Chữa chứng nấc cụt

2013-07-12 08:59 PM

Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nấc cụt là do co bóp đột ngột các cơ thở vào gây ra, kết thúc bằng đóng thanh môn gấp, đưa đến tiếng nấc đặc trưng.

Mặc dù nấc thường là sự quấy rầy khó chịu nhẹ và có tính hạn định, nấc cũng có thể dai dẳng và là dấu hiệu của một bệnh cơ sở. Nấc mãn tính có vẻ không gây hậu quả nghiêm trọng, song ở các bệnh nhân đang được duy trì cuộc sống bằng thông khí cơ học, nấc có thể nẩy cò toàn bộ 1 chu kỳ thở ra và có thể dẫn tới trạng thái nhiễm kiềm hô hấp.

Hình như có một “trung tâm nấc” ở thân não, có thể được khởi phát do các dây thần kinh đi vào từ hệ thần kinh trung ương, dây phế vị và dây thần kinh hoành. Trung tâm này phối hợp hoạt động đi vào thông qua nhiều dây thần kinh tới trung tâm hô hấp và tới cơ hoành, thanh môn, các cơ bậc thang và các cơ liên sườn.

Các nguyên nhân nấc nhẹ, có hạn định bao gồm: căng chướng dạ dày (các đồ uống có carbonate, nuốt hơi, ăn quá nhiều), các thay đổi nhiệt độ đột ngột (các chất lỏng nóng/lạnh, tắm vòi nước lạnh …), uống rượu và các trạng thái xúc cảm (xúc động mạnh, stress …).

Có khoảng 100 nguyên nhân của nấc tái phát luôn hoặc dai dẳng đã được báo cáo, có thể tập hợp như sau:

(1) Hệ thần kinh trung ương: K, nhiễm khuẩn, tai biến mạch máu não, chấn thương.

(2) Chuyển hóa: tăng Urê huyết, giảm CO2 máu, mất cân bằng điện giải.

(3) Kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành:

Đầu, cổ: dị vật trong tai, bướu cổ, K…

Ngực: viêm phổi, viêm mủ màng phổi, ung thư, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, phình mạch, tắc thực quản, viêm thực quản trào ngược…

Bụng: abcès dưới cơ hoành, gan to, viêm gan, viêm túi mật, căng giãn dạ dày, K dạ dày, viêm tụy hoặc K tụy …

(4) Ngoại khoa: gây mê toàn thân, sau mổ.

(5) Căn nguyên tâm lý và tự phát.

Một số phương thuốc đơn giản có thể giúp ích cho người bệnh bị nấc nhẹ, cấp tính:

Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.

Ngắt chu kỳ thở: bằng nín thở, thủ thuật Valsalva, hắt hơi, há miệng hít hơi vào nhanh, nhiều lần hoặc thở lại vào trong một cái túi.

Kích thích dây thần kinh phế vị bằng cách ấn nhẹ vào phía trên hai ổ mắt 1 - 2 giây, nhấc hờ tay ra và làm liên tục 15 đến 20 lần, hoặc xoa động mạch cảnh (dùng hai ngón tay ép vào hai bên cổ nơi có mạch đập, lúc đầu ép nhẹ, sau tăng dần, làm liên tục 3 - 5 lần. Nếu chưa có kết quả ta có thể tiếp tục làm lần thứ hai.

Kích thích thở dương tính liên tục trong khi thông khí cơ học.

Làm giảm căng dạ dày bằng ợ hơi hoặc đặt ống mũi - dạ dày.

Nếu bệnh nhân nấc dai dẳng, điều trị phải hướng về việc làm giảm nguyên nhân đưa đến nấc. Hiện nay có một số thuốc đã được quảng cáo có tác dụng chữa nấc nhưng chưa có thuốc nào được thử nghiệm kiểm định.

Thường dùng nhất là Chlorpromazine 25 - 50 mg uống hoặc tiêm bắp. 

Một số tác nhân khác đã được thông báo là hiệu nghiệm trong một số trường hợp bao gồm các thuốc chống co giật (Phenytoin, Carbamazepin),

Metoclopramid và đôi khi phải gây mê toàn thân.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)

E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.

Bì phu nham (ung thư da)

Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào

Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.

Bệnh học ngoại cảm thương hàn

Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.

Đại cương ngoại cảm ôn bệnh

Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.

Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)

Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.

Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)

Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.

Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)

Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.

Can nham (ung thư gan nguyên phát)

Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.

Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh

Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.

Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)

Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.

Y học cổ truyền suy nhược mãn tính

Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)

Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Thống phong (bệnh goutte)

Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.

Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)

Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.

Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.

Ngải tư bệnh (HIV, AIDS)

Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà thực thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Viêm sinh dục nữ: điều trị bằng y học cổ truyền

Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.

Bệnh học can đởm

Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Vị nham: ung thư dạ dày

Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.

Y học cổ truyền viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh Lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp.

Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao

Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.