- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng bệnh học nội khoa
- Bài giảng rối loạn nước và điện giải (Fluid and electrolyte disorders)
Bài giảng rối loạn nước và điện giải (Fluid and electrolyte disorders)
Chức năng của cơ thể là giữ thăng bằng về thể dịch, duy trì nồng độ điện giải bình thường và pH ở khoảng thay đổi sinh lý, chức năng điểu hòa thận, phổi
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nước chiếm 60% trọng lượng cơ thể được phân chia: 2/3 ở nội bào và 1/3 ở ngoại bào (bao gồm ¼ nội mạch và ¾ ngoại mạch).
Các chất điện giải trong huyết tương
Na+: 135-145 mEq/l (mmol/l).
Cl-: 98-106 mEq/l (mmol/l).
K+: 3,5-5 mEq/l (mmol/l).
Ca++: 4,4-5,2 mEq/l hoặc 2,3-2,6 mmol/l.
Mg++: 1,5-2 mEq/l hoặc 0,75-1 mmol/l.
pH huyết tương: 7,35-7,45.
CO2 total: 23- 28 mmol/l ( mEq/l).
HCO3 : 24- 27 mmol/l (mEq/l).
Osmolality: 280-300 mosm/l = mM/l.
Điện giải trong nước tiểu
Na+ :70-100 mEq/24 giờ.
K+: 40- 90 mEq/ 24 giờ.
Thành phần điện giải trong các hợp chất
NaCl 1g: Na+ 17 mEq/l, Cl- 17 mEq/l.
KCl 1g: K+ 13 mEq/l , Cl- 13 mEq/l.
NaHCO3 1g: Na+ 12 mEq/l , HCO3- 12mEq/l.
Lactate Na 1g: Lactate 8.9 mEq/l à 8.9 mEq/l HCO3-, Na+ 8.9 mEq/l.
CaCO3 1g: Ca++ 20 mEq/l, CO2-3 20 mEq/l.
CaCl2 .2 H2O 1g: Ca++ 14 mEq/l, Cl- 14 mEq/l.
NH4Cl 1g: NH4 19 mEq/l, Cl- 19 mEq/l.
Sodiumbicarbonate 7.5% 50cc = 44.6 mEq.
Sodiumbicarbonate 1.4% 1000cc =168 mEq.
Sodiumbicarbonate 8.4% 50cc = 50 mEq.
Potassium Chloride 15% 30cc = 60 mEq.
Potassium Chloride 10% 10cc = 13 mEq.
Calcium Gluconate 10% 10cc = 4.6 mEq.
Aminonium Chloride 27% 20cc = 100 mEq.
Magnesium sulfate 50% 10cc = 40.6 mEq.
Calcium Chloride 2 H2O 10% 10cc = 13.6 mEq.
Oresol NaCl 3.5g/l Na+ 90 mEq.
NaHCO3 2.5g/l Cl- 80 mEq.
KCl 1.5 g/l K+ 20 mEq.
Glucose 21.6 g/l HCO3- 30 mEq.
Glucose( Dextrose) 5%/l :Osmotality : 252 mosm/l.
Glucose 50g/l (180mg= 1mmol).
Glucose 10%: Osmo 505.
Glucose 20% : Osmo 1010.
Glucose 50%: Osmo 2520.
NaCl 9%0 : Osmo 308 mmol/l Na+ 154 mEq/l Cl- 154 mEq/l.
Lactate ringer: Osmo 272 – 274 mmol/l Na+ 130, Cl- 109, K+ 4, Ca++ 3 Lactate 28 mEq/l.
Dextran: 40.000: Poly saccharide : Na+ 154 mEq/l , Cl- 154 mEq/l.
Plasma 200cc (protein 14g, Na+ 165, K+ 4).
Tác dụng của từng dung dịch :
Có 2 loại dung dịch:
Phân tử nhỏ (Cristalloide): Glucose, NaCl 9%0, Lactate ringer.
Phân tử lớn (Colloide): Dextran, Plasma ,Haesteril...
Glucose: chủ yếu là nước và Glucose nhằm cung cấp
Nước cho cơ thể.
Cung cấp Glucose cho cơ thể.
Dùng để pha loãng.
Dùng để đưa thuốc vào cơ thể.
Khi đưa Glucose vào cơ thể : 2/3 nội bào, 1/3 ngoại bào.
Không nên dùng để nâng huyếp áp.
Khi dùng nhiều (pha loãng máu, môi trường máu sẽ trở thành nhược trương => tan máu.
Khi dùng nhiều ( phù não (do môi trường ngoại bào trở thành nhược trương ( nước vào nội bào ( phù não )
NaCl 9%0: chủ yếu ở ngoại bào 1/3 ở nội mạch, 2/3 ở ngoại mạch
Dùng để:
Cung cấp điện giải Na+, Cl-.
Nâng huyết áp.
Lactate Ringer: chủ yếu ở ngoại bào: 1/3 ở nội mạch, 2/3 ở ngoại mạch
Cung cấp nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan ( không dùng khi toan máu do tăng acid lactic)
Nâng huyết áp.
Dextran: chỉ ở nội mạch làm tăng thể tích nội mạch lên 3-4 lần dùng để nâng huyết áp
Loại 40.000 ngừa được DIC.
Plasma
Chỉ ở nội mạch làm tăng thể tích nội mạch lớn 3-4 lần dùng để nâng huyết áp.
Liên quan giữa nước và các chất điện giải và pH máu
Na+ giảm ngoại bào => nước vào nội bào.
Na+ tăng ngoại bào => nước từ nội bào ra ngoại bào.
Na+/ máu giảm => cường Aldosterone => K+/máu giảm.
pH máu giảm => K+ máu tăng, Ca++ máu tăng do chúng di chuyển từ nội bào ra ngoại bào.
pH máu tăng => K+ máu giảm và Ca++ máu giảm do chúng di chuyển từ ngoại bào ra nội bào.
Cl- máu giảm => HCO3- tăng scent gyozgy.
K+ máu giảm => HCO-3 tăng.
PO4 máu tăng => Ca++ máu giảm và K+ máu tăng.
Mg++ máu giảm => Ca++ giảm và K+ máu giảm.
Các phép tính
Áp lực thẩm thấu (Mmol/l) = 2 (Na+ + K- ) + BUN mg%/28 + Glucose mg%/18
Na+ cần cho = (Na+ bthường – Na+ hiện có) x 0,6 x P
K+ cần cho = (K+ bthường – K+ hiện có) x 0,6 x P
HCO-3 cần cho = (HCO3- bthường – HCO-3 hiện có) x 0,4 x P
Điều chỉnh nước và điện giải
Chức năng của cơ thể là giữ thăng bằng về thể dịch, duy trì nồng độ điện giải bình thường và pH ở khoảng thay đổi sinh lý, chức năng điểu hòa thận, phổi, nội tiết khi bị rối loạn do mất hoặc cơ chế điều hòa bị rối loạn.
Nhu cầu hằng ngày
Ăn: 500-700 cc.
Uống: 1200 cc.
Nội sinh: 300 cc.
Tổng cộng: 2000 cc.
Nước tiểu: 1200 – 1500 cc.
Hô hấp, da: 500 – 1000 cc.
Phân: 100 cc.
Tổng cộng : 2000 cc.
Điều trị duy trì
Một người không ăn uống được bình thường (không dư hoặc thiếu, nước và điện giải có trước) không rối loạn chức năng thận.
Cần duy trì:
Nhu cầu tối thiểu về nước: 500 cc (nước tiểu) + 500-1000 cc (hô hấp, da) – 300 cc (nội sinh).
Nhu cầu điện giải:
Na+ 50 – 150 mEq/l ngày.
K+ 20-60 mEq/l ngày.
Glucose 100 – 150 g/l ngày.
Có thể dùng dung dịch sau đây:
NaCl 0,45% + G 5% + 20 mEq K+ /1000 cc.
Nếu lâu dài có thể phối hợp thêm Ca++, Mg++, PO4, protein, sinh tố.
Rối loạn nước và điện giải
Chẩn đoán rối loạn nước điện giải dựa vào:
Bệnh cảnh lâm sàng:
Mất nước, đổ mồ hôi, ói, tiêu chảy, tiểu nhiều, truyền dịch, suy thận
Triệu chứng lâm sàng:
Mất nước ngoại bào: da khô, mắt trũng, còn vết nhăn ở trán và trước xương ức, đờ đẫn, nôn ói, mạch nhanh, HA tụt, tiểu ít, nếu nặng hôn mê.
Mất nước nội bào: khát nước, mặt đỏ, sốt cao, hôn mê, trụy tim mạch
Ứ nước ngoại bào: phù mềm, tăng cân, tĩnh mạch cổ nổi, phổi rale ẩm, mạch nẩy mạnh, HA tăng, tràn dịch các màng.
Ứ nước nội bào : sợ nước, ói mạch chậm, lơ mơ, co giật
Triệu chứng cận lâm sàng:
Số lượng hồng cầu và dung tích hồng cầu, protide máu.
Hct, protide máu tăng: mất nước ngoại bào.
Hct, protide máu giảm: ứ nước ngoại bào.
Na+ trong máu tăng: mất nước nội bào.
Na+ trong máu giảm: ứ nước nội bào.
Các nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh rối loạn nước và điện giải:
Xác định hội chứng:
Mất nước ngoại bào đẳng trương:
Mất nước = mất muối.
Osmolality không thay đổi.
Hct tăng, protide máu tăng.
Na+ bình thường.
Mất nước ưu trương:
Mất nước trong và ngoài tế bào: do mất nước > mất muối.
Osmolality tăng.
Hct tăng, protide máu tăng.
Na+ tăng.
Thường do: khát nước, sốt cao, say nóng, đái tháo nhạt, đái tháo dường, ngộ độc atropin, giai đoạn đa niệu trong suy thận cấp, tăng thông khí, tiêu chảy nặng, hút rửa dịch dạ dày nhiều.
Điều trị NaCl 0,45 % hoặc kết hợp với Glucose 5%
Mất nước nhược trương:
Mất nước ngoại bào, ứ nước nội bào): do mất muối > mất nước.
Osmolality giảm.
Hct tăng, protide máu tăng.
Na+ máu giảm.
Thường do các bệnh: bệnh thận gây mất Na+, dùng lợi tiểu kéo dài, bệnh Addison, kiêng muối quá mức lâu ngày, mất nước và muối bù lại không đúng ( do truyền quá nhiều Glucose 5%).
Thường điều trị dùng NaCl 0,9%.
Ứ nước ngoại bào: ứ nước đẳng trương : dư nước và muối bằng nhau
Osmolality bình thường.
Hct giảm, protide máu giảm.
Na+ máu bình thường.
Thường trong suy tim ứ huyết, suy thận, truyền nhiều NaCl 0,9%, cường Aldosterone
Ứ nước nhược trương:
Ứ nước trong và ngoài tế bào ) dư nước là chủ yếu
Osmolality giảm
Hct giảm, protide máu giảm
Na+ máu giảm
Thường do truyền nhiều dịch không điện giải ( G 5%), hội chứng SIADH, suy tim, suy thận, xơ gan, hội chứng thận hư.
Điều trị thường dùng là lợi tiểu, hạn chế nước, bù thêm Natri
Ứ nước ưu trương:
Ứ nước ngoài tế bào, mất nước trong tế bào ) dư nhiều Na+.
Osmolality tăng.
Hct giảm, protide máu giảm.
Na+ máu tăng.
Thường do truyền nhiều NaCl ưu trương.
Điều trị thường dùng nhiều lợi tiểu, ngưng nhập Natri vào cơ thể.
Xác định cơ chế và nguyên nhân.
Xác định mục đích và phương hướng điều trị:
Tính toán cụ thể.
Số lượng dịch, điện giải.
Lựa chọn dịch.
Phân phối dịch truyền.
Tốc đô truyền.
Trong khi điều chỉnh phải dựa vào cân nặng, số lượng nước mất hoặc dư, CVP, ion đồ, Hct, Protide máu.
Tiêu chảy do dịch tả : dùng phương pháp CuSO4.
Thể tích tính bằng cc = độ tăng tỉ trọng plasma x P x 4-6.
Bỏng: công thức BROOKE
Plasma : 0,5 x % x P/kg (tính bằng cc).
Ringer lactate : 1,5 x % x P/kg.
Huyết áp động mạch và cân nặng.
Mất nước |
Nhẹ |
Vừa |
Nặng |
Rất nặng |
Huyết áp tâm thu (mmHg) |
> 100 |
80 – 100 |
60 – 80 |
< 60 |
Lượng nước mất (lít) |
2–4% P |
4–6% P |
6–8% P |
8 – 10% P |
Theo OMS:
Độ I: 3 -5 % TLCT, mất 1 -2 lít.
Độ II : 6 -9 % TLCT, mất 2 – 2,5 lít.
Độ III : 10% TLCT, mất > 3 lít.
Độ II : M> 100, HA tâm thu < 90 , đi cầu 7 – 8 lần/ngày.
Độ III : M= O, HA = O, lơ mơ, đi cầu > 10 lần/ngày.
Điều chỉnh một số trường hợp thường gặp
Do sốt cao: cứ tăng 10C thì mất từ 100 – 150 cc, được điều chỉnh bằng Glucose 5%.
Do đổ mồ hôi nhiều:
Dịch mồ hôi bao gồm : Na+ 30 -50 mEq/l, K+ 5 mEq/l, Cl- 45 – 55 mEq/l.
Điều chỉnh bằng: 1/3 NaCl 0,9% + 2/3 G 5% + K+ 5 mEq/l.
Mất qua đường tiêu hóa:
Thành phần dịch qua đường tiêu hóa:
|
Na+ |
K+ |
H+ |
Cl- |
HCO3- |
Dịch dạ dày |
40 – 65 |
10 |
90 |
100– 140 |
|
Dịch ruột non |
120–130 |
10 |
|
50 – 60 |
50 – 70 |
Dịch tiêu chảy |
25 – 50 |
35 – 60 |
|
20 – 40 |
30 – 45 |
Mất nước do ói được bù như sau:
1/3 NaCl 0,9% + 2/3 Glucose 5% + K+ 10 – 20 mEq/l.
Mất nước do tiêu chảy được bù như sau:
1/3 NaCl 0,9% + 2/3 Glucose 5% + K+ 35 mEq/l + HCO-3 30 – 45 mEq/l
Tăng và giảm thể tích ngoại bào
Giảm thể tích ngoại bào: thường là mất nước đẳng trương, điều trị nếu nhẹ chỉ uống Oresol, nếu nặng sẽ bù dịch bắt đầu bằng NaCl 0,9% hoặc Lactate Ringer, cần thiết phải đo CVP.
Tăng thể tích ngoại bào thường do những bệnh lý suy tim ứ huyết, suy thận, xơ gan, giảm Albumin máu.
Về lâm sàng thường là phù, tăng cân, có quá tải tuần hoàn (khó thở, tim nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, sung huyết ở phổi, tràn dịch các màng), điều trị thường là dùng lợi tiểu, điều trị nguyên nhân, đánh giá cân nặng.
Sự điều chỉnh Sodium và nước trong cơ thể:
Sự liên hệ giữa sodium và nước:
Na+ máu tăng => tăng áp lực thẩm thấu => di chuyển nước đi từ nội bào => ngoại bào và ngược lại.
Vai trò của ADH:
Sự tiết ADH => tăng hấp thu nước ở ống thận xa.
Do kích thích bởi bộ phận cảm nhận thẩm thấu ở vùng Hypothamus và sự cảm nhận áp lực ở tâm nhĩ (P), khi thể tích lưu thông trong máu giảm.
Yếu tố kích thích ADH |
Yếu tố ức chế ADH |
Tăng áp lực thẩm thấu Giảm khối lượng tuần hoàn Do stress Do đau Do luyện tập Do thuốc |
Giảm áp lực thẩm thấu Tăng khối lượng tuần hoàn Do rượu |
Vai trò của Aldosterone:
Na+ được hấp thu thụ động ở ống lượn gần 75%, phần còn lại được hấp thu ở quai Henle và ống lượn xa dưới tác dụng của Aldosterone.
Khi Na+ giảm hoặc sự tưới máu ở thậngiảm đưa tới cơ thể tiết ra hệ thống Renin Angiotensine Aldosterone làm tiết ra Aldosterone đưa tới hấp thu Na+ ở ống thận xa.
Vai trò của ANP (Atrial Natriuretic Peptide).
Giảm hấp thu Na+ ở ống thận.
Ức chế sự tiết Renin và Aldosterone.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh có thể được bổ sung bằng điều trị thử với thuốc ức chế bơm proton liều gấp đôi trong 2 tuần, Phương pháp này có độ nhạy
Bài giảng choáng (sốc) tim và sốc do nhồi máu cơ tim
Choáng tim là suy tuần hoàn cấp nghiêm trọng do tổn thương nguyên phát trên chức năng bơm của tim đưa tới cung lượng tim (CO) giảm và rối loạn huyết động học.
Bài giảng điều trị ô xy cao áp
Những tác dụng sinh lý của việc điều trị oxy cao áp hoặc do tăng áp suất hoặc do tăng áp lực oxy ở mô và dịch thể. Mặc dù oxy được thêm vào máu rất ít một khi độ bão hòa là 97%
Bài giảng viêm phổi cộng đồng
Tỷ lệ tử vong khoảng 1% đối với các trường hợp điều trị ngoài bệnh viện và 5-30% đối với các trường hợp điều trị trong bệnh viện tùy theo mức độ nặng.
Bài giảng ngộ độc nọc cóc
Dấu hiệu thần kinh và tâm thần: bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. Với liều cao hơn có thể ức chế trung tâm hô hấp gây ngưng thở.
Bài giảng chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng
Có hơn 50% bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá mà không có được sự giải thích rõ ràng cơ bản về những triệu chứng của họ và được xếp loại như là những rối loạn tiêu hoá thuộc về chức năng.
Bài giảng kiềm chuyển hóa do dư HCO3- (Metabolic Alkalosis)
Do ói mửa, hút dịch vị, dùng thuốc lợi tiểu kèm giảm thể tích dịch ngoại bào bù NaCl 0,9% đển bồi hoàn lại dịch ngoại bào đồng thời cung cấp Cl- kết hợp KCl
Bài giảng choáng (sốc) phản vệ
Sau khi dùng Epinephrine và dịch truyền ta phải dùng loại dịch truyền phân tử lớn như Dextran, Plasma dưới sự kiểm soát của CVP, nếu CVP tăng, còn choáng xử trí vận mạch
Bài giảng điều trị xuất huyết tiêu hóa trên (cao)
Lập tức rút máu thử Hct, xét nghiệm nhóm máu và tìm máu tương hợp, đếm tiêu cầu và làm xét nghiệm đông máu
Bài giảng điều trị viêm vi cầu thận cấp
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu trùng với triệu chứng sốt, đau họng khoảng 10 ngày. Sau khi hết nhiễm trùng toàn thân thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm vi cầu thận cấp.
Bài giảng tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi tự nhiên được chia thành nguyên phát và thứ phát. tràn khí màng phổinguyên phát xảy ra ở người trẻ, tràn khí màng phổithứ phát thường xảy ra ở người có bệnh ảnh hưởng đến phổi.
Bài giảng choáng (sốc) nhiễm trùng
Là hội chứng suy tuần hoàn cấp do cung lượng tim giảm đưa tới thiếu oxy tổ chức và mô do tác dụng của vi trùng hoặc độc tố của chúng xảy ra sau một nhiễm trùng huyết do vi trùng gram (-) hoặc (+).
Bài giảng các hệ thống đệm và toan kiềm
Các hệ thống đệm trong máu: Chủ yếu là Acid carbonic và bicarbonate ngoài ra còn có phosphat, pprotein, hemoglobine, carbonate.
Bài giảng điều trị xơ gan và các biến chứng
Cổ trướng là sự tích lũy dịch thừa trong khoang phúc mạc do nhiều nguyên nhân, gồm có cổ trướng dịch thấm và dịch tiết
Bài giảng điều trị nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên
Ghi 12 chuyển đạo thông thường chỉ phát hiện 85 phần trăm nhồi máu cơ tim cấp, do đó cần ghi thêm V7, V8, V9 nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim sau thực, ghi thêm V3R, V4R.
Bài giảng theo dõi điều trị bằng ô xy
Đánh giá tình trạng oxy hóa chính xác là phân tích khí máu động mạch. Phân tích khí máu động mạch giúp đo lường trực tiếp PaO2 và cho biết giá trị của SaO2, CaO2, là phương pháp đo lường tĩnh và riêng biệt.
Bài giảng ngộ độc thuốc an thần Meprobamat
Meprobamat biệt dược là Equanil, Procalmadiol, Andaxin…Thuốc ngấm nhanh, sau 2 giờ đã có nồng độ cao nhất trong máu, sau 48 giờ 70-90% chất độc được thải trừ qua thận. Vì vậy bệnh nhân thường tỉnh nhanh.
Bài giảng viêm phế quản mạn
Viêm phế quản mãn là bệnh đặc trưng bởi sự tạo lập đàm nhớt nhiều trong phế quản và biểu hiện ho khạc đàm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm, kéo dài trong hai năm liên tiếp.
Bài giảng chẩn đoán và điều trị hôn mê gan
Hôn mê gan là tình trạng rối loạn tâm thần kinh xảy ra trên bệnh nhân suy tế bào gan có hoặc không có phối hợp với thông nối cửa - chủ. Là một hôn mê biến dưỡng có sang thương cơ bản là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương.
Bài giảng điều trị hội chứng thận hư
Tiểu đạm không có chọn lọc. Trong nước tiểu gồm toàn bộ chất đạm, có cả protein trọng lượng phân tử nhỏ và lớn. Điện di đạm/nước tiểu. Thành phần giống huyết tương.
Bài giảng ngộ độc thuốc ngủ Barbiturate
Các Barbiturate tác dụng chậm được lọc qua cầu thận và tái hấp thu ở ống lượn gần. Nếu pH nước tiểu kiềm hơn Barbiturate sẽ làm giảm tái hấp thu Barbiturate
Bài giảng triệu chứng của ngộ độc thức ăn
Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc: kẽm, đồng, chì, chất phóng xạ, thủy ngân, thuốc diệt côn trùng...Virus, vi khuẩn hay nấm mốc có trong thực phẩm: tụ cầu, trực khuẩn, adeno virus, rotavirus...Các chất độc có trong tự nhiên trong thực phẩm: nấm độc, ca nóc, mật cá trám, trứng cóc.
Bài giảng hẹp van hai lá
Là than phiền chính, thường khởi phát bởi gắng sức, sốt, thiếu máu, rung nhĩ, hay mang thai, khó thở khi nằm, tiến triển nhiều dẫn đến khó thở kịch phát về đêm
Bài giảng suy hô hấp cấp
Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp cấp và mạn hoàn toàn khác nhau. suy hô hấp cấp có rối loạn khí máu và toan kiềm đe dọa tính mạng, còn suy hô hấp mạn biểu hiện không rõ và yên lặng.
Mất bù cấp trong suy tim
Quá tải khối lượng dịch, (áp lực đổ đầy thất, cung lượng tim). Khi lâm sàng và huyết động ổn định > 24giờ thì ngưng thuốc đường tĩnh mạch và chuyển sang thuốc uống lâu dài.