Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết

2019-03-13 01:51 PM

Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Bệnh Ngoại cảm lục dâm là nhóm bệnh lý có những đặc điểm:

Gây nên do ngoại nhân gồm Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa.

Gây bệnh từ ngoài Kinh lạc đến các Phủ Tạng ở sâu.

Không theo quy luật truyền biến nào.

Bệnh danh luôn bao gồm:

Tên tác nhân gây bệnh.

Vị trí (Kinh lạc, Tạng Phủ) nơi bị bệnh.

Bệnh ngoại cảm lục dâm có 3 mức độ:

Cảm mạo.

Thương.

Trúng.

Bệnh nguyên

Cảm nhiễm hàn tà qua con đường ăn uống.

Bệnh sinh

Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ. Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát, da bụng mát và nước tiểu trong, trắng, nhiều.

Triệu chứng lâm sàng

Bụng đau nhiều, chối nắn, đầy trướng.

Miệng lạt lẽo, mặt trắng, môi lợt, tay chân mát.

Táo bón, lưỡi trắng, ít rêu. Mạch trầm, huyền.

Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp: Những trường hợp bí đại tiện chức năng.

Pháp trị

Công trục hàn tích.

Phương dược sử dụng: Tam Vật Bị Cấp Hoàn (Kim Quỹ yếu lược).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hạ)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Bã đậu chế

Cay, nhiệt, độc vào Vị, Đại trường. Thông tiện do hàn tích.

Quân

Can khương

Cay, ấm vào Tâm, Phế, Vị, Tỳ, Thận, Đại trường. Ôn trung, tán hàn.

Thần

Đại hoàng

Đắng, lạnh. Vào Tỳ, Vị, Đại trường, Can, Tâm bào. Hạ tích trệ trường vị, tả thực nhiệt huyết phận.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Chỉ câu

Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị.

Trị táo bón

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trường

Chữa chứng đau bụng, tiêu chảy.

Đại trường du

Du huyệt của Đại trường

 

Phụ lục

Trong bệnh học y học cổ truyền, có những bệnh chứng mà nguyên nhân có thể là ngoại nhân, cũng có thể là những nguyên nhân khác hoặc cả hai. Có trường hợp rất khó xác định nguyên nhân (những trường hợp co giật, động kinh mà khi lên cơn không thể xác định được do nội hay ngoại phong). 

Phần phụ lục này sẽ đề cập đến những trường hợp đặc biệt nói trên.

Vị thất hòa giáng

Nguyên nhân và bệnh sinh:

Thấp tà đình đọng. Thấp Vị → Vị bất hòa giáng (đau tức thượng vị, ợ hơi, nấc cục, mửa).

Ăn nhiều thức ăn không tiêu (Thương thực → Vị (Vị khí bất hòa giáng)).

Triệu chứng lâm sàng:

Đau vùng thượng vị, căng tức thượng vị, ợ hơi, nấc cục, ụa mửa ra thức ăn chua nát. Đại tiện mất điều hòa.

Rêu dầy, nhớt dính. Mạch hoạt.

Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:

Trúng thực.

Tiêu chảy cấp.

Trong bệnh cảnh tăng urê máu.

Ốm nghén.

Pháp trị:

Điều Vị giáng khí (nếu do ngoại thấp). 

Bài thuốc sử dụng: Bình vị tán (Thái Bình Huệ Dân, Hòa tễ Cục Phương).

Tiêu thực hòa Vị (nếu do ăn nhiều thức ăn không tiêu). 

Bài thuốc sử dụng Bảo hòa hoàn (Ấu ấu tu tri).

Phương dược: 

Bình vị tán (Thái Bình Huệ Dân, Hòa tễ Cục Phương.

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Thương truật

Cay, đắng, ấm vào Tỳ, Vị. Kiện tỳ, táo thấp, phát hãn.

Quân

Trần bì

Cay, đắng, ôn vào Vị, Phế. Hành khí, hào Vị, chỉ nôn, hóa đờm, táo thấp.

Thần

Hậu phác

Cay, đắng ấm. Vào Tỳ, Vị, Đại trường. Hành khí, hóa đờm trừ nôn mửa, điều hòa đại tiện.

Thần

Cam thảo

Ngọt ôn. Vào 12 kinh. 
Bổ trung khí, hòa hoãn, hóa giải độc.

Tá – Sứ

Bảo hòa hoãn (Ấu ấu tu tri)

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Sơn tra

Chua, ngọt, ấm vào Tỳ, Vị, can. Tiêu thực, hóa tích (do ăn nhiều thịt không tiêu), phá khí, hành ứ, hóa đờm.

Quân

Thần khúc

Ngọt, cay, ấm, vào Tỳ Vị. Tiêu thực hóa tích, khai Vị kiện Tỳ, thông sữa

Quân

Mạch nha

Vị mặn ấm, vào Tỳ Vị. Tiêu thực, hạ khí, khai Vị hòa trung (ăn bột không tiêu).

Quân

Trần bì

Cay, đắng, ôn vào Vị, Phế. Hành khí, hào Vị, chỉ nôn, hóa đờm, táo thấp

Thần

Bán hạ chế

Cay, ấm, độc vào Phế, tỳ, Vị. Hành khí, hóa đờm, táo thấp, giáng nghịch, chỉ nôn, chỉ khái.

Thần

Phục linh

Ngọt, nhạt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.

Thần

La bặc tử

Ngọt, cay, bình vào Phế, Tỳ. Hóa đờm, giáng nghịch, lợi niệu.

Liên kiều

Đắng, lạnh vào Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giải độc, giải cảm thuộc Phong nhiệt, chống nôn.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Trung quản

Mộ huyệt của Vị

Kiện Vị

Túc tam lý

Hợp thổ huyệt của Vị

Thanh Vị nhiệt (Tả)

Khí hải

Bể của khí.

Kiện tỳ trừ thấp

Phong long

Lạc của Vị. Huyệt đặc hiệu trừ đờm

 

Vị âm hư

Nguyên nhân:

Bệnh ôn nhiệt làm tổn thương âm dịch của Vị.

Những trường hợp âm hư lâu ngày sinh nội nhiệt làm tổn thương âm dịch.

Triệu chứng lâm sàng:

Môi miệng khô, nóng. Ăn uống kém, thích uống.

Ợ khan, nấc cục. Đại tiện phân khô cứng. Tiểu tiện ngắn ít.

Lưỡi khô đỏ. Mạch tế sác.

Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:

Viêm dạ dày.

Sau những bệnh có sốt cao kéo dài.

Đái tháo đường.

Pháp trị: Dưỡng Vị sinh tân.

Phương dược: Tăng dịch thang (Thương hàn luận).

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Huyền sâm

Mặn, hơi đắng, hàn vào phế Vị, Thận. Thanh nhiệt, lương huyết, tả hỏa, giải độc, sinh tân dịch, tán kết.

Quân

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng vào Tâm, can, Thận. Thanh nhiệt, nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết.

Thần

Mạch môn

Ngọt, đắng, mát. 
Nhuận phế, sinh tân, lợi niệu.

Thần

Thiên hoa phấn

Ngọt, chua, hàn vào Phế, Vị, Đại trường. Sinh tân chỉ khái, giáng hỏa, nhuận táo, bài nung, tiêu thũng.

Thần - Tá

Hoàng liên

Đắng, hàn vào Can Đởm. Thanh nhiệt, trừ thấp, thanh Tâm, trừ phiền, giải độc, thanh Can hỏa sáng mắt, chỉ huyết do nhiệt.

Nếu táo bón thì gia Đại hoàng.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Tam âm giao

Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân. Huyệt đặc hiệu chữa bệnh sinh dục - tiết niệu.

Tư âm

Xung dương

Nguyên của Vị.

Dưỡng Vị âm

Công tôn

Lạc huyệt của Tỳ.

 

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt.

Hạ sốt

Túc tam lý

Hợp thổ huyệt của Vị.

Thanh Vị nhiệt (Tả)

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trường.

Hạ .tích trệ trường vị

Chỉ câu

Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị.

Trị táo bón.

Can trường hư hàn

Bệnh nguyên: cảm nhiễm hàn tà trên cơ địa Tỳ, Thận dương hư.

Bệnh sinh:

Chức năng của Tỳ là vận hóa thủy cốc, được sự hỗ trợ của Thận dương. Nếu Tỳ Thân dương hư thì sẽ đưa đến Tỳ mất chức năng thăng thanh giáng trọc, do đó chức năng truyền tống phân của Đại trường cũng sẽ bị ảnh hưởng, biểu hiện là đi tiêu phân lỏng, đục thường xuyên.

Hàn thấp phạm Đại trường gây mệt mỏi, tay chân lạnh, ăn uống kém. Đồng thời, Tỳ Thận dương suy gây lòi dom, đau lưng.

Triệu chứng lâm sàng:

Người nặng nề, mệt mỏi, mặt trắng, sợ lạnh, chân tay mát lạnh.

Tiêu chảy ra nước và phân xanh như cứt vịt.

Ăn uống kém, lòi dom, tiểu trong dài, đau lưng.

Lưỡi nhợt, rêu mỏng. Mạch trầm, trì tế.

Bệnh cảnh lâm sàng YHHĐ thường gặp:

Viêm đại tràng mãn tính.

Viêm ruột kết thối rửa.

Rối loạn hấp thu.

Pháp trị: Ôn dương lợi thấp.

Phương dược sử dụng: Chân Vũ thang (Thương hàn luận).

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Bạch truật

Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thai.

Quân

Bạch linh

Ngọt, bình vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Lợi niệu, thẩm thấp, kiện Tỳ, an thần.

Thần

Phụ tử chế

Cay, ngọt đại nhiệt vào 12 kinh. Hồi dương, cứu nghịch, ôn thận, lợi niệu, ôn bổ Mệnh môn.

Thần

Sinh khương

Cay, hơi nóng vào Phế, Tỳ, Vị. Phát tán phong hàn, ôn Vị, chỉ nôn, chỉ tả, hóa đờm, chỉ khái, lợi thủy.

Bạch thược

Đắng, chát, chua. Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trường

Huyệt tại chỗ

Đại trường du

Du huyệt của Đại trường

 

Khí hải

Bể của khí.

 

Trung quản

Mộ huyệt của Vị

 

Tỳ du

Du huyệt của Tỳ

Ôn bổ Tỳ Thận

Mệnh môn

Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa

 

Thận du

Bối du huyệt/Thận

 

Bài viết cùng chuyên mục

Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)

Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.

Bệnh học can đởm

Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn, Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau.

Tiết niệu kết thạch (sỏi hệ thống tiết niệu)

Xét nghiệm nước tiểu có vi khuẩn niệu, tế bào mủ; định lượng can - xi niệu, systin niệu, axit uric niệu và tồn cặn oxalat, phosphat... Nếu có protein niệu là có viêm thận - bể thận.

Y học cổ truyền viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới .

Bệnh học phế đại trường

Chức năng của Đại trường là tống chất cặn bã ra ngoài. Linh lan bí điển luận/Tố vấn viết: “Đại trường giả tiền đạo chi quan, biến hóa xuất yên”.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Y học cổ truyền viêm gan mạn (đông y)

Do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp.

Y học cổ truyền ung thư cổ tử cung (cổ tử cung nham)

Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham.

Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền

Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.

Chữa chứng nấc cụt

Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.

Đại cương ngoại cảm ôn bệnh

Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.

Y học cổ truyền tai biến mạch não

Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.

Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)

Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.

Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch

Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.

Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh

Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.

Bệnh học thận bàng quang

Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.

Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ

Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Bệnh học tỳ vị

Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..

Y học cổ truyền thấp tim tiến triển

Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng.

Bệnh học ngoại cảm thương hàn

Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương.

Viêm khớp phong thấp tính (viêm khớp dạng thấp tiến triển)

Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên - kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%.

Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.