Đại cương ngoại cảm ôn bệnh

2013-04-16 11:00 AM

Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh Ngoại cảm ôn bệnh là tên gọi chung của những bệnh ngoại cảm với những đặc điểm:

Khởi phát với sốt cao.

Bệnh cảnh thiên về nhiệt.

Diễn biến theo quy luật.

Bệnh thường cấp tính, diễn tiến nhanh, bệnh cảnh thường nặng.

Nếu phát bệnh thành dịch thì được gọi là “Ôn dịch”.

Trong tài liệu cổ có những cách gọi tên (cách phân chia) bệnh ngoại cảm ôn bệnh khác nhau.

Nếu dựa theo thời gian mà bệnh khởi phát:

Phong Ôn, Xuân Ôn: khi bệnh khởi phát vào mùa xuân.

Thử Ôn, Thấp Ôn: khi bệnh khởi phát vào mùa hè

Phục thử, Thu Táo: khi bệnh khởi phát vào mùa thu.

Đông Ôn: khi bệnh khởi phát vào mùa đông.

Nếu dựa theo cơ chế phát bệnh:

Tân cảm: khi cảm phải ngoại tà thì bệnh phát ngay.

Phục tà: khi cảm phải ngoại tà, bệnh không khởi phát ngay mà ẩn nấp bên trong, khi có đủ điều kiện thì mới phát bệnh. Những điều kiện đó là:

Chính khí suy kém.

Cảm phải 1 đợt mới (Tân cảm dẫn động phục tà).

Tân cảm + Phục tà.

Nguyên nhân gây bệnh

Do 2 loại nguyên nhân gây nên:

Ngoại cảm lục dâm: chủ yếu là những tính chất ôn nhiệt của lục dâm như Phong nhiệt, Thử nhiệt, Thấp nhiệt, Táo nhiệt…

Lệ khí: đây là loại khí hậu độc địa, do sự phối hợp giữa nguyên nhân trên và tử khí của xác chết, thường xảy ra trong chiến tranh, trong thiên tai địch họa.

Sinh lý bệnh

Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng. Theo Diệp Thiên Sỹ (đời Thanh) bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.

Quy luật khởi phát của bệnh 

Nếu mới cảm phải mà bệnh phát ra ngay: bệnh cảnh xuất hiện chủ yếu ở Vệ phận.

Nếu do tân cảm dẫn động phục tà (Tân cảm + Phục tà): bệnh cảnh lâm sàng có thể gồm Vệ phận phối hợp với Khí hay Dinh phận.

Diễn biến của bệnh 

Có 2 trường phái nêu lên diễn biến của ngoại cảm ôn bệnh:

Theo chiều từ nông vào sâu (từ ngoài vào trong): do Diệp Thiên Sỹ khởi xướng và bao gồm 4 giai đoạn vệ, Khí, Dinh, Huyết.

Theo chiều từ trên xuống: do Ngô Hữu Khả (nhà Thanh) đề xướng và bao gồm 3 giai đoạn Thượng tiêu (Tâm phế), Trung tiêu (Tỳ vị), Hạ tiêu (Can Thận).

Bệnh cảnh lâm sàng

Một cách tổng quát, bệnh ở Vệ phận và Khí phận thuộc bệnh của khí. Bệnh Khí nhẹ, nông được gọi là Vệ phận (chủ biểu, chủ Phế và bì mao). Bệnh khí nặng, sâu được gọi là Khí phận (chỉ ôn nhiệt tà đã vào sâu, vào lý; nhưng chưa vào huyết). Bệnh Huyết nhẹ, nông được gọi là Dinh phận (tà vào Tâm, Tâm bào). Bệnh Huyết nặng, sâu được gọi là Huyết phận (Tà vào Can huyết).

Ở Vệ phận, do nhiệt tà nhẹ nông, làm tổn thương âm chưa nhiều, hiện tượng táo tương đối nhẹ (ho khan không đàm, họng khô, khát không rõ).

Ở Khí phận, tân dịch bị thương tổn tương đối rõ nên thấy tâm phiền, miệng khát hoặc cầu bón.

Tân dịch bị thương ảnh hưởng đến huyết là tà đã vào Dinh phận.

Huyết bị tổn thương tương đối nhiều là tà đã vào Huyết phận.

Khác nhau giữa ngoại cảm ôn bệnh và ngoại cảm thương hàn

TT

ÔN BỆNH

THƯƠNG HÀN

1

Khảo sát các bệnh ngoại cảm có tính chất nhiệt

Khảo sát tất cả các bệnh ngoại cảm

2

Khởi phát ngay với bệnh nhiệt chứng

Khởi phát với Phong, Hàn, Thử, Thấp chứng. Giai đoạn sau mới xuất hiện Nhiệt chứng.

3

Diễn biến có quy luật, theo Vệ, Khí, Dinh, Huyết và Tam tiêu

Diễn biến có quy luật, theo Lục kinh

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền xơ vữa động mạch

Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu.

Phế nham (ung thư phế quản)

Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.

Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)

Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.

Y học cổ truyền tăng huyết áp

Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.

Viêm sinh dục nữ: điều trị bằng y học cổ truyền

Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.

Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.

Bệnh học phế đại trường

Chức năng của Đại trường là tống chất cặn bã ra ngoài. Linh lan bí điển luận/Tố vấn viết: “Đại trường giả tiền đạo chi quan, biến hóa xuất yên”.

Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính

Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.

Tim mạch và phong thấp nhiệt tý (thấp tim)

Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế

Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.

Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền

Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch

Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.

Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)

E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.

Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)

Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế

Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.

Y học cổ truyền liệt mặt nguyên phát (đông y)

Sau khi rời thân não, dây thần kinh mặt, có kèm theo dây phụ Wrisberg, động mạch và tùng tĩnh mạch, chạy xuyên qua xương đá trong một ống xương: vòi Fallope.

Nhũ nham: ung thư vú

Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.

Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim

Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết

Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.

Y học cổ truyền ung thư cổ tử cung (cổ tử cung nham)

Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)

Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.

Y học cổ truyền tai biến mạch não

Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.

Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)

Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.

Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)

Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.