Bài giảng điều trị hen phế quản

2013-08-01 04:03 PM

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào viêm. Tình trạng viêm nói trên làm tăng phản ứng đường thở gây ra các cơn khò khè, ho, nặng ngực và khó thở lặp đi lặp lại thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào viêm. Tình trạng viêm nói trên làm tăng phản ứng đường thở gây ra các cơn khò khè, ho, nặng ngực và khó thở lặp đi lặp lại thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các biểu hiện đó luôn thay đổi và có thể hồi phục tự nhiên hoặc do điều trị.

Sinh bệnh học

Đường thở trong hen phế quản sẽ có những thay đổi như sau:

Thâm nhiễm tế bào viêm ở đường thở

Tăng độ dầy của lớp cơ trơn phế quản

Mất một phần hoặc hoàn toàn các tế bào biểu mô đường hô hấp

Xơ hoá lớp dưới biểu mô

Phì đại và tăng sản các tuyến dưới niêm và tế bào goblet

Bít tắc một phần hoặc hoàn toàn đường thở do nút nhầy

Nở rộng các tuyến nhầy và mạch máu

Điều trị cơn hen phế quản cấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn hen cấp

Lâm sàng: cơn hen cấp được biểu hiện bởi tình trạng tiến triển nhanh chóng một hoặc kết hợp các triệu chứng khó thở, ho, khò khè, đau ngực và thường có các yếu tố kích phát.

Cận lâm sàng: đợt cấp đặc trưng bởi sự giảm lưu lượng thở ra được đánh giá bằng PEF hoặc FEV1.

Các yếu tố kích phát thường gặp:

Dị ứng nguyên.

Nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, viêm xoang.

Trào ngược dạ dày -thực quản.

Không khí lạnh, gắng sức.

Aspirin và thuốc kháng viêm nonsteroid.

Chẩn đoán mức độ nặng

 

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Nguy kịch

Mức độ khó thở

Khi gắng sức

Khi nghỉ ngơi

Không nói chuyện nổi

Dọa ngưng thở, tri giác giảm, lơ mơ

Co kéo cơ hô hấp phụ

Không

Co kéo nhẹ

Co kéo nặng, vã mồ hôi

Đờ các cơ hô hấp, cử động ngực bụng đảo ngược

Thông khí phổi

Ran ngáy ít, thông khí phổi rõ

Rõ, ran ngáy, rít rõ

Rõ, ran ngáy, rít nhiều tạo nên tiếng thở ồn ào

Thông khí phổi giảm

Sp02

> 95%

90- 95%

< 90 %

< 90%

Pa02

Bình thường

> 60 mmHg

45-60mmHg

< 45mmHg

PEF hay FEV1

> 80%

60-80%

< 60 %

Không đo được

Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ cao

Có tiền sử hen phế quản đã được đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo

Đã nhận viện vì cơn hen phế quản trong năm trước.

Có sử dụng corticosteroid toàn thân thường xuyên.

Ngưng đột ngột ICS dạng hít.

Lạm dụng SABA dạng hít.

Tiền sử bệnh tâm thần hoặc sử dụng thuốc an thần kéo dài.

Không tuân thủ kế hoạch điều trị hen.

Xử trí cấp cứu

Thời điểm

Mức độ nặng

Xử trí

Lần khám đầu tiên

Nhẹ

. SABA (MDI+ spacer/NBZ) mỗi 20 phút trong 1 giờ đầu

Trung bình

. SABA (MDI+ spacer/NBZ) mỗi 20 phút trong 1 giờ đầu

. Corticosteroid uống

Nặng

. Thở oxy để đạt Sp02 > 90% hoặc Pa02 > 60mmHg

. SABA (MDI+ spacer/NBZ) mỗi 20 phút trong 1 giờ đầu

. SABA tiêm

. Corticosteroid tĩnh mạch chậm nếu đáp ứng chậm hoặc đã dùng đường uống

Nguy kịch

. Bóp bóng Ambu với oxy 100% hoặc qua mask.

. Adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 5 phút, sau đó truyền tĩnh mạch

. Corticosteroid tiêm tĩnh mạch chậm

. Chuyển  HSCC

1 – 3 giờ sau nhập viện

Đáp ứng tốt

Xuất viện

. Tiếp tục SABA hít.

. Corticosteroid đường uống

. Giáo dục bệnh nhân: sử dụng thuốc đúng, cách xử trí tại nhà.

Đáp ứng không hoàn toàn

. Phối hợp SABA và anticholinergic (KD)

. Corticosteroid tiêm tĩnh mạch chậm.

. Thở oxy

. SABA tiêm

Đáp ứng kém

. Phối hợp SABA và anticholinergic (KD)

. Corticosteroid tiêm tĩnh mạch chậm

. Thở oxy

. SABA tiêm dưới da.

. Xem xét dùng methylxanthines truyền tĩnh mạch.

. Nếu không hiệu quả, xem xét đặt nội khí quản, thở máy.

3-6 giờ sau nhập viện

Không cải thiện

Đặt nội khí quản, thở máy

SABA dạng xông hít:

Salbutamol (Ventolin) (dung dịch khí dung: 5mg/2ml): 2.5 – 5mg mỗi 20 phút trong giờ đầu; (MDI) 4 - 6 nhát/ liều.

hoặc Terbutalin (Bricanyl) (dung dịch khí dung: 5mg/2ml) 2.5-5mg mỗi 20 phút trong giờ đầu; (MDI) 4 - 6 nhát/ liều.

 Anticholinergic khí dung:

Ipratropium bromid + Fenoterol (Berodual) (dung dịch khí dung: 0.25mg/ml) 0.5mg mỗi 30 phút trong 3 liều, (MDI 18mcg/nhát) 4 – 8 nhát/liều.  

Ipratropium bromid + Salbutamol (Combivent): ống đơn liều 2.5ml/lần.

SABA tiêm:

Salbutamol (Ventolin) 0.5mg/ml hoặc Terbutalin (Bricanyl) 0.5mg/ml: tiêm dưới da hoặc pha trong dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch chậm qua bơm tiêm điện tốc độ 0.5mg/giờ khoảng 0.1-0.2mgg/kg/phút. Có thể tăng liều truyền tĩnh mạch 0.5mg/giờ mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, tối đa 4 mg/giờ .

Adrenalin truyền tĩnh mạch: khởi đầu Adrenalin 0.3 mg pha 3ml dung dịch đẳng trương tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 5 phút (0.05 – 0.1 mcg/kg/phút), sau đó truyền tĩnh mạch 0.2-0.3mg/giờ, tăng 0.3 mg mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 1.5 mg/giờ.

Methylxanthines truyền tĩnh mạch: Aminophyllin ống 0.240g pha trong 100ml dung dịch đẳng trương truyền trong một giờ, sau đó có thể duy trì nhưng không quá 10mg/kg/ngày..

Corticosteroid tĩnh mạch:

Methylprednisolone 40mg hoặc Hydrocortisone 100mg mỗi 6 giờ trong ngày đầu sau đó chuyển uống trong 5-7 ngày.

Prednisone uống 40-60 mg/ngày.

Lưu ý khi sử dụng Corticosteroid:

Để đạt hiệu quả tối đa, việc giảm liều khi sử dụng Corticosteroid liều cao không được khuyến cáo cho đến khi có sự cải thiện lâm sàng rõ rệt (thường sử dụng trong 36-48 giờ).

Khi chuyển Corticosteroid sang đường uống trong 7-14 ngày (có thể chia làm 2 lần trong ngày) nên phối hợp corticosteroid dạng hít trước khi bắt đầu giảm liều.

Phác đồ xử trí theo bậc hen phế quản    

Khuyến cáo dùng thuốc theo bậc hen phế quản người lớn và trẻ em trên 5 tuổi (GINA 2006)

Ở tất cả các mức độ:

Ngoài thuốc khuyến cáo sử dụng hàng ngày, thuốc SABA(a) nên sử dụng khi cần nhưng không nên quá 3-4 lần/ngày.

Cần giáo dục kỹ lưỡng bệnh nhân về phòng bệnh và sử dụng thuốc.

Tình trạng hen được xem là đã khống chế khi triệu chứng lâm sàng ổn định (bảng 3) trong ít nhất 3 tháng và điều trị tiếp theo duy trì ở mức thấp nhất để có thể duy trì kiểm soát được triệu chứng

Bậc

Mức độ triệu chứng

Thuốc hàng ngày

Các lựa chọn khác

Bậc 1: Hen thưa

Các triệu xuất hiện trong thời gian ngắn và dưới mức một lần/tuần. Bệnh nhân hoàn toàn bình thường về triệu chứng và chức năng ngoài cơn

Không cần thiết

 

Bậc 2: Hen nhẹ

Các triệu chứng tồn tại ít nhất một lần/tuần nhưng không hàng ngày

PEF > 80%,

PEF dao động: 20-30%

Liều thấp  ICS(b)

Theophylline chậm

Cromone hoặc

Kháng leukotriene

Bậc 3: Hen trung bình

Các triệu chứng tồn tại hàng ngày

PEF 60-80%,

PEF dao động: 20-30%

Liều thấp đến trung bình ICS kết hợp LABA(c) hít

Liều trung bình ICS kết hợp Theophylline chậm, hoặc

Liều trung bình ICS kết hợp LABA uống, hoặc

Liều cao ICS, hoặc

Liều trung bình ICS kết hợp kháng leukotriene

Bậc 4: Hen nặng

Các triệu chứng tồn tại liên tục, hoạt động thể lực ảnh hưởng.

PEF <60%

PEF dao động: > 30%

Liều cao ICS kết hợp LABA(c) hít, kết hợp một trong các thuốc sau nếu cần:

Theophylline chậm

Kháng leukotriene

LABA uống

Corticosteroid uống

Kháng IgE(d)

 

 (a) SABA: Thuốc kích thích beta2 tác dụng ngắn (Short-acting beta2 agonist).

(b) ICS: Corticosteroid dạng hít (Inhaled-corticosteroid).

(c) LABA: Thuốc kích thích beta2 tác dụng dài  (Long-acting beta2 agonist).

(d): Chưa có trên thị trường Việt nam.

Liều tương đương hàng ngày các thuốc dạng ICS (GINA 2006)

 

Thuốc

Liều thấp hàng ngày (µg)

Liều trung bình hàng ngày (µg)

Liều cao hàng ngày (µg)

Người lớn

Trẻ em

Người lớn

Trẻ em

Người lớn

Trẻ em

Beclomehtasone- CFC

200-500

100-250

500-1000

250-500

>1000

>500

Beclomehtasone- HFA

100-250

50-200

250-500

200-400

>500

>400

Budesonide-DPI

200-600

100-200

600-1000

200-600

>1000

>600

Budesonide-NEB

500-1000

250-500

1000-2000

500-1000

>2000

>1000

Flunisolide

500-1000

500-750

1000-2000

750-1250

>2000

>1250

Fluticasone

100-250

100-200

250-500

200-400

>500

>400

Mometasone furoate

200-400

 

400-8000

 

>800

 

Triamcinolone acetonide

400-1000

400-800

1000-2000

800-1200

>2000

>1200

CFC (Chlorofluorocarbones): Tá dược tạo hạt phun sương.

HFA (Hydrofluoroalkanes): Tá dược tạo hạt phun sương.

DPI (Dry powder inhaler): Dạng phun bột khô.

NEB (Nebublization): Dạng dung dịch phun bằng máy xông thuốc.

Mức độ kiểm soát hen

Đặc tính

Kiểm soát (tất cả đặc tính sau)

Kiểm soát một phần (bất kỳ đặc tính nào/ bất kỳ tuần nào)

Không kiểm soát

Triệu chứng ban ngày

Không

(≤ 2/tuần)

Hơn 2 lần/ tuần

3 hay hơn các đặc tính của phần hen kiểm soát một phần trong bất kỳ tuần nào

Giới hạn hoạt động

Không

Bất kỳ

Triệu chứng thức giấc về đêm

Không

Bất kỳ

Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn

Không

(≤ 2/tuần)

> 2 lần/ tuần

PEF hay FEV1

Bình thường

< 80%

≤ 2 ngày/tuần

Đợt kịch phát hen

Không

Một hay hơn/ năm (*)

1 lần/ bất kỳ tuần nào (**)

(*): Bất kỳ cơn kịch phát nào cũng phải nhanh chóng xem lại điều trị duy trì để đảm bào điều trị này là đủ.

(**):Theo định nghĩa, một đợt kịch phát trong bất kỳ tuần nào có nghĩa là tuần đó hen không kiểm soát.

Sau thời gian điều trị theo bậc 2-3 tháng cần đánh giá hiệu quả kiểm soát hen. Sau 2-3 tháng nếu không đạt được ít nhất là bậc 2 (hen nhẹ) thì cần nâng bậc điều trị để đạt được kiểm soát hen. Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen bằng thang điểm ACT (Asthma control test).

Đối với bệnh nhân vào cơn hen cấp, cần quản l‎ý‎ hen như là một trường hợp không được kiểm soát, ít nhất là từ bậc 3 (hen trung bình) trở lên.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng ô xy liệu pháp

Trong sự chuyển hóa bình thường của oxy, oxy tách ra tạo thành các gốc oxy tự do. Cơ thể sản sinh ra các enzyme và những chất chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do.

Bài giảng choáng (sốc) tim và sốc do nhồi máu cơ tim

Choáng tim là suy tuần hoàn cấp nghiêm trọng do tổn thương nguyên phát trên chức năng bơm của tim đưa tới cung lượng tim (CO) giảm và rối loạn huyết động học.

Bài giảng hẹp van hai lá

Là than phiền chính, thường khởi phát bởi gắng sức, sốt, thiếu máu, rung nhĩ, hay mang thai, khó thở khi nằm, tiến triển nhiều dẫn đến khó thở kịch phát về đêm

Bài giảng ngộ độc thuốc Benzodiazepines (seduxen, diazepam)

Benzodiazepines ức chế tri giác, hô hấp khi dùng quá liều, hiếm khi tử vong, thường gặp quá liều nhiều loại hỗn hợp. Nếu một trong hai tình trạng an thần hoặc ức chế hô hấp tái phát có thể điều trị lặp lại thuốc trên hoặc truyền tĩnh mạch liên tục 0,1 - 0,5 mg/giờ.

Bài giảng rối loạn nước và điện giải (Fluid and electrolyte disorders)

Chức năng của cơ thể là giữ thăng bằng về thể dịch, duy trì nồng độ điện giải bình thường và pH ở khoảng thay đổi sinh lý, chức năng điểu hòa thận, phổi

Bài giảng điều trị nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên

Ghi 12 chuyển đạo thông thường chỉ phát hiện 85 phần trăm nhồi máu cơ tim cấp, do đó cần ghi thêm V7, V8, V9 nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim sau thực, ghi thêm V3R, V4R.

Bài giảng ngộ độc thức ăn tôm cua sò hến

Điều trị bằng truyền dịch muối đẳng trương, đặt tư thế Trendelenburg, thuốc vận mạch như Dopamin tăng liều dần, nếu huyết áp không cải thiện có thể thêm Norepinephrine.

Bài giảng toan hô hấp (Respiratory Acidosis)

Dùng bicarbonate để điều chỉnh toan là có hại vì pH là yếu tố kích thích hô hấp ở bệnh nhân PaCO2 tăng mãn tính.

Bài giảng tăng và hạ Kali huyết (máu)

Nếu trên ECG chứng tỏ có những biến đổi của tăng Kali huyết, loạn nhịp tim đe dọa tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi điều trị

Bài giảng tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi tự nhiên được chia thành nguyên phát và thứ phát. tràn khí màng phổinguyên phát xảy ra ở người trẻ, tràn khí màng phổithứ phát thường xảy ra ở người có bệnh ảnh hưởng đến phổi.

Bài giảng ngộ độc thuốc Chloroquine

Chloroquine tan trong môi trường acid ngay ở dạ dày, hấp thu nhanh hoàn toàn ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng do đó có thể gây ngưng tim đột ngột

Bài giảng điều trị viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp  là một tiến trình viêm cấp, rất năng động của tuyến tụy, với sự tham gia rất đa dạng của các mô khác lân cận hay những hệ thống cơ quan ở xa. Việc chẩn đoán phân biệt dạng nặng hay nhẹ được thực hiện sớm để có kế hoạch điều trị thích hợp.

Bài giảng điều trị suy thận mạn

Suy thận mãn là sự giảm dần độ lọc cầu thận (3 hay 6 tháng cho đến nhiều năm) và không hồi phục toàn bộ chức năng của thận: rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, ứ đọng các sản phảm azote máu.

Bài giảng điều trị xuất huyết tiêu hóa trên (cao)

Lập tức rút máu thử Hct, xét nghiệm nhóm máu và tìm máu tương hợp, đếm tiêu cầu và làm xét nghiệm đông máu

Bài giảng điều trị viêm vi cầu thận cấp

Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu trùng với triệu chứng sốt, đau họng khoảng 10 ngày. Sau khi hết nhiễm trùng toàn thân thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm vi cầu thận cấp.

Bài giảng ngộ độc khoai mỳ

Triệu chứng ngộ độc a xit xyanhydric: a xit này ức chế hoạt động của các men hô hấp đặc biệt là men cytochrome oxydase làm cho các tổ chức không sử dụng được ô xy.

Bài giảng điều trị suy tim

Các triệu chứng của giảm cung lượng tim: mệt mõi, chịu đựng gắng sức kém, giảm tưới máu ngoại biên, suy tim nặng giảm tưới máu cơ quan sinh tồn; giảm tưới máu thận, giảm tưới máu não cuối cùng dẫn đến choáng.

Bài giảng điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim

Nên dùng thuốc chừa thời gian trống Nitrate để cơ thể hồi phục gốc SH tạo NO tránh dung nạp Nitrate hoặc thay thế bằng Molsidomine cung cấp trực tiếp gốc NO.

Bài giảng tăng và giảm natri huyết (máu)

Tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước và mất muối, chủ yếu là mất nước thường gặp những bệnh hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.

Bài giảng ngộ độc một số loại thuốc an thần

Quá liều biểu hiện bởi vật vã hoặc mê sảng, có thể nhanh chóng tiến triển đến hôn mê. Đồng tử co, phản xạ gân xương sâu giảm. Có thể co giật và rối loạn thân nhiệt. hạ huyết áp do tác dụng ức chế a-Adrenergic mạnh.

Bài giảng bệnh học suy tim

Suy tim là tim không thể duy trì một cung lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ thể. Đây là một hội chứng, không phải một bệnh. Cần phân biệt hai thể suy tim.

Bài giảng ngộ độc thuốc an thần Meprobamat

Meprobamat biệt dược là Equanil, Procalmadiol, Andaxin…Thuốc ngấm nhanh, sau 2 giờ đã có nồng độ cao nhất trong máu, sau 48 giờ 70-90% chất độc được thải trừ qua thận. Vì vậy bệnh nhân thường tỉnh nhanh.

Bài giảng kiềm hô hấp (Respiratory Alkalosis)

Kiềm hô hấp vì toan huyết kéo dài và hệ thống điều chỉnh thần kinh trung ương quá chậm nên vẫn còn thở nhanh, sâu => Kiềm huyết hô hấp.

Bài giảng điều trị nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu)

Điều trị đủ thời gian 3-5 ngày đối với nhiếm trùng đơn giản.Có thể điều trị nhiễm trùng có biến chứng trong nhiều tuần,đặc biệt nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần có thể điều trị trong nhiều tháng.

Bài giảng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)

Đợt cấp COPD là sự xấu đi đột ngột tình trạng ổn định của bệnh: tăng khó thở; tăng ho; và/hoặc tăng lượng đàm, khiến bệnh nhân phải thay đổi cách điều trị thường ngày.