Can nham (ung thư gan nguyên phát)

2013-07-12 07:04 PM

Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Can nham tính nguyên phát là chỉ 1 loại u (thũng lưu) ác tính nguyên phát tại tạng can. Bệnh có thể phát ở mọi lứa tuổi từ trẻ 2 tháng tuổi đến người già 80 tuổi; tuổi trung bình là 43,7; tỷ lệ cao nhất vào tuổi 40 - 49; nam nhiều hơn nữ. Ở Trung Quốc và Việt Nam, can nham chiếm tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ tử vong do bệnh này đứng vào hàng thứ 3 so với tử vong các bệnh tiêu hóa. Nguyên nhân phát bệnh chưa rõ, đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu không điển hình, thường lẫn trong triệu chứng của bệnh đường tiêu hoá. Thời kỳ 3 đột nhiên tiến triển nhanh, diễn biến nặng không quá 6 tháng. Thời kỳ 4 có tỷ lệ tử vong rất cao. Về điều trị, hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, điều trị hóa chất hiệu qủa chưa tiên lượng được, thời kỳ giữa có thể kết hợp điều trị phóng xạ điều trị can nham bằng miễn dịch liệu pháp đến nay được coi là biện pháp hỗ trợ.

Theo y học cổ truyền: Thường mô tả can nham trong tổng hợp các chứng: huyết thống, vị quản thống, tiết tả, hoàng đản, cổ chướng, thổ huyết, tiện huyết, hư lao, tích tụ, nội thương phát nhiệt.

Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ. Hiện nay trên lâm sàng thường kết hợp cả hai phương pháp trên với mục đích kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý, tổ chức học xác định là can nham nguyên phát.

Chẩn đoán lâm sàng

Triệu chứng của can nham; aFP (+) hoặc phóng xạ miễn dịch ³ 500 mg/ml kéo dài . 

Biểu hiện lâm sàng của can nham: phúc thuỷ (cổ chướng) hoặc là tìm thấy tế bào ung thư trong dịch cổ trướng .

Phân nhóm lâm sàng

Thể đơn thuần: kiểm tra lâm sàng và hóa nghiệm gan xơ không rõ ràng.

Nhóm xơ hóa: lâm sàng và hóa nghiệm về xơ gan khá rõ.

Thể viêm thì bệnh tiến triển nhanh, đa số có sốt cao hoặc là SGPT tăng cao.

Chẩn đoán phân biệt

aFP dương tính còn cần phải loại trừ u ác của hoài thai và ung thư tuyến sinh dục, ung thư tiền liệt tuyến, viêm gan mãn tính và cấp tính, xơ gan, ung thư dạ dày, ung thư tụy.

aFP dương tính cũng phải loại trừ ung thư gan thứ phát, xơ gan, áp xe gan, ung thư kết tràng.

Biện chứng luận trị

Chứng trị ưu điểm

Trong bệnh can nham, những đặc điểm cơ bản là bản hư, tiêu thực hoặc từ hư đến thực hoặc từ thực đến hư mà dẫn đến hư thực thác tạp. Trên lâm sàng hoặc lấy thực là chủ hoặc lấy hư là chủ. Nếu lấy thực là chủ thì đa phần phải dùng thuốc hoạt huyết hóa ứ, thuốc thanh nhiệt - giải độc, thuốc nhuyễn kiên tán kết kèm theo pháp ích khí dưỡng huyết. Nếu lấy hư là chủ thì trên lâm sàng phải dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết, thuốc tư bổ can thận. Ngoài ra còn căn cứ vào bệnh hoãn hay cấp: nếu cấp thì trị tiêu là chính; nếu là hoãn thì phải trị bản là chính.

Chứng trị phương pháp

Can khí uất kết tỳ thất kiện vận (thể đơn thuần):

Vùng gan chướng, đau liên tục, đau tăng lên khi ấn gõ, ăn kém, không muốn ăn, vị quản chướng đầy hoặc chướng đau, toàn thân vô lực, sắc mặt vàng bủng, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt hoặc bệu to, rìa lưỡi có hằn răng, mạch hư nhược hoặc tế nhược hoặc huyền tế vô lực.

Phương pháp điều trị: Sơ can lý khí - kiện tỳ hóa vị.

Phương thuốc: “Sài hồ sơ can tán” gia giảm.

Thể huyết ứ nội trở, can lạc bất thông (nhóm xơ gan):

Đau nhói vùng gan, cự án, bệnh ngày nhẹ đêm nặng, miệng khô, không muốn ăn, sắc mặt sạm đen, hình thể gầy gò, đa số có kỳ nhiệt, da cơ khô, móng chân móng tay khô sác, có thể có bàn tay son, có sao mạch rõ, nôn ra máu, ỉa ra máu, rêu lưỡi xám tía có ban điểm ứ huyết, mạch huyền hoặc là tế nhược.

Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ - thông kinh hoạt lạc.

Phương thuốc thường dùng: “Huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.

Thể ứ độc nội trở, ngoan tụ bất tán (thể viêm):

Vùng gan đau kịch liệt, đau mỗi ngày 1 tăng hoặc đau chướng là chính, có lúc sốt cao, có lúc không sốt, bệnh tình tiến triển tăng; thường khoảng 50% các trường hợp có vàng da, vàng mắt; có phúc thủy (cổ chướng), tiểu tiện vàng đỏ; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhờn; mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt - giải độc, tiêu ứ kháng nham.

Phương thuốc điều trị: “Bạch xà lục vị phương” gia giảm.

Khí âm song hao, chính bất thắng tà (giai đoạn cuối):

Sắc mặt xám đen hoặc xám bệch, thiểu khí phạp lực, loạn ngôn, tư hãn,vùng gan ẩn thống, khí nghịch ẩu thổ, đại tiên lỏng nát, lông tóc khô cứng, móng tay và móng chân khô ráp, mất rêu lưỡi, lưỡi không có hằn răng, mạch tế nhược.

Phương pháp điều trị: Ích khí dưỡng âm - phù chính kháng nham.

Phương thuốc thường dùng: “Lục vị địa hoàng hoàn” gia giảm.

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)

Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.

Y học cổ truyền viêm tiểu cầu thận mạn tính

Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao.

Viêm sinh dục nữ: bệnh học y học cổ truyền, đông y

Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục.

Thống phong (bệnh goutte)

Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận và một phần qua đường phân cùng với các đường khác 200 mg.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch

Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.

Bệnh học ngoại cảm

Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)

Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.

Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)

Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.

Y học cổ truyền viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính

Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù.

Y học cổ truyền liệt mặt nguyên phát (đông y)

Sau khi rời thân não, dây thần kinh mặt, có kèm theo dây phụ Wrisberg, động mạch và tùng tĩnh mạch, chạy xuyên qua xương đá trong một ống xương: vòi Fallope.

Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim

Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Bệnh học thận bàng quang

Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.

Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)

Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.

Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)

Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.

Vị nham: ung thư dạ dày

Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.

Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)

Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.

Y học cổ truyền viêm đại tràng mạn

Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.

Nhũ nham: ung thư vú

Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.

Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)

Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.

Tim mạch và phong thấp nhiệt tý (thấp tim)

Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ.

Ngải tư bệnh (HIV, AIDS)

Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà thực thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Đại cương ngoại cảm ôn bệnh

Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.

Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch

Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.