Bài giảng áp xe gan (a míp, vi khuẩn)

2013-08-02 02:47 PM

Amip là loại ký sinh trùng có tên Entamoeba Histolytica gây ra các ổ loét ở niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào các mao mạch của các tĩnh mạch cửa đến gan và thường khu trú ở thùy phải.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Áp xe gan là sự tích tụ mủ trong gan tạo thành một hoặc nhiều ổ mủ rải rác, thường có hai loại áp xe gan: áp xe gan do amip và áp xe gan do vi trùng.

Áp xe gan a míp

Amip là loại ký sinh trùng có tên Entamoeba Histolytica gây ra các ổ loét ở niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào các mao mạch của các tĩnh mạch cửa đến gan và thường khu trú ở thùy phải.

Tại gan, amip phát triển làm tắc các tĩnh mạch nhỏ đưa đến nhồi máu và hoại tử các tế bào gan tạo ra các ổ mủ vô trùng; nhiều ổ mụ nhỏ hợp nhau thành ổ mủ lớn.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào 4 tiêu chuẩn của La Monte:

Lâm sàng: sốt, đau vùng gan, gan to, tiền sử lỵ.

Cận lâm sàng: xét nghiệm phân, máu, x quang.

Chọc thăm dò.

Điều trị thử.

Có 3 trong 4 tiêu chuẩn có thể chẩn đoán xác định. Ngày nay, ngoài 4 tiêu chuẩn trên còn có:

Huyết thanh chẩn đoán amip (+) cao 95% trường hợp.

Siêu âm: giúp phát hiện sớm ổ áp xe (90% ở thùy phải), giúp điều trị và theo dõi bệnh.

Chẩn đoán phân biệt

Ung thư gan:

Gan to chắc hoặc cứng, rung gan (-), ấn kẽ sườn (-).

Thể trạng suy sụp nhanh.

AFP (+).

Siêu âm có thể phân biệt được áp xe gan hay ung thư.

Áp xe gan do vi trùng:

Đau vùng gan.

Có nhiễm trùng huyết: sốt cao kèm lạnh run, môi khô lưỡi dơ.

Vàng da, niêm.

Siêu âm: có nhiều ổ áp xe rãi rác trong gan.

Điều trị

Áp xe gan do amip là bệnh có thể điều trị được bằng nội khoa, kết hợp với chọc hút qua siêu âm khi ổ mủ lớn và phải phẫu thuật khi có biến chứng vỡ ổ áp xe.

Là bệnh nếu điều trị sớm, thích hợp có thể khỏi hẳn không để lại di chứng.

Các thuốc điều trị:

Emetin hoặc Dehydroemetin (20 mg/ống; tiêm bắp):

Là kháng sinh diệt amip trong và ngoài ruột hữu hiệu.

Có tác dụng phụ: đau cơ, nhức đầu,nôn ói, tiêu chảy và đặc biệt rất độc đối với cơ tim.

Liều dùng: 1 mg/kg/ngày x 10 ngày; không quá 70 mg/ngày.

Người lớn thường dùng liều 40 mg/ngày (ở Việt Nam).

Vì thuốc có thời gian bán hủy chậm; có tác dụng gây độc cho tế bào cơ tim; suy gan, suy thận nên chỉ được dùng lại sau 45 ngày.

Metronidazon (250 mg/viên; 500 mg/viên):

Là kháng sinh diệt amip trong và ngoài ruột hữu hiệu, đang được ưa chuộng để dùng trong điều trị áp xe gan do amip; hơn 90% bệnh nhân đáp ứng với điều trị như giảm đau và sốt trong vòng 72 giờ.

Là kháng sinh thuộc họ Nitro- 5 imidazol (Metronidazole, Tinidazole, Secnidazole, Ornidazole…).

Tác dụng phụ: nhức đầu, nôn ói, đau cơ.

Liều dùng: 750 mg x 3 lần/ngày x 5- 10 ngày. Trung bình 2g/ngày. Secnidazole, Tinidazole, Ornidazole uống 2g/ngày x 10 ngày.

Chloroquin (250 mg/viên- 150 mg base):

Là kháng sinh diệt amip ngoài ruột dùng điều trị phòng ngừa tái phát trong áp xe gan do amip.

Liều dùng: Hai ngày đầu: 1g/ngày

Các ngày sau: 500 mg/ngày x 4 tuần.

Iodoquinol (Direxiode 210 mg/viên):

Là kháng sinh diệt amip ở ruột dùng điều trị phòng ngừa tái phát trong áp xe gan do amip.

Liều dùng: 650 mg x 3 lần/ngày x 20 ngày. Trung bình 3 viên x 3 lần/ngày.

Các phác đồ điều trị:

Harrison 1980 có 3 phác đồ:

Emetin 1 mg/kg/ngày x 10 ngày.

Hoặc chloroquin phosphat 1g/ ngày x 2 ngày.

Sau đó 0,5g/ ngày x 4 tuần.

Kết hợp vớI Dehydroemetin 1 mg/kg/ngày x 10 ngày.

Hoặc Metronidazol 750 mg x 3 lần/ngày x 5- 10 ngày.

Bài giảng bệnh học nội khoa ĐHYD. TPHCM 1992:

Emetin 1 mg/Kg/ ngày x 10 ngày, siêu âm kiểm tra lại: nếu ổ áp xe giảm nhiều sử dụng tiếp Metronidazol 2g/ ngày + Chloroquin cho đến khi ổ áp xe biến mất.

Nếu ổ áp xe không giảm hoặc giảm ít phải chỉ định ngoại khoa.

Current Diagnosis & in treatment in Gastroenterology 1996; Harrison 1998; 2001:

Phác đồ Metronidazol 750 mg x 3 lần/ ngày x 10 ngày là phác đồ được ưa chuộng sau đó Iodoquinol 650 mg x 3 lần/ ngày x 20 ngày.

Harrison 2005 chỉ còn một phác đồ duy nhất:

Metronidazol 750 mg x 3 lần/ ngày x 10 ngày hoặc các dẫn xuất của họ Nitro- 5 imidazol: Tinidazole, Secnidazole, Ornidazole uống 2g/ngày x 10 ngày.

Phối hợp kháng sinh phổ rộng (như áp xe gan do vi trùng) nếu có bội nhiễm:

Điều trị ngoại:

Kết hợp điều trị nội với chọc dẫn lưu qua hướng dẫn của siêu âm khi đường khính ổ áp xe ³ 10 cm, riêng ở thùy trái có thể chỉ định khi ổ áp xe nhỏ hơn (6 cm).

Chọc dẫn lưu qua siêu âm khi điều trị nội nhưng kích thước ổ áp xe không giảm hoặc giảm ít.

Phẫu thuật khi có biến chứng vỡ ổ áp xe.

Áp xe gan do vi khuẩn

Nhiễm trùng đường mật ngược dòng do vi trùng từ ruột đến chiếm đa số 80% trường hợp.

Nhiễm trùng huyết do ổ nhiễm trùng nơi khác vào máu đến gan.

Do các ổ nhiễm trùng kế cận.

Do các vết thưong thấu bụng vào gan bị nhiễm trùng.

Lâm sàng

Đau vùng gan, đau liên tục, rung gan(+), ấn kẽ sườn (+).

Sốt cao 39-40 oC kèm lạnh run.

Vàng da, niêm.

Gan to, mềm đau, mặt láng.

Túi mật có thể to, đau.

Cận lâm sàng

Công thức máu:

Bạch cầu tăng cao với tỷ lệ đa nhân trung tính rất cao 80- 90%.

Tốc độ máu lắng tăng.

Xét nghiệm chức năng gan ít bị xáo trộn.

Sinh hóa máu:

Bilirubin, phosphatase kiềm, GGT đều tăng.

X quang bụng:

Giống áp xe gan do amip.

Siêu âm gan mật.

Điều trị

Điều trị nội:

Áp xe gan do vi trùng là loại áp xe nhỏ, đa ổ, có thể điều trị nội khi ổ mủ nhỏ và phải chỉ định điều trị ngoại khi biết chắc có ổ mủ lớn.

Nếu điều trị sớm, thích hợp tiên lượng vẫn còn nặng do các biến chứng của nó và do nguyên nhân gây ra bệnh.

Điều trị áp xe gan do vi trùng nên cấy máu làm kháng sinh đồ trước khi dùng kháng sinh.

Phải bồi hoàn đủ nước và điện giải.

Dùng kháng sinh phổ rộng, đường tiêm chích, đủ liều, đủ thời gian (10- 14 ngày).

Các phác đồ điều trị:

Ampicillin 50- 100 mg/Kg/ ngày chia 3 lần + Gentamycin 3- 5 mg/Kg/ ngày chia 2 lần hoặc Tobramycin (nebcin) 80 mg x 2 lần/ ngày (tiêm bắp).

Amikacin

Cephalosporin thế hệ III ± Aminoglycoside:

Cefotaxim 1- 2g (TM)/ 8 giờ hoặc

Ceftriaxon 2g (TM)/ ngày.

Cephalosporin thế hệ thứ IV.

Quinolon ± Aminoglycoside:

Ciproloxacin 200 mg (TTM)/ 12 giờ hoặc Peflox 500 mg (TTM)/ 12 giờ.

Levoxacin.

Chống shock nếu bị shock nhiễm trùng.

Điều trị ngoại:

Dẫn lưu qua hướng dẫn của siêu âm nếu có ổ mủ lớn.

Phẫu thuật khi có biến chứng vỡ ổ áp xe.

Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật.

Điều trị dự phòng

Áp xe gan do amip:

Hướng dẫn và tuyên truyền trong vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi.

Điều trị triệt để (tiệt trừ) bệnh lỵ amip cấp ở đường ruột.

Vấn đề điều trị tái phát như đã trình bày trong các phác đồ điều trị.

Áp xe gan do vi trùng:

Hướng dẫn và tuyên truyền về vệ sinh ăn uống.

Xử dụng thuốc diệt giun sán định kỳ mỗi 6 tháng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng viêm dạ dày

Thuật ngữ bệnh dạ dày dùng để chỉ tình trạng tổn thương biểu mô mà không có viêm, còn viêm dạ dày dùng để chỉ những tình trạng viêm có bằng chứng về mô bệnh học.

Bài giảng điều trị rối loạn nhịp tim

Những loạn nhịp tim gây tụt huyết áp, đau ngực hoặc giảm suy tim thường là cấp cứu nội khoa và tốt nhất nên chuyển nhịp bằng điện.

Bài giảng điều trị nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên

Ghi 12 chuyển đạo thông thường chỉ phát hiện 85 phần trăm nhồi máu cơ tim cấp, do đó cần ghi thêm V7, V8, V9 nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim sau thực, ghi thêm V3R, V4R.

Bài giảng điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim

Nên dùng thuốc chừa thời gian trống Nitrate để cơ thể hồi phục gốc SH tạo NO tránh dung nạp Nitrate hoặc thay thế bằng Molsidomine cung cấp trực tiếp gốc NO.

Bài giảng ngộ độc nọc cóc

Dấu hiệu thần kinh và tâm thần: bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. Với liều cao hơn có thể ức chế trung tâm hô hấp gây ngưng thở.

Bài giảng bệnh khớp và điều trị

Điều trị tối ưu đối với bệnh nhân bệnh khớp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều kỹ năng và nhiều ngành: nhà thấp học, Phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu...nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, duy trì hoạt động khớp và hạn chế tàn tật.

Bài giảng theo dõi điều trị bằng ô xy

Đánh giá tình trạng oxy hóa chính xác là phân tích khí máu động mạch. Phân tích khí máu động mạch giúp đo lường trực tiếp PaO2 và cho biết giá trị của SaO2, CaO2, là phương pháp đo lường tĩnh và riêng biệt.

Bài giảng rối loạn nhịp chậm

Điện tâm đồ 12 chuyển đạo: rất quan trọng trong việc phân loại nhịp chậm và giúp chẩn đoán nguyên nhân như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim.

Bài giảng bệnh màng ngoài tim

Màng ngoài tim bao gồm lá thành và lá tạng: lá tạng là màng trong sát thượng mạc cơ tim; lá thành gồm màng trong và màng sợi. Bề dày của lá thành từ 0,8-2,5mm.

Bài giảng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)

Đợt cấp COPD là sự xấu đi đột ngột tình trạng ổn định của bệnh: tăng khó thở; tăng ho; và/hoặc tăng lượng đàm, khiến bệnh nhân phải thay đổi cách điều trị thường ngày.

Bài giảng ngộ độc thuốc an thần Meprobamat

Meprobamat biệt dược là Equanil, Procalmadiol, Andaxin…Thuốc ngấm nhanh, sau 2 giờ đã có nồng độ cao nhất trong máu, sau 48 giờ 70-90% chất độc được thải trừ qua thận. Vì vậy bệnh nhân thường tỉnh nhanh.

Bài giảng choáng (sốc) nhiễm trùng

Là hội chứng suy tuần hoàn cấp do cung lượng tim giảm đưa tới thiếu oxy tổ chức và mô do tác dụng của vi trùng hoặc độc tố của chúng xảy ra sau một nhiễm trùng huyết do vi trùng gram (-) hoặc (+).

Bài giảng bệnh đại tràng và điều trị viêm đại tràng mạn

Polyp là lành tính nhưng polyp tuyến ống và nhung mao có thể hóa k. Polyp có thể đơn độc, hoặc có nhiều polyp suốt dọc theo đại tràng (bệnh polyp: polypome).

Bài giảng suy hô hấp cấp

Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp cấp và mạn hoàn toàn khác nhau. suy hô hấp cấp có rối loạn khí máu và toan kiềm đe dọa tính mạng, còn suy hô hấp mạn biểu hiện không rõ và yên lặng.

Bài giảng điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh có thể được bổ sung bằng điều trị thử với thuốc ức chế bơm proton liều gấp đôi trong 2 tuần, Phương pháp này có độ nhạy

Bài giảng tràn dịch màng phổi

Màng phổi thành được cung cấp máu bởi động mạch toàn thân. Màng phổi tạng được cung cấp máu chủ yếu từ tuần hoàn phế quản và hệ thống mao mạch của màng phổi tạng được dẫn vào tĩnh mạch phổi.

Bài giảng tăng và giảm natri huyết (máu)

Tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước và mất muối, chủ yếu là mất nước thường gặp những bệnh hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.

Bài giảng toan hô hấp (Respiratory Acidosis)

Dùng bicarbonate để điều chỉnh toan là có hại vì pH là yếu tố kích thích hô hấp ở bệnh nhân PaCO2 tăng mãn tính.

Bài giảng tăng và hạ Kali huyết (máu)

Nếu trên ECG chứng tỏ có những biến đổi của tăng Kali huyết, loạn nhịp tim đe dọa tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi điều trị

Bài giảng hẹp van hai lá

Là than phiền chính, thường khởi phát bởi gắng sức, sốt, thiếu máu, rung nhĩ, hay mang thai, khó thở khi nằm, tiến triển nhiều dẫn đến khó thở kịch phát về đêm

Bài giảng chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng

Có hơn 50% bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá mà không có được sự giải thích rõ ràng cơ bản về những triệu chứng của họ và được xếp loại như là những rối loạn tiêu hoá thuộc về chức năng.

Bài giảng toan chuyển hóa (Metabolic Acidosis)

Chẩn đoán khi pH giảm (giảm co bóp cơ tim, giảm huyết ap, giảm đáp ứng với thuốc vận mạch (bù từ phổi, thở nhanh sâu để tăng thải CO2).

Bài giảng điều trị suy tim

Các triệu chứng của giảm cung lượng tim: mệt mõi, chịu đựng gắng sức kém, giảm tưới máu ngoại biên, suy tim nặng giảm tưới máu cơ quan sinh tồn; giảm tưới máu thận, giảm tưới máu não cuối cùng dẫn đến choáng.

Bài giảng suy thận cấp (Acute renal failure)

Suy thận cấp là suy chức thận một cách đột ngột với Creatinine/máu >0,5mg so với bình thường (>2mg%), uré trong máu tăng nhanh trong vòng 24 giờ và số lượng nước tiểu <20ml/giờ hoặc >20ml/giờ.

Bài giảng các hệ thống đệm và toan kiềm

Các hệ thống đệm trong máu: Chủ yếu là Acid carbonic và bicarbonate ngoài ra còn có phosphat, pprotein, hemoglobine, carbonate.