bạch linh 12g, Đại táo 3 trái.
Thể Thận âm hư
Phép trị: Bổ Can Thận, cố kinh.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Cố âm tiễn (trích Cảnh Nhạc Toàn Lưu) gồm Nhân sâm, Thỏ ty tử, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Viễn chí, Ngũ vị tử, Chích thảo.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Thục địa |
Bổ thận, dưỡng âm, dưỡng huyết |
Quân |
Hoài sơn |
Bổ phế thận, sinh tân, chỉ khát |
Quân |
Nhân sâm |
Bổ nguyên khí, sinh tân dịch |
Tá |
Thỏ ty tử |
Bổ can thận, cố tinh |
Thần |
Sơn thù |
Ôn bổ can thận, sáp tinh, chỉ hãn |
Thần |
Viễn chí |
Thanh phế, hòa vị, giáng khí, hóa đàm |
Tá |
Ngũ vị tử |
Sáp tinh, ích thận, sinh tân dịch |
Tá |
Chích thảo |
Ôn trung, điều hòa các vị thuốc |
Sứ |
Điều trị bằng châm cứu
Điều khí huyết
Chủ huyệt trên mạch Nhâm và 3 kinh âm ở chân: Can, Tỳ, Thận.
Huyệt đặc hiệu
Khí hải, Tam âm giao: Quân bình khí huyết.
Thiên xu, Quy lai: Cho kỳ kinh sớm.
Thái xung, Thái khê: Cho kỳ kinh muộn.
Thận du, Tỳ du, Túc tam lý: Cho kỳ kinh loạn.
Bài viết cùng chuyên mục
Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)
Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.
Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động
Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường
Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.
Y học cổ truyền bệnh tiểu đường (đông y)
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.
Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.
Bệnh học can đởm
Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế
Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.
Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)
Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh
Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.
Y học cổ truyền xơ gan (đông y)
Hình ảnh lâm sàng của xơ gan xuất phát từ những thay đổi hình thái học sẽ phản ảnh mức độ trầm trọng của tổn thương hơn là nguyên nhân của các bệnh đưa tới xơ gan.
Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)
Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)
Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.
Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)
Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.
Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)
Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.
Chữa chứng nấc cụt
Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.
Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch
Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.
Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn
Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)
Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ
Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.
Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.
Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền
Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.