Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh

2019-03-13 02:14 PM

Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh nguyên

Ôn tà xâm phạm đến Tỳ Vị.

Bệnh sinh

Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết (chảy máu răng miệng). Vị lạc với Tâm (Thần minh) nên gây bức rức, cuồng sảng.

Triệu chứng lâm sàng

Miệng khô khát, môi nức nẻ. Dễ đói, sôi ruột.

Chân răng sưng đau, chảy máu nướu răng.

Cảm giác bụng nóng như lửa, đại tiện bí kết, tiểu sẻn đỏ.

Lưỡi đỏ, rêu vàng dầy. Mạch trầm sác, hữu lực.

Trong 1 số trường hợp nặng, có thể thấy dấu hiệu bức rức, cuồng, sảng.

Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:

Viêm dạ dày.

Sốt phát ban. Scarlatine. Bệnh truyền nhiễm.

Pháp trị

Thanh Vị lương huyết.

Phương dược sử dụng

Thanh Vị thang (Lan Bí thất tàng).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Hoàng liên

Đắng, hàn vào Can Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa sáng mắt, chỉ huyết do nhiệt.

Quân

Đương quy

Ngọt, cay, ấm vào Tâm, Can, Tỳ. 
Dưỡng huyết, hoạt huyết

Thần

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng vào Tâm, can, Thận. Thanh nhiệt, nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết.

Thần

Đơn bì

Cay đắng, hơi hàn vào Tâm, Can, Thận, Tâm bào. Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Chữa nhiệt nhập doanh phận.

Thần

Thăng ma

Cay, ngọt, hơi đắng, tính hàn vào Phế, Vị, Tỳ, Đại trường. 
Thanh nhiệt giải độc, thăng đề.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt.

Hạ sốt

Túc tam lý

Hợp thổ huyệt của Vị.

Thanh Vị nhiệt (Tả)

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trường.

Hạ tích trệ trường vị

Chỉ câu

Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị

Trị táo bón

Phụ lục

Trong bệnh học y học cổ truyền, có những bệnh chứng mà nguyên nhân có thể là ngoại nhân, cũng có thể là những nguyên nhân khác hoặc cả hai. Có trường hợp rất khó xác định nguyên nhân (những trường hợp co giật, động kinh mà khi lên cơn không thể xác định được do nội hay ngoại phong). 

Phần phụ lục này sẽ đề cập đến những trường hợp đặc biệt nói trên.

Vị thất hòa giáng

Nguyên nhân và bệnh sinh:

Thấp tà đình đọng. Thấp Vị → Vị bất hòa giáng (đau tức thượng vị, ợ hơi, nấc cục, mửa).

Ăn nhiều thức ăn không tiêu (Thương thực → Vị (Vị khí bất hòa giáng)).

Triệu chứng lâm sàng:

Đau vùng thượng vị, căng tức thượng vị, ợ hơi, nấc cục, ụa mửa ra thức ăn chua nát. Đại tiện mất điều hòa.

Rêu dầy, nhớt dính. Mạch hoạt.

Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:

Trúng thực.

Tiêu chảy cấp.

Trong bệnh cảnh tăng urê máu.

Ốm nghén.

Pháp trị:

Điều Vị giáng khí (nếu do ngoại thấp). 

Bài thuốc sử dụng: Bình vị tán (Thái Bình Huệ Dân, Hòa tễ Cục Phương).

Tiêu thực hòa Vị (nếu do ăn nhiều thức ăn không tiêu). 

Bài thuốc sử dụng Bảo hòa hoàn (Ấu ấu tu tri).

Phương dược: 

Bình vị tán (Thái Bình Huệ Dân, Hòa tễ Cục Phương.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Thương truật

Cay, đắng, ấm vào Tỳ, Vị. Kiện tỳ, táo thấp, phát hãn.

Quân

Trần bì

Cay, đắng, ôn vào Vị, Phế. Hành khí, hào Vị, chỉ nôn, hóa đờm, táo thấp.

Thần

Hậu phác

Cay, đắng ấm. Vào Tỳ, Vị, Đại trường. Hành khí, hóa đờm trừ nôn mửa, điều hòa đại tiện.

Thần

Cam thảo

Ngọt ôn. Vào 12 kinh. 
Bổ trung khí, hòa hoãn, hóa giải độc.

Tá – Sứ

Bảo hòa hoãn (Ấu ấu tu tri)

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Sơn tra

Chua, ngọt, ấm vào Tỳ, Vị, can. Tiêu thực, hóa tích (do ăn nhiều thịt không tiêu), phá khí, hành ứ, hóa đờm.

Quân

Thần khúc

Ngọt, cay, ấm, vào Tỳ Vị. Tiêu thực hóa tích, khai Vị kiện Tỳ, thông sữa

Quân

Mạch nha

Vị mặn ấm, vào Tỳ Vị. Tiêu thực, hạ khí, khai Vị hòa trung (ăn bột không tiêu).

Quân

Trần bì

Cay, đắng, ôn vào Vị, Phế. Hành khí, hào Vị, chỉ nôn, hóa đờm, táo thấp

Thần

Bán hạ chế

Cay, ấm, độc vào Phế, tỳ, Vị. Hành khí, hóa đờm, táo thấp, giáng nghịch, chỉ nôn, chỉ khái.

Thần

Phục linh

Ngọt, nhạt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.

Thần

La bặc tử

Ngọt, cay, bình vào Phế, Tỳ. Hóa đờm, giáng nghịch, lợi niệu.

Liên kiều

Đắng, lạnh vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, giải cảm thuộc Phong nhiệt, chống nôn.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Trung quản

Mộ huyệt của Vị

Kiện Vị

Túc tam lý

Hợp thổ huyệt của Vị

Thanh Vị nhiệt (Tả)

Khí hải

Bể của khí.

Kiện tỳ trừ thấp

Phong long

Lạc của Vị. Huyệt đặc hiệu trừ đờm

 

Vị âm hư

Nguyên nhân:

Bệnh ôn nhiệt làm tổn thương âm dịch của Vị.

Những trường hợp âm hư lâu ngày sinh nội nhiệt làm tổn thương âm dịch.

Triệu chứng lâm sàng:

Môi miệng khô, nóng. Ăn uống kém, thích uống.

Ợ khan, nấc cục. Đại tiện phân khô cứng. Tiểu tiện ngắn ít.

Lưỡi khô đỏ. Mạch tế sác.

Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:

Viêm dạ dày.

Sau những bệnh có sốt cao kéo dài.

Đái tháo đường.

Pháp trị: Dưỡng Vị sinh tân.

Phương dược: Tăng dịch thang (Thương hàn luận).

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Huyền sâm

Mặn, hơi đắng, hàn vào phế Vị, Thận. Thanh nhiệt, lương huyết, tả hỏa, giải độc, sinh tân dịch, tán kết.

Quân

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng vào Tâm, can, Thận. Thanh nhiệt, nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết.

Thần

Mạch môn

Ngọt, đắng, mát. 
Nhuận phế, sinh tân, lợi niệu.

Thần

Thiên hoa phấn

Ngọt, chua, hàn vào Phế, Vị, Đại trường. Sinh tân chỉ khái, giáng hỏa, nhuận táo, bài nung, tiêu thũng.

Thần - Tá

Hoàng liên

Đắng, hàn vào Can Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa sáng mắt, chỉ huyết do nhiệt.

Nếu táo bón thì gia Đại hoàng.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Tam âm giao

Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân. Huyệt đặc hiệu chữa bệnh sinh dục - tiết niệu.

Tư âm

Xung dương

Nguyên của Vị.

Dưỡng Vị âm

Công tôn

Lạc huyệt của Tỳ.

 

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt.

Hạ sốt

Túc tam lý

Hợp thổ huyệt của Vị.

Thanh Vị nhiệt (Tả)

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trường.

Hạ .tích trệ trường vị

Chỉ câu

Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị.

Trị táo bón.

Can trường hư hàn

Bệnh nguyên: cảm nhiễm hàn tà trên cơ địa Tỳ, Thận dương hư.

Bệnh sinh:

Chức năng của Tỳ là vận hóa thủy cốc, được sự hỗ trợ của Thận dương. Nếu Tỳ Thân dương hư thì sẽ đưa đến Tỳ mất chức năng thăng thanh giáng trọc, do đó chức năng truyền tống phân của Đại trường cũng sẽ bị ảnh hưởng, biểu hiện là đi tiêu phân lỏng, đục thường xuyên.

Hàn thấp phạm Đại trường gây mệt mỏi, tay chân lạnh, ăn uống kém. Đồng thời, Tỳ Thận dương suy gây lòi dom, đau lưng.

Triệu chứng lâm sàng:

Người nặng nề, mệt mỏi, mặt trắng, sợ lạnh, chân tay mát lạnh.

Tiêu chảy ra nước và phân xanh như cứt vịt.

Ăn uống kém, lòi dom, tiểu trong dài, đau lưng.

Lưỡi nhợt, rêu mỏng. Mạch trầm, trì tế.

Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:

Viêm đại tràng mãn tính.

Viêm ruột kết thối rửa.

Rối loạn hấp thu.

Pháp trị: Ôn dương lợi thấp.

Phương dược sử dụng: Chân Vũ thang (Thương hàn luận).

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Bạch truật

Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thai.

Quân

Bạch linh

Ngọt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.

Thần

Phụ tử chế

Cay, ngọt đại nhiệt vào 12 kinh. Hồi dương, cứu nghịch, ôn thận, lợi niệu, ôn bổ Mệnh môn.

Thần

Sinh khương

Cay, hơi nóng vào Phế, Tỳ, Vị. Phát tán phong hàn, ôn Vị, chỉ nôn, chỉ tả, hóa đờm, chỉ khái, lợi thủy.

Bạch thược

Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trường

Huyệt tại chỗ

Đại trường du

Du huyệt của Đại trường

 

Khí hải

Bể của khí.

 

Trung quản

Mộ huyệt của Vị

 

Tỳ du

Du huyệt của Tỳ

Ôn bổ Tỳ Thận

Mệnh môn

Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa

 

Thận du

Bối du huyệt/Thận

 

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền động kinh (đông y)

Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường

Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.

Tiết niệu lạc cảm nhiễm (viêm đường tiết nệu)

Pháp chữa: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng.

Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)

Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.

Hư lao: suy nhược cơ thể

Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc,ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Viêm sinh dục nữ: điều trị bằng y học cổ truyền

Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết bàng quang (thấp nhiệt bàng quang)

Bài thứ nhất có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng, dùng tả Can hỏa và tư âm huyết. Bài thứ 2 xuất xứ từ Y tông kim giám, dùng trị mục nhọt vùng eo lưng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt

Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu

Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.

Y học cổ truyền xơ gan (đông y)

Hình ảnh lâm sàng của xơ gan xuất phát từ những thay đổi hình thái học sẽ phản ảnh mức độ trầm trọng của tổn thương hơn là nguyên nhân của các bệnh đưa tới xơ gan.

Bệnh học thận bàng quang

Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.

Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)

Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.

Ngải tư bệnh (HIV, AIDS)

Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà thực thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)

Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.

Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.

Chữa chứng nấc cụt

Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.

Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)

Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.

Y học cổ truyền suy nhược mãn tính

Do mắc bệnh lâu ngày, làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy, Thận âm suy hư hỏa bốc lên, Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

Y học cổ truyền ung thư cổ tử cung (cổ tử cung nham)

Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham.

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường)

Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.

Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)

Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.

Nhũ nham: ung thư vú

Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác.