- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Bì phu nham (ung thư da)
Bì phu nham (ung thư da)
Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Ung thư da là một bệnh thũng lưu ác tính ở biểu bì.
Bệnh thường dễ phát hiện, cho nên có lợi cho dự phòng và điều trị sớm. Sau điều trị thường kéo dài đời sống 5 năm trở lên khoảng 90%. Gần đây, người ta cho rằng : bệnh thường khởi phát từ bệnh da mãn tính: bệnh sắc tố da khô hoặc là loét da lâu liền và những yếu tố kích thích hóa học, lý học. Điều kiện thuận lợi là bệnh nhân tiếp xúc với:Tia phóng xạ,tia tử ngoại,tia X...
Y học cổ truyền thường mô tả ung thư da thuộc các phạm trù "Thạch đinh, nhũ can, thạch can".
Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất, thấp trọc trở ở cơ phu lâu ngày sẽ tổn thương khí - huyết, cơ phu mất nuôi dưỡng mà dẫn đến bệnh.
Biện chứng luận trị về thể bệnh
Theo biện chứng luận trị Đông y, chủ yếu là vận dụng thuốc hoạt huyết - hóa ứ, thuốc lợi thấp - giải độc, thuốc ích khí - huyết; quan trọng là phải chọn dùng các phương thuốc điều trị có hiệu qủa.
Thể can uất huyết ứ
Biểu hiện lâm sàng là da nổi cục, rắn; sau khi vỡ loét thì khô liền miệng, xung quanh bờ nổi cộm, sắc hồng xám. Bệnh tính cấp táo, bệnh nhân dễ giận dữ, cáu gắt, ngực sườn chướng đau, rêu lưỡi trắng hoặc là vàng mỏng, chất lưỡi có điểm ban ứ huyết, mạch huyền hơi hoạt.
Pháp điều trị:
Sơ can - lý khí - thông kinh - hoạt lạc - hóa ứ - tán kết.
Phương thuốc:
Sài hồ 15g Hậu phác 10g.
Nga truật 10g Tử thảo 9g.
Xà mẫu 15g Uất kim 15g.
Ty qua lạc 10g Tam lăng 10g.
Hương phụ 15g Hồng hoa 10g.
Xích thược 10g Xuyên luyện tử 15g.
Bạch hoa xà thiệt thảo 30 - 40g
Thể thấp độc
Biểu hiện lâm sàng: tổn thương da thành bờ cộm lở loét nhưng khô dính, người gầy gò, vô lực, đại tiện nát, hay chảy nước mũi và tắc mũi, mạch hoạt sác, chất lưỡi hồng xám, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày nhờn.
Pháp điều trị:
Giải độc lợi thấp, khư ứ tiêu thũng.
Bài thuốc:
Thổ phục linh 30g Khổ sâm 15g.
Đan bì 15g Phượng vỹ thảo 30g.
Địa long 15g Thanh đại diệp 9g.
Tử thảo căn 30g Cương tàm 15g.
Trư linh 30g.
Thể tỳ hư
Hòn khối rắn lồi trên mặt da, tổn thương da bị loét trợt, chung quanh lồi cao, rắn, xơ như dạng hoa, sờ có máu. Toàn thân mệt mỏi, ăn kém, vô lực, gầy gò, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoãn.
Phương trị:
Lấy kiện tỳ lợi thấp - nhuyễn kiên hóa đàm.
Phương thuốc:
Bạch truật 10g Biển đậu 10g.
Trư linh 10g Thổ phục linh 30g.
Hạ khô thảo 10g Thảo hà sa 10g.
Bạch cương tàm 10g Hoài sơn dược 15g.
Qua lâu 10g Sinh ý dĩ nhân 10g.
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g.
Bài viết cùng chuyên mục
Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)
Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.
Y học cổ truyền xơ gan (đông y)
Hình ảnh lâm sàng của xơ gan xuất phát từ những thay đổi hình thái học sẽ phản ảnh mức độ trầm trọng của tổn thương hơn là nguyên nhân của các bệnh đưa tới xơ gan.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hội chứng nhiệt nhập tâm bào
Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.
Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)
E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.
Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch
Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.
Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt
Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.
Y học cổ truyền tai biến mạch não
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.
Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)
Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.
Bệnh học can đởm
Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.
Y học cổ truyền bại não (đông y)
Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.
Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.
Y học cổ truyền tăng huyết áp
Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.
Y học cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn
Phản ứng miễn dịch bao gồm ; choáng phản vệ loại bỏ protein lạ, mày đay nổi mẩn... cố định các dị nguyên ở vùng viêm không cho lan rộng ra toàn thân.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ
Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.
Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)
Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.
Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.
Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)
Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Y học cổ truyền viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính
Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù.
Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
Y học cổ truyền suy nhược mãn tính
Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.
Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)
Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.
Phân loại thuốc y học cổ truyền
Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt
Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị
Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)
Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)
Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.