Hư lao: suy nhược cơ thể

2013-07-25 11:12 AM

Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Trung y mô tả suy nhược thần kinh trong phạm trù “ Bất mi “,“Kinh quí “, “Kiện vong “mất ngủ hay mê. Triệu chứng chủ yếu là đau đầu nặng nề, trí nhớ giảm, tâm quí, di tinh,suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm sút; gặp nhiều ở người lao động trí óc, phát bệnh từ từ.

Nguyên nhân bệnh lý

Suy nghĩ quá độ, tinh thần quá căng thẳng, do mắc một số bệnh mạn tính kéo dài, chức năng tạng phủ mất điều hoà, tâm chủ thần khí, tâm khí hư tổn, tâm huyết bất túc thận chủ tàng tinh, thận khí hư tổn, thận tinh bất túc.

Có thể thấy: kinh quí, kiện vong thất miên, đầu choáng, tai ù, đau lưng, di tinh, lo lắng hại tỳ, tỳ hư huyết thiếu, ăn kém, mệt mỏi tâm quí, mặt tiều tụy, kém sắc thấu chí không thư thái, làm cho can đởm khí uất và âm hư dương vượng, làm ngực sườn đầy tức, miệng đắng, mất ngủ, đầu choáng, mắt hoa.Bệnh chủ yếu lệ thuộc 4 tạng (tâm, tỳ, can, thận)bị mất điều hòa.

Biện chứng phương trị

Tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh,động viên tư tưởng người bệnh được tốt sẽ phát huy tính tích cực giữa y sinh và bệnh nhân, quyết tâm chiến thắng bệnh tật; kết hợp điều trị với lao động và thể dục liệu pháp; ăn uống sinh hoạt làm việc hợp lý. Lâm sàng chủ yếu dựa vào tình trạng hư hay thực của tạng phủ, chú ý đến bổ âm - dương và khí – huyết.

Lâm sàng và thể bệnh

Âm hư dương vượng

Đau đầu choáng váng, mắt hoa tai ù, trí nhớ giảm (kiện vong), sức chú ý không tập trung dễ phiền táo, tâm quí bất định, thắt lưng đau mỏi, chi gầy vô lực, họng khô, miệng ráo, tiểu tiện vàng đỏ, đầu lưỡi ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch huyền sác hoặc tế sác.

Phương điều trị: tư âm giáng hoả - bình can tiềm dương.

Bài thuốc: “kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia giảm (thang).

Thục địa 12g.

Sinh địa 12g.

Sơn thù 12g.

Kỷ tử 10g.

Cúc hoa 10g.

Sa sâm 10g.

Toan táo nhân 10g.

Bá tử nhân 10g.

Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nhịp tim nhanh, tâm phiền mất ngủ, hay quên, di tinh, tai ù, lưng và gối đau mỏi, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu lưỡi đỏ, mạch tế sác là chứng tâm thận bất giao; điều trị phải dùng “lục vị địa hoàng hoàn” gia thêm: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 20g, bán hạ chế 6g, hoàng liên 4 - 6g.

Đởm hư đàm nghịch

Hư phiền thất miên, kinh quí hoặc đau đầu ẩu thổ, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi trắng hoặc nhờn, mạch huyền hoặc sác hoặc kết.

Pháp chữa: ôn đởm trừ đàm.

Thuốc: “ôn đởm thang”.

Gia giảm: 

Nếu đàm tụ thì gia thêm: viễn trí 8g, đởm nam tinh 12g.

Nếu khí hư mạch kết thì gia thêm: đẳng sâm 16g.

Nếu hư nhiệt đầu lưỡi đỏ thì gia thêm: thiên hoa phấn, bách hợp mỗi thứ đều 12g.

Nếu rìa lưỡi có ban điểm ứ huyết, mạch súc thì gia thêm: đan sâm 16g, đào nhân 12g, hồng hoa 8g.

Tâm tỳ lưỡng hư

Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Pháp điều trị: kiện tỳ dưỡng tâm - bổ huyết ích khí.

Phương thuốc: “qui tỳ thang gia giảm”.

Bạch truật 12g.

Đương qui 8g.

Đẳng sâm 8g.

Hoàng kỳ 12g.

Toan táo nhân.

12g Phục thần 8g.

Viễn trí 6g.

Long nhãn nhục 8g.

Chích cam thảo 4g.

Nếu tinh thần ủy mị, đầu choáng, mắt hoa, hư phiền tâm qúi, tư hãn, mồm lưỡi sinh nhọt, kinh nguyệt không đều, chất lưỡi hồng nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế sác là tâm huyết bất túc thì dùng “bổ tâm hoàn”.

Thận dương hư

Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt nhợt trắng, lưng đau, chân mỏi, thân thể giá lạnh, chi lạnh, dễ tỉnh giấc, đái đêm nhiều, tiểu tiện trong , liệt dương, táo tiết hoặc di tinh, rêu lưỡi nhợt trắng, mạch trầm tế hoặc hư vô lực.

Pháp trị: ôn bổ thận dương.

Phương thuốc: “kim quĩ thận khí hoàn” hoặc “hữu qui ẩm”.

Nếu mắt hoa, phát thoát (rụng tóc), lưng gối lạnh giá, di tinh, lưỡi mềm bệu nhợt, rêu trắng mạch hư đại hoặc trì, tinh hư huyết thiếu, dương khí suy nhược thì phải tuyên bổ âm - dương, dùng quế chi, long cốt, mẫu lệ thang.

Thuốc nam nghiệm phương

Bài thuốc

Rễ của cây táo chua bỏ vỏ lụa 35g, đan sâm 16g. Sắc nước 1 - 2h, chia 2 lần uống trước khi ngủ trưa và trước khi đi ngủ buổi tối.

Hy thiêm thảo 35g, ngũ vị tử 8g, hàm tu thảo 30g. Sắc nước uống.

Châm cứu

Huyệt chính: an miênII, thần môn, nội quan (bình bổ bình tả) ngày 1 lần châm trước khi đi ngủ; có thể gia giảm thêm: ế minh, túc tam lý, tam âm giao.

Huyệt phối hợp: an miên I, an miên II kích thích mạnh, không lưu châm, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, 7 - 10 ngày là 1 liệu trình.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)

Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.

Y học cổ truyền viêm gan mạn tính hoạt động

Viêm gan cấp tính điều trị không triệt để hoặc không được điều trị, bệnh tà lưu lại ở cơ thể, thấp nhiệt tích tụ ở can tỳ hoặc trung tiêu, khí cơ uất trệ, tạng phủ hư tổn, khí - huyết bất túc nặng hơn.

Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.

Y học cổ truyền xơ vữa động mạch

Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết

Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường

Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.

Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)

Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.

Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim

Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Nhũ nham: ung thư vú

Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.

Chức năng sinh lý tạng tâm (tâm bào, phủ tiểu trường, phủ tam tiêu)

Tâm thuộc Thiếu Âm, thuộc hành Hỏa, Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là Thiếu Âm quân chủ, Tâm có Tâm âm là Tâm huyết, Tâm dương là Tâm khí, Tâm hỏa.

Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao

Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)

Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.

Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)

Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.

Bệnh học tỳ vị

Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt

Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt

Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh

Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.

Chữa chứng nấc cụt

Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.

Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)

Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.

Phế nham (ung thư phế quản)

Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào

Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC