Bài giảng điều trị rối loạn nhịp tim

2013-08-04 06:05 PM

Những loạn nhịp tim gây tụt huyết áp, đau ngực hoặc giảm suy tim thường là cấp cứu nội khoa và tốt nhất nên chuyển nhịp bằng điện.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rối loạn nhịp tim là một triệu chứng của rất nhiều bệnh

Rối loạn nhịp tim có thể

Một triệu chứng không quan trọng.

Triệu chứng nổi bật và đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Trên lâm sàng chỉ phát hiện được rối loạn nhịp tim. Muốn chẩn đoán xác định phải dựa vào ECG

Chẩn đoán loạn nhịp.

Chẩn đoán nguyên nhân.

Ảnh hưởng huyết động của rối loạn nhịp tim.

Điều trị

Điều trị nguyên nhân.

Điều trị rối loạn nhịp tim.

Giải phẫu hệ thống dẫn truyền

Mô dẫn truyền

Vị trí

Động mạch vành nuôi

Nhánh động mạch vành

Nút xoang

  1,5 x 2-3mm

Chổ nối nhĩ phải và tĩnh mạch chủ dưới

Động mạch vành: Phải (60%)

hoặc động mạch mũ (40%)

Động mạch nút xoang

 

Nút AV

 

Đáy vách liên nhĩ trên vòng van 3 lá trước xoang vành

Động mạch vành:

Xuống sau (80%), Mạch vành (T) (20%)

Động mạch nút AV

Bó His

Xuất phát từ nút AV phía trên vách liên thất

Động mạch vành phải

Động mạch vành trái

Động mạch nút và nhánh xuống trái

Nhánh phải

Phía trước vách liên thất thất phải

Động mạch vành trái

Xuống trước Trái

Nhánh trái:

     Bó trước

    
     Bó sau

 

Trước vách liên thất trái


Sau vách liên thất trái

 

Động mạch vành trái

Động mạch vành phải

Động mạch vành trái

 

Động mạch xuống thất trái

Động mạch xuống sau

Động mạch xuống thất trái

Phân loại rối loạn nhịp tim

Dựa vào cơ chế điện sinh lý tế bào

Rối loạn nhịp tim do rối loạn hình thành xung động:

Rối loạn phát nhịp của nút xoang:

Nhịp nhanh xoang.

Nhịp chậm xoang.

Loạn nhịp xoang.

Liệt nút xoang.        

Các ổ phát nhịp ngoại vị:

Ở nhĩ:

Ngoại tâm thu nhĩ.

Cơn nhịp nhanh trên thất.

Cuồng động nhĩ.

Rung nhĩ.

Trung tâm chủ nhịp lưu động.

Ở thất:

Ngoại tâm thu thất.

Nhịp tự thất.

Nhịp nhanh thất.

Rung thất.

Rối loạn nhịp tim do rối loạn dẫn truyền xung động:

Block xoang nhĩ.

Block nhĩ thất.

Block nhánh.

Hội chứng kích thích sớm:

W.P.W (Wolff- Parkinson- White).

L.G.L (Lown - Ganong - Levine).

Dựa theo tính chất lâm sàng

Rối loạn nhịp nhanh.

Rối loạn nhịp chậm.

Ảnh hưởng huyết động trong rối loạn nhịp tim

Hồi hộp, trống ngực, choáng váng.

Suy tim.

Thúc đẩy cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành.

Giảm đáng kể lưu lượng tim/ phút và vận hành tim. (Rung nhĩ và phân ly nhĩ thất ở bệnh nhân có tâm thất trái không chun giãn).

Thoáng ngất, ngất do tim (cơn Stokes-Adams).

Đa niệu {dãn nhĩ trái giải phóng ANP (Atrial natridiuretic Peptide)}.

Nguyên nhân

Tất cả các hình thái bệnh tim.

Bệnh phổi (Tràn khí màng phổi, xẹp phổi, viêm phổi ...).

Cường giáp.

Rối loạn điện giải: Giảm K+, Mg++, tăng hay giảm Ca++ máu.

Rượu, cà phê và cocaine.

Thuốc:

Chống tăng huyết áp liệt giao cảm.

Lợi tiểu (mất Mg, K).

Theophylline.

Thuốc chống loạn nhịp.

Chống trầm cảm 3 vòng…

Chẩn đoán các rối loạn nhịp tim

Hỏi bệnh

Đặc điểm cơn:

Cách khởi phát cơn.

Hoàn cảnh khởi phát.

Tiền sử:

Các cơn rối loạn nhịp tim tương tự, tần suất cơn.

Cách kết thúc ra sao? (nếu trước kia có một cơn).

Có phải dùng thuốc gì không ?.

Triệu chứng khó chịu do rối loạn nhịp tim.

Các bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp.

Khám thực thể

Đo huyết áp.

Nghe tim, bắt mạch:

Tần số (quan trọng là tần số tim).

Chú ý sự đồng bộ của nhĩ và thất.

Nhịp đều hay không đều.

Sự thay đổi của tiếng thứ nhất:

Cường độ T1  (T1 mờ to, nhỏ không đều nhau).

Tiếng đại bác.

Tiếng nhĩ thu.

Các dấu hiệu của bệnh tim thực thể:

Các dấu hiệu của suy tim.

Đáp ứng với nghiệm pháp kích thích phế vị.

Điện giải trong huyết thanh

Ka+, Ca2+, Mg2+.

Nồng độ thuốc chống rối loạn nhịp tim.

Xét nghiệm thăm dò chức năng tuyến giáp...

Điện tim

Phương tiện quan trọng nhất trong chẩn đóan rối loạn nhịp tim:

Ghi một đoạn ECG dài với nhiều chuyển đạo:

Chuyển đạo aVF và V1 (DII) để nhận biết hoạt động nhĩ.

Điện tâm đồ và một số nghiệm pháp:

Xoa xoang cảnh.

Gắng sức.

Atropin.

Isuprel.

Các bước phân tích cơ bản:

Xác định và phân tích sóng P (hoạt động nhĩ):

Sóng P bình thường.

Sóng ngoại vi (sóng P').

Sóng cuồng F.

Sóng f rung hổn độn.

Không có sóng P.

Tính tần số nhĩ. Xác định tính chất đều của nhịp nhĩ.

Xác định sự liên hệ của sóng nhĩ và phức bộ QRS.

Phân tích hình dạng của QRS.

Thuốc chống loạn nhịp

Phân loại

Nhóm

Hiệu quả tác dụng

Thời gian tái cực

Thuốc đại diện

I

IA

 

 

IB

 

 

 

IC

Ức chế kênh Na+

+ +

 

 

+

 

 

 

+++

 

Kéo dài

 

 

Rút ngắn

 

 

 

Không đổi

 

Quinidin

Disopyramide

Procainamide

Lidocain

Phenytoin

Mexiletine

Tocainide

Flecainide

Propafenon

Moricizin

II

Pha 4

Không đổi

Ức chế bêta

III

Ức chế kênh K+

Kéo dài rõ rệt

 

Amiodarone

Sotalol

Bretylium

IV

Ức chế kênh chậm Ca++

Không đổi

Verapamil

Diltiazem

Thuốc khác

 

 

Adenosine

Digitalis

Vị trí tác động ưu tiên

Nút xoang:

- Beta blockers

- Thuốc nhóm IV

- Digitalis

Nhĩ:

- Thuốc nhóm IA

- Thuốc nhóm IC

- Beta blockers

- Thuốc nhóm III

Nút nhĩ thất:

- Digitalis

- Thuốc nhóm IV

- Beta blockers

- Thuốc nhóm IC

Đường dẫn truyền phụ:

- Thuốc nhóm IA

- Thuốc nhóm III

Thất:

- Thuốc nhóm IA

- Thuốc nhóm IB

- Thuốc nhóm III

 

Thuốc và liều lượng

Thuốc

Đường cho và liều lượng

t/2( h )

Chuyển hóa

Nhóm IA

Disopyramide

IV: 1-2mg/kg TMC 30mg/p (tối đa 150mg). Sau đó TTM 0,4mg/kg/giờ (tối đa 800mg/ngày)

Uống 100-300mg/6-8giờ

8-9giờ

thận 50%

gan 50%

Moracizine

Uống 200-400mg/8 giờ

2-6

gan

Procainamide

Tĩnh mạch: 40-50mg/phút

Tổng liều 10-20mg/kg

Uống 500-1000mg/4giờ

3-5

gan 50%

thận 50%

Quinidin

Tiêm mạch: 0,25mg/kg/phút. Tổng liều 10mg/kg

Uống 200-400mg/6 giờ

 

5-9

gan 80%

thận 20%

Nhóm IB

Lidocain

Tĩnh mạch: 1-1,5mg/kg tốc độ 20-50mg/phút tổng liều tải 5mg/kg. Duy trì 1-4mg/phút

1-2giờ

gan 100%

Mexiletine

Uống 100-300mg/6-8 giờ

9-12

gan 100%

Phenytoin

TMC:50-100mg (tốc độ tối đa 50mg /phút)/10-15phút. Tổng liều 15mg/kg

Uống:1000mg /24 giờ (liều tải)

          Duy trì : 100-400mg/ngày

 

18-36

 

gan

 

Tocainide

Uống 400-600mg/8-12h

10-17

gan-thận

Nhóm IC

Flecainide

Uống: bắt đầu 50-100mg x 2lần/ngày tăng liều £50mg mỗi ³4 ngày, tối đa 400mg/ ngày

7-23

gan 75%

thận 25%

Propafenone

Uống 150-300mg/8 giờ

5-8

gan

Nhóm II

Esmolol

TM: liều tải 500mg/kg/phút

Duy trì: truyền TM 50mg/kg/phút, nếu chưa  hiệu quả lập lại liều tải rồi duy trì 200mg/kg/phút  (t/2 =9 phút)

 

 

Propranolol

Tiêm mạch: 0,5-1mg/phút,

Tổng liều 0,15-0,2mg/kg

Uống : 10-30mg/6giờ

3-6

gan

 

Metoprolol

Tiêm mạch: liều tải 5-10mg/5phút x  3 liều sau đó 3mg/6giờ

Uống:25-100mgx 2lần /ngày

 

3-4

 

Nhóm III

Bretylium

Tĩnh mạch: 1-2mg/kg/phút

Tổng liều 5-10mg/kg.

Duy trì 0,5-2mg/phút

8-14

thận

 

Amiodarone

Tiêm mạch: 5-10mg/kg trong 20phút-2 giờ

Uống: 200mg/8 giờx 1 tuần; sau đó 200mg/12giờx1tuần

Duy trì £200mg/ngày

chưa biết

chưa biết

 

Sotalol

Uống 80-160mg/12-24giờ. Điều chỉnh liều dựa trên độ thanh thải creatinine

10-20

thận 90%

 

Nhóm IV

Adenosine

Tĩnh mạch trực tiếp 6-12mg

<10 giây

 

Digoxin

Tiêm mạch: 0,25-1,5mg

Uống: 0,75-1,5mg trong 12-24 giờ

 Duy trì: 0,25-0,5mg/ ngày

 

36-48

 

thận

 

Verapamil

Tĩnh mạch: 5-10mg /2-3phút, nếu không đáp ứng sau 30 phút lập lại liều 5-10mg IV

Uống: 120-480mg/ngày chia nhiều lần

3-8

gan

 

Diltiazem

Tiêm mạch: liều tải 0,25mg/kg trong 2 phút, nếu chưa đáp ứng, lập lại sau 15phút liều 0,35mg trong 2phút. Duy trì : 10-15mg/giờ

Uống: 180-360mg/ngày chia nhiều lần

 

 

 

Thuốc chống laonj nhịp, tác dụng phụ và tương tác

Thuốc

Tác dụng phụ và chống chỉ định

Tương tác thuốc

Nhóm IA

Quinidine

 

 

 

Procainamide

 

 

 

Disopyramide

Gây tiêu chảy, nôn, xoắn đỉnh, hạ HA, huỷ đối giao cảm. Ngưng khi QT > 0,50s hoặc QRS kéo dài > 50% hoặc

> 0,14sec. Theo dõi QT, QRS, K+ huyết

Gia tăng nồng độ digoxin, Cimetidin Nhóm III, lợi tiểu (xoắn đỉnh), warfarin (nguy cơ chảy máu)

Hạ HA (tiêm tĩnh mạch), hạn chế dùng > 6 tháng (Lupus), xoắn đỉnh

Tương tác digoxin (-)

Nhóm III (xoắn đỉnh)

Huỷ đối giao cảm rõ (bí tiểu, khô miệng), Inotropic (-), suy tim, xoắn đỉnh, hạ HA 

Như procainamide

 

IB

Lidocain

 

 



Tocainide

 

Mexiletine




Phenytoin

 

 

Giảm 1/2 liều ở BN tưới máu gan thấp (sốc, xơ gan, beta blockers, cimetidin, suy tim nặng). Liều cao có thể gây tê bì, rối loạn tiếng nói, chóng mặt, co giật, hôn mê, ngừng xoang

 

b blockers làm giảm tuới máu gan và tăng nồng độ /máu.

Cimetidin làm giảm chuyển hóa lidocain ở gan

Thần kinh trung ương, đường tiêu hóa, miễn dịch (xơ phổi, rối loạn tạo máu)

chưa biết

 

Chóng mặt, rối loạn định hướng định hướng, múa giật, giật nhãn cầu, tim chậm, hạ HA, xoắn đỉnh (hiếm)

Disopyramide, beta blockers. Làm Tăng nồng độ theophyllin

Hạ HA, chóng mặt, viêm lợi, thiếu máu hồng cầu to, lupus, thâm nhiễm phổi

Thuốc làm tăng men gan

IC

Flecainide

 


Moricizine


Propafenone

 

Kéo dài QRS, rối loạn nhịp tim, giảm chức năng thất T, thần kinh trung ương, tăng tử vong sau nhồi máu cơ tim

 

Rất nhiều, đặc biệt là ức chế dẫn truyền và nút nhĩ thất

Rối loạn nhịp tim đặc biệt ở bệnh nhân có hội chứng WPW, suy tim

 

Kéo dài QRS, giảm sức co bóp cơ tim, tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, rối loạn nhịp tim

Tăng nồng độ digoxin

Nhóm II

beta blocker

Tim chậm, block nhĩ thất, suy tim, co thắt phế quản, lạnh chi, mệt mõi, mộng mị

Chống chỉ định (CCĐ): tim chậm, block nhĩ thất, suy tim, hen, bệnh mạch máu ngoại vi, cẩn thận ở BN tiểu đường...

Thuốc ức chế nút xoang nhĩ (SA), nút nhĩ thất (AV) và giảm sức co bóp cơ tim.

Nhóm III

Sotalol

 

Ức chế cơ tim, chậm xoang, block nhĩ thất, xoắn đỉnh nếu hạ K máu

 

Nhóm IA, lợi tiểu gây xoắn đỉnh, giảm liều ở BN suy thận

Amiodarone

Xơ phổi, ức chế nút SA và nút nhĩ thất, QT kéo dài, xoắn đỉnh, rối loạn chức năng tuyến giáp, đọng giác mạc

Nhóm IA gây xoắn đỉnh

Thuốc ức chế b gây ức chế nút nhĩ thất

Bretylium

Tĩnh mạch gây hạ HA, hiệu quả giống S khởi đầu

giảm liều trong suy thận

Nhóm IV

 Verapamil

 

 

 

Diltiazem

 

Táo bón,

Chống chỉ định: Hội chứng suy nút xoang (SSS), ngộ độc digitalis,

Dùng chung ức chế b, suy thất trái

 

Tăng nồng độ digoxin, ức chế nút AV, SA, tương tác ức chế b, digoxin, quinidin

Giống Verapamil trừ táo bón

Ít hoặc không tác dụng trên nồng độ digoxin

Digitalis

CCĐ: Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, ngộ độc digoxin, HC WPW, Block AV, Rối loạn chức năng tâm trương...

Quinidin, Amiodarone, Sotalol, Verapamil, lợi tiểu thải K, ƯCMC  

Adenosin

Nhức đầu, đỏ mặt, ức chế nút SA, AV, khó thở, thúc đẩy đau ngực

CCĐ: hen, Block AV độ II, III, hội chứng suy nút xoang (SSS)

Dipyridamole ức chế sự phá hủy Adenosin, caffein, Theophyllin: đối kháng cạnh tranh với thụ thể của nó

Điều trị

Điều trị loạn nhịp tim cần được xem xét cẩn thận bao gồm:

Tìm và điều trị nguyên nhân.

Điều chỉnh rối loạn điện giải như hạ kali huyết nếu có.

Loạn nhịp không nguy hiểm và không triệu chứng không cần dùng thuốc chống loạn nhịp.

Thuốc chống loạn nhịp cũng gây loạn nhịp tim.

Cần theo dõi đáp ứng điều trị bằng ECG hoặc monitor.

Không nên chỉ dựa vào triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực mà phải dựa vào ECG.

Những loạn nhịp tim gây tụt huyết áp, đau ngực hoặc giảm suy tim thường là cấp cứu nội khoa và tốt nhất nên chuyển nhịp bằng điện.

Các loại rối loạn nhip tim thường gặp và điều trị

Loại loạn nhịp

Điều trị

Loạn nhịp chậm (< 60 /p ):

- Tìm và điều trị nguyên nhân nhịp chậm (suy tuyến giáp, suy tuyến yên, do thuốc, nhồi máu cơ tim)

- Điều trị bản thân loạn nhịp khi có triệu chứng (ngất, huyết áp thấp…)

Chậm xoang

Nhịp bộ nối

Block xoang nhĩ

Block A-V

 

Atropin 0,5-1,mg IV lập lại sau 15 phút nếu cần. Nếu Atropin không hiệu quả, Isoproterenol 20mcg IV, lập lại liều tuỳ theo đáp ứng lâm sàng, sau đó truyền tĩnh mạch 1-4mcg/p

Máy tạo nhịp tạm thời hay vĩnh viễn

Ngoại tâm thu

1. Ngoại tâm thu trên thất

 (Nhĩ, bộ nối)

Không triệu chứng không cần điều trị

Ức chế beta (atenolol, metoprolol)/ức chế canxi nhóm nondihydropyridine (verapamil, diltiazem)

2. Ngoại tâm thu thất

Khẩn cấp: Lidocain IV, Procainamide IV

Lâu dài: IA, Mexiletine, Phenytoin, ức chế beta, Amiodarone

Loạn nhịp nhanh > 100L/P

1. Nhanh xoang:

Điều trị nguyên nhân (giảm thể tích tuần hoàn, sốt, đau đớn, suy tim, cường giáp, lo âu

Đôi khi cần cho ức chế bêta/ ức chế canxi nhóm nondihydropyridine

2. Nhịp nhanh kịch phát trên thất

Chuyển nhịp xoang:

Không rối loạn huyết động:

Nghiệm pháp kích thích phế vị

Adenosin

Verapamil

Amiodarone

Propranolol

Quinidin

 disopyramide

Sốc điện (nếu thuốc không hiệu quả hoặc chống chỉ định)

Có rối loạn huyết động:

Nghiệm pháp kích thích phế vị

Sốc điện

Dự phòng: cơn xuất hiện thường xuyên cho Bn uống ức chế bêta hoặc ức chế canxi hoặc flecainidehoặc amiodaron

3. Rung nhĩ (RN)

- BN rung nhĩ mãn trong nhiều năm với nhĩ trái khổng lồ và hoặc hẹp van 2 lá nặng thường tốt nhất chỉ cần khống chế tần số thất và dự phòng huyết khối

- Rung nhĩ xảy ra <24 giờ có thể không cần sử dụng chống đông

- Nguy cơ thuyên tắc mạch ở Bn rung nhĩ không có bệnh van 2 lá là: tiền căn thuyên tắc, tăng huyết áp, suy tim, nữ >75 tuổi

- Giữ INR khoảng 2-3 khi sử dụng kháng vitamin K

Khống chế tần số thất:

- Digitalis

- Propranolol

- Verapamil

- Shock điện (nếu có rối loạn huyết động nên cho chống đông heparin trước sốc điện)

Chuyển nhịp xoang:

- IA

- Amiodarone

- Flecainide

- Sốc điện (thuốc không hiệu quả hoặc chống chỉ định hoặc có rối loạn huyết động)

* Chuẩn bị chống đông bằng kháng vitamin K 2-6 tuần trước khi chuyển nhịp và 1-12 tháng sau khi chuyển nhịp phụ thuộc vào nguy cơ thuyên tắc mạch)

4. Cuồng nhĩ

Như RN, chỉ dùng kháng đông trong trường hợp đặc biệt

5. Nhịp nhanh thất

Không rối loạn huyết động:

- Lidocain

- Procainamide

- Bretylium, Amiodarone

- Tạo nhịp vượt tần số

Có rối loạn huyết động: Sốc điện phối hợp với:

- Lidocain

- Procainamide

- Bretylium, Amiodarone

6. Xoắn đỉnh (TDP): nhanh thất đa dạng thường kèm với QT kéo dài (QTc>450msec)

- Ngưng thuốc có khả năng gây TDP, Mg sulfat 1-2g tiêm TM trực tiếp (4-6g), rút ngắn QT = tăng tần số tim 90-120 /p với:

+ Atropin IV

+ Isoproterenol PIV

+ Tạo nhịp tạm thời

- Nếu QT kéo dài bẩm sinh: dùng ức chế b

7. Ngừng tim

7.1. Rung thất

7.2. Vô tâm thu

7.3. Phân ly điện cơ

- Sốc điện không đồng bộ ngay + Hồi sinh hô hấp tuần hoàn + điều chỉnh toan chuyển hóa (nếu có)

- Hồi sinh hô hấp tuần hoàn + Adrenalin IV + điều chỉnh toan chuyển hóa (nếu có)

- Điều trị như vô tâm thu ngoại trừ tìm và giải quyết cấp cứu các nguyên nhân như chèn ép tim, giảm thể tích tuần hoàn, tràn khí màng phổi, vỡ tim…

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng ngộ độc thuốc Chloroquine

Chloroquine tan trong môi trường acid ngay ở dạ dày, hấp thu nhanh hoàn toàn ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng do đó có thể gây ngưng tim đột ngột

Bài giảng bệnh màng ngoài tim

Màng ngoài tim bao gồm lá thành và lá tạng: lá tạng là màng trong sát thượng mạc cơ tim; lá thành gồm màng trong và màng sợi. Bề dày của lá thành từ 0,8-2,5mm.

Bài giảng chẩn đoán và điều trị hôn mê gan

Hôn mê gan là tình trạng rối loạn tâm thần kinh xảy ra trên bệnh nhân suy tế bào gan có hoặc không có phối hợp với thông nối cửa - chủ. Là một hôn mê biến dưỡng có sang thương cơ bản là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương.

Bài giảng bệnh đại tràng và điều trị viêm đại tràng mạn

Polyp là lành tính nhưng polyp tuyến ống và nhung mao có thể hóa k. Polyp có thể đơn độc, hoặc có nhiều polyp suốt dọc theo đại tràng (bệnh polyp: polypome).

Bài giảng suy thận cấp (Acute renal failure)

Suy thận cấp là suy chức thận một cách đột ngột với Creatinine/máu >0,5mg so với bình thường (>2mg%), uré trong máu tăng nhanh trong vòng 24 giờ và số lượng nước tiểu <20ml/giờ hoặc >20ml/giờ.

Bài giảng choáng (sốc) tim và sốc do nhồi máu cơ tim

Choáng tim là suy tuần hoàn cấp nghiêm trọng do tổn thương nguyên phát trên chức năng bơm của tim đưa tới cung lượng tim (CO) giảm và rối loạn huyết động học.

Bài giảng tăng và giảm natri huyết (máu)

Tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước và mất muối, chủ yếu là mất nước thường gặp những bệnh hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.

Bài giảng viêm phổi cộng đồng

Tỷ lệ tử vong khoảng 1% đối với các trường hợp điều trị ngoài bệnh viện và 5-30% đối với các trường hợp điều trị trong bệnh viện tùy theo mức độ nặng.

Bài giảng chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng

Có hơn 50% bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá mà không có được sự giải thích rõ ràng cơ bản về những triệu chứng của họ và được xếp loại như là những rối loạn tiêu hoá thuộc về chức năng.

Bài giảng tăng và hạ Kali huyết (máu)

Nếu trên ECG chứng tỏ có những biến đổi của tăng Kali huyết, loạn nhịp tim đe dọa tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi điều trị

Bài giảng ngộ độc cá nóc

Sau khi ăn cá nóc triệu chứng xuất hiện sau 10 - 30 phút: tê miệng, lưỡi, hai môi, đau đầu, nôn, nói khó, tê ở ngón, bàn tay chân, yếu và mệt, tử vong do liệt cơ hô hấp hoặc suy tuần hoàn cấp.

Bài giảng điều trị viêm vi cầu thận cấp

Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu trùng với triệu chứng sốt, đau họng khoảng 10 ngày. Sau khi hết nhiễm trùng toàn thân thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm vi cầu thận cấp.

Bài giảng áp xe phổi và tràn mủ màng phổi

Áp xe phổi là tình trạng hoại tử nhu mô phổi và tạo hang chứa mô hoại tử và dịch do nhiễm trùng. Sự thành lập nhiều ổ áp xe nhỏ (< 2cm) thường được gọi là viêm phổi hoại tử (necrotizing pneumonia hay lung gangrene).

Bài giảng tràn dịch màng phổi

Màng phổi thành được cung cấp máu bởi động mạch toàn thân. Màng phổi tạng được cung cấp máu chủ yếu từ tuần hoàn phế quản và hệ thống mao mạch của màng phổi tạng được dẫn vào tĩnh mạch phổi.

Bài giảng ngộ độc nọc cóc

Dấu hiệu thần kinh và tâm thần: bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. Với liều cao hơn có thể ức chế trung tâm hô hấp gây ngưng thở.

Bài giảng toan chuyển hóa (Metabolic Acidosis)

Chẩn đoán khi pH giảm (giảm co bóp cơ tim, giảm huyết ap, giảm đáp ứng với thuốc vận mạch (bù từ phổi, thở nhanh sâu để tăng thải CO2).

Bài giảng ô xy liệu pháp

Trong sự chuyển hóa bình thường của oxy, oxy tách ra tạo thành các gốc oxy tự do. Cơ thể sản sinh ra các enzyme và những chất chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do.

Ngộ độc thuốc trừ sâu kháng men Cholinesterase

Các thuốc trừ sâu nhóm kháng men Cholinesterase vào máu gắn vào Cholinesterase làm cho Acetylcholin tăng lên ở nhánh tận cùng của các dây thần kinh gây độc.

Bài giảng choáng (sốc) phản vệ

Sau khi dùng Epinephrine và dịch truyền ta phải dùng loại dịch truyền phân tử lớn như Dextran, Plasma dưới sự kiểm soát của CVP, nếu CVP tăng, còn choáng xử trí vận mạch

Bài giảng bệnh khớp và điều trị

Điều trị tối ưu đối với bệnh nhân bệnh khớp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều kỹ năng và nhiều ngành: nhà thấp học, Phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu...nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, duy trì hoạt động khớp và hạn chế tàn tật.

Mất bù cấp trong suy tim

Quá tải khối lượng dịch, (áp lực đổ đầy thất, cung lượng tim). Khi lâm sàng và huyết động ổn định > 24giờ thì ngưng thuốc đường tĩnh mạch và chuyển sang thuốc uống lâu dài.

Bài giảng ngộ độc khoai mỳ

Triệu chứng ngộ độc a xit xyanhydric: a xit này ức chế hoạt động của các men hô hấp đặc biệt là men cytochrome oxydase làm cho các tổ chức không sử dụng được ô xy.

Bài giảng ngộ độc thuốc Benzodiazepines (seduxen, diazepam)

Benzodiazepines ức chế tri giác, hô hấp khi dùng quá liều, hiếm khi tử vong, thường gặp quá liều nhiều loại hỗn hợp. Nếu một trong hai tình trạng an thần hoặc ức chế hô hấp tái phát có thể điều trị lặp lại thuốc trên hoặc truyền tĩnh mạch liên tục 0,1 - 0,5 mg/giờ.

Bài giảng viêm phế quản mạn

Viêm phế quản mãn là bệnh đặc trưng bởi sự tạo lập đàm nhớt nhiều trong phế quản và biểu hiện ho khạc đàm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm, kéo dài trong hai năm liên tiếp.

Bài giảng điều trị xơ gan và các biến chứng

Cổ trướng là sự tích lũy dịch thừa trong khoang phúc mạc do nhiều nguyên nhân, gồm có cổ trướng dịch thấm và dịch tiết