- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lâm sàng bế kinh
Tình trạng chưa tới thời kỳ dứt kinh mà kinh nguyệt lại không hành hoặc có nửa chừng ngưng hẳn và có trạng thái bệnh tật xuất hiện gọi là chứng Vô kinh hoặc Kinh bế.
Bệnh danh: Vô kinh, Bế kinh.
Nguyên nhân: Theo thể lâm sàng chia làm 2 loại:
Thực chứng: Do thực tà cách trở làm mạch đạo không thông, kinh huyết ứ trệ không đi xuống được, nên không ra kỳ kinh.
Hư chứng: Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích, tất cả đều có thể sinh chứng huyết khô kinh bế, làm không có kinh nguyệt. Trên lâm sàng phân 7 loại:
Thể Huyết khô:
Do khí huyết suy kiệt.
Triệu chứng:
Kinh nguyệt lúc đầu sắc nhợt, lượng ít rồi tắt hẳn.
Sắc mặt xanh bạc hơi vàng, gầy, da khô, lưỡi nhợt, rêu nẻ.
Tinh thần uể oải, hồi hộp, lo sợ, đoản hơi, ăn ít khó tiêu.
Đau lưng, yếu sức, táo bón. Mạch hư tế.
Thể Huyết ứ:
Ban đầu kinh đi không thông, rồi tắt dần.
Bụng dưới căng trướng cứng đau, đè vào đau hơn, đau lan hông đùi hoặc đến vai lưng, ngực bụng sình đầy.
Sắc mặt xanh sẫm, da khô ráo, miệng khô không khát nước.
Tiêu bón, tiểu ít, lưỡi sẫm hoặc có chấm tím đỏ.
Mạch trầm kết mà sác.
Thể Hàn ngưng:
Hàn khí ngừng lại ở huyết thất, huyết ngừng thì kinh không thông.
Triệu chứng:
Kinh nguyệt tắt, đau bụng, mỏi lưng, cứng đau ở gáy, sợ lạnh, da lạnh.
Rêu lưỡi mỏng trắng. Mạch trầm trì hoặc khẩn.
Thể Nhiệt sác:
Kinh đến trước kỳ, ít dần rồi tắt.
Mặt vàng, gò má đỏ, tâm phiền, sốt về đêm, khó ngủ.
Miệng đắng, họng khô, táo bón, tiểu đỏ sẻn.
Lưỡi đỏ sáng, rêu lưỡi khô vàng, nứt nẻ từng đường.
Mạch huyền tế sác.
Nếu do uất nhiệt thì sắc da khô, tinh thần uất ức, đau lưng, ù tai, đau hông sườn, ngực đầy trướng, lưỡi đỏ không rêu.
Mạch hư tế sác.
Thể Đàm ngăn:
Người béo mập, có nhiều đàm thấp và lớp mỡ chặn lấp kinh mạch dẫn đến khí huyết không thông gây kinh bế.
Triệu chứng:
Kinh kỳ thường sai lệch, sắc kinh nhợt, lượng nhiều rồi tắt.
Bụng trên đầy tức, tâm phiền, hay ọe nấc cụt, ăn ít, đàm nhiều, nhiều bạch đới.
Sắc mặt sẫm, miệng nhạt có nhớt, rêu lưỡi trắng nhờn. Mạch huyền hoạt.
Thể Khí uất:
Do thất tình thương tâm, hoặc tình chí uất ức không tiết đạt ra được thường sinh ra bế kinh.
Triệu chứng:
Kỳ kinh đi sai rồi ngưng hẳn, có đới hạ.
Sắc mặt xẫm nhạt xanh bạc, tinh thần uất ức.
Đau ngực sườn, ăn ít, ợ chua.
Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch huyền sác.
Thể Tỳ hư:
Tỳ Vị không hòa, ăn uống giảm ít nên không sinh ra huyết được gây kinh bế.
Triệu chứng:
Kinh kỳ không đúng, lượng ít, sắc nhợt rồi tắt hẳn, thỉnh thoảng có bạch đới.
Sắc mặt xanh vàng, da phù thũng, chân tay lạnh, mỏi.
Tinh thần uể oải, chóng mặt, hồi hộp, lo sợ.
Có khi bụng dưới đầy trướng, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc rêu nứt rạn. Mạch hư trì.
Điều trị bế kinh bằng thuốc y học cổ truyền
Phép trị chung: Bổ huyết, kiện tỳ vị, dưỡng can thận là chính.
Thể Huyết khô:
Phép trị: Bổ huyết, dưỡng can thận.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Bổ thận địa hoàng hoàn (trích Tố am y yếu) gồm Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Tri mẫu, Hoàng bá, Viễn chí, Phục thần, Hắc táo nhân, Huyền sâm, Mạch môn, Trúc diệp, Quy bản, Tang phiêu tiêu.
Thể Huyết ứ:
Phép trị: Thông huyết, trục ứ.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Thông ứ tiễn (trích Nhạc cảnh toàn thư) gồm Quy vĩ, Hồng hoa, Hương phụ, Sơn thù, Ô dước, Thanh bì, Mộc hương, Đào nhân, Đan sâm, Trạch lan, Ngưu tất.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Quy vĩ |
Dưỡng huyết, hoạt huyết |
Quân |
Hồng hoa |
Phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết |
Quân |
Hương phụ |
Hành khí, khai uất, điều kinh |
Thần |
Sơn thù |
Bổ can thận, sáp tinh khí, thông khiếu |
Tá |
Ô dước |
Thuận khí, ấm trung tiêu |
Tá |
Thanh bì |
Thông kinh lạc |
Tá |
Mộc hương |
Thông kinh, hành khí, chỉ thống |
Tá |
Đào nhân |
Phá huyết, trục ứ, nhuận táo |
Tá |
Đan sâm |
Bổ huyết, điều kinh |
Tá |
Trạch lan |
Thanh nhiệt, tán ứ, trừ đờm |
Tá |
Ngưu tất |
Hành huyết, tán ứ |
Tá |
Thể Hàn ngưng:
Phép trị: Ôn thông kinh mạch.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Ôn kinh thang (xem Kinh nguyệt trước kỳ).
Thể Nhiệt sác:
Phép trị: Bổ huyết thanh nhiệt.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Nhất quán tiễn (trích Ngụy ngọc hoàng phương) gồm Sinh địa 20g, Quy thân 12g, Câu kỷ tử 20g, Mạch môn 12g, Sa sâm 12g, Xuyên luyện tử 20g.
Thể Đàm ngăn:
Phép trị: Hóa đàm, thông kinh.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Hậu phác nhị trần thang (trích Đơn Khê phương) gồm Cam thảo 2g, Trần bì 8g, Bán hạ chế 4g, Phục linh 4g, Hậu phác 4g (xem phần Kinh nguyệt đến sau kỳ thể Đàm trở).
Thể Khí uất:
Phép trị: Lý khí giải uất.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Khai uất nhị trần thang (trích Vạn thị phụ khoa phương) gồm Trần bì 8g, Phục linh 8g, Thương truật 8g, Hương phụ 8g, Xuyên khung 8g, Bán hạ chế 4g, Thanh bì 4g, Nga truật 4g, Binh lang 4g, Cam thảo 2g, Mộc hương 2g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Trần bì |
Kiện tỳ, lý khí, hóa đàm |
Quân |
Phục linh |
Lý khí hóa đàm |
Quân |
Thương truật |
Ôn trung hóa đàm |
Tá |
Hương phụ |
Hành khí, khai uất, điều kinh |
Thần |
Xuyên khung |
Hoạt huyết chỉ thống |
Thần |
Bán hạ |
Giáng khí nghịch, trừ thấp, hóa đàm |
Tá |
Thanh bì |
Hành khí, tiêu trệ |
Tá |
Nga truật |
Tán khí, thông kinh, chỉ thống |
Tá |
Binh lang |
Trợ khí liễm âm |
Tá |
Mộc hương |
Hành khí, kiện tỳ, khai uất, chỉ thống |
Thần |
Cam thảo |
Ôn trung, hòa vị |
Sứ |
Thể Tỳ hư:
Phép trị: Bổ Tỳ Vị, ích khí.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Bổ trung ích khí thang gia giảm (trích Diệp Thiên Sỹ nữ khoa) gồm Chích kỳ 8g, Nhân sâm 12g, Quy thân 8g, Xuyên khung 8g, Trần bì 6g, Sài hồ 6g, Bạch thược (sao rượu) 8g, Bạch truật (sao mật) 8g, Thần khúc (sao) 8g, Chích thảo 4g, Mạch nha (sao) 8g, Gừng 3 lát, Đại táo 3 trái.
Điều trị bằng châm cứu
Điều khí huyết:
Chủ huyệt trên mạch Nhâm và 3 kinh âm ở chân: Can, Tỳ, Thận.
Huyệt đặc hiệu:
Khí hải, Tam âm giao: Quân bình khí huyết.
Thiên xu, Quy lai: Cho kỳ kinh sớm.
Thái xung, Thái khê: Cho kỳ kinh muộn.
Thận du, Tỳ du, Túc tam lý: Cho kỳ kinh loạn.
Bài viết cùng chuyên mục
Y học cổ truyền viêm não tủy cấp (hội chứng não cấp)
Tà phạm vệ khí (thể não)Phát sốt, sợ rét hoặc không, đau đầu, miệng khát, phiền táo, cổ cứng, co giật, đầu và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch phù sác.
Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.
Y học cổ truyền thiếu máu cơ tim
Bệnh cơ tim thiếu máu có thể xuất hiện với bệnh cảnh đau ngực (với rất nhiều mức độ khác nhau) hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao
Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.
Bệnh học tỳ vị
Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường
Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.
Bì phu nham (ung thư da)
Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất
Y học cổ truyền viêm màng não do não mô cầu
Khả năng kháng thuốc của màng não cầu rất mạnh, ngoài khả năng kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh thông thường.
Y học cổ truyền viêm đa dây thần kinh (đông y)
Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt
Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị
Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)
Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế
Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.
Bệnh học thận bàng quang
Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.
Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)
Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.
Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm (sỏi và viêm đường dẫn mật)
Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.
Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)
Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.
Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.
Y học cổ truyền sốt bại liệt (đông y)
Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan quan trọng nhất.
Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi
Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.
Y học cổ truyền bại não (đông y)
Mặc dù bất thường về vận động là dấu hiệu nổi bật nhất, nhưng rất thường gặp kèm theo những sa sút về trí thông minh, về phát triển tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức.
Y học cổ truyền động kinh (đông y)
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.
Bệnh học ngoại cảm
Bệnh ngoại cảm bao gồm tất cả các bệnh có nguyên nhân từ môi trường khí hậu tự nhiên bên ngoài; do khí hậu, thời tiết của môi trường bên ngoài trở nên thái quá.
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Đại cương ngoại cảm ôn bệnh
Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng, Theo Diệp Thiên Sỹ bệnh sẽ diễn biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận.
Y học cổ truyền viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính
Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù.