Acid Valproic

2011-05-07 06:19 PM

Acid valproic hoặc natri valproat là thuốc chống động kinh, bị phân ly thành ion valproat ở đường tiêu hóa. Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên chung quốc tế: Valproic acid.

Loại thuốc: Thuốc chống động kinh (dẫn chất của acid béo).

Dạng thuốc và hàm lượng

Có thể dùng acid valproic, natri valproat hoặc natri valproat phối hợp với acid valproic (semisodium valproat, divalproex sodium).

Nang mềm 250 mg acid valproic.

Viên bao tan trong ruột 150 mg, 200 mg, 300 mg, 500 mg natri valproat.

Siro 250 mg acid valproic/ 5 ml, dưới dạng muối natri, lọ 50 ml.

Nang cứng chứa các hạt bao semisodium valproat ứng với 125 mg acid valproic.

Viên giải phóng chậm semisodium valproat ứng với 125 mg, 250 mg hoặc 500 mg acid valproic.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Acid valproic hoặc natri valproat là thuốc chống động kinh, bị phân ly thành ion valproat ở đường tiêu hóa. Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama - aminobutyric (GABA). Valproat có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hóa GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở sau sináp. Do vậy, valproat có thể dùng trong nhiều loại cơn động kinh (xem phần chỉ định).

Dược động học

Acid valproic (hoặc natri valproat) hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh ion valproat trong huyết tương đạt vào 1 - 4 giờ sau khi uống liều duy nhất acid valproic. Khi dùng cùng với thức ăn, thuốc được hấp thu chậm hơn, nhưng không ảnh hưởng đến tổng lượng hấp thu.

Nửa đời của valproat trong huyết tương nằm trong phạm vi 6 - 16 giờ. Thuốc thường có nửa đời nằm trong phạm vi thấp ở người bệnh dùng thêm thuốc chống động kinh khác có khả năng gây cảm ứng enzym.

Valproat liên kết nhiều (90%) với protein huyết tương ở liều điều trị, tuy nhiên sự liên kết phụ thuộc vào nồng độ và giảm khi nồng độ valproat cao. Sự liên kết này thay đổi tùy theo người bệnh và có thể bị ảnh hưởng bởi các acid béo hoặc các thuốc liên kết mạnh như salicylat. Một số thầy thuốc ưa theo dõi nồng độ valproat tự do vì là yếu tố có thể phản ánh đúng hơn sự thâm nhập valproat vào hệ thần kinh trung ương.

Valproat chuyển hóa chủ yếu ở gan. Các đường chuyển hóa chính là glucuronid hóa, beta oxy hóa ở ty lạp thể và oxy hóa ở microsom. Các chất chuyển hóa chính được tạo thành là chất liên hợp glucuronid, acid 2 - propyl - 3 - ceto - pentanoic và các acid 2 - propyl - hydroxypentanoic. Ðường thải trừ chính của các chất chuyển hóa này qua nước tiểu.

Với cùng một liều, nếu người bệnh dùng valproat đơn độc, nói chung thuốc có nửa đời dài hơn và nồng độ cao hơn so với người bệnh dùng đa liệu pháp. Ðó chủ yếu là do thuốc chống động kinh khác gây cảm ứng enzym làm tăng thanh thải valproat bằng cách glucuronid hóa và oxy hóa ở microsom. Vì những thay đổi trong thanh thải valproat này, cần tăng cường theo dõi nồng độ thuốc chống động kinh, khi dùng thêm hoặc rút bớt thuốc chống động kinh nào đó.

Chưa xác định được mối tương quan rõ rệt giữa liều dùng hàng ngày, nồng độ thuốc trong huyết thanh và tác dụng điều trị. Tuy nhiên thường coi phạm vi điều trị ở khoảng nồng độ 50 - 100 mg/lít valproat toàn phần trong huyết tương, mặc dù một số người bệnh thấy có tác dụng ở nồng độ trong huyết tương thấp hơn hoặc cao hơn.

Chỉ định

Ðộng kinh. Dùng đơn độc hoặc phụ trợ trong một số loại cơn sau: Cơn vắng ý thức, cơn động kinh giật cơ, cơn động kinh toàn thể (động kinh lớn), cơn mất trương lực và cơn phức hợp.

Ðiều trị phụ trợ cho người bệnh có nhiều loại cơn, toàn thân.

Valproat và ethosuximid có hiệu quả ngang nhau để điều trị cơn vắng ý thức, mặc dù ethosuximid đôi khi được chọn là thuốc hàng đầu vì có độc tính thấp hơn. Valproat được ưa dùng hơn đối với người bệnh vừa có cơn vắng ý thức vừa có cơn co giật toàn thân.

Nhiều thầy thuốc dùng valproat là thuốc hàng hai (sau phenytoin hoặc carbamazepin) để điều trị cơn cục bộ. Valproat cũng có hiệu lực như phenytoin và carbamazepin để điều trị cơn co giật (động kinh lớn) và là thuốc được chọn ưu tiên trị các cơn mất trương lực và các cơn động kinh giật cơ.

Chú ý: Semisodium valproat còn được dùng để điều trị cơn hưng cảm (cơn thao cuồng) và để điều trị dự phòng cơn đau nhức nửa đầu.

Chống chỉ định

Viêm gan cấp, viêm gan mạn, có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị viêm gan nặng, loạn chuyển hóa porphyrin, quá mẫn với valproat.

Thận trọng

Người bệnh có tiền sử mắc bệnh gan. Người bệnh dùng nhiều thuốc chống co giật, trẻ em bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, bị các cơn động kinh nặng kèm chậm phát triển trí tuệ, và bị bệnh não thực thể, thường có thể có nguy cơ cao.

Cần ngừng thuốc ngay khi có thay đổi chức năng gan dù nghi ngờ hoặc có biểu hiện rõ. Trong một số trường hợp, rối loạn chức năng gan vẫn tiến triển mặc dù đã ngừng thuốc.

Valproat thải trừ một phần trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa cetonic, nên khi xét nghiệm chất ceton trong nước tiểu, có thể nhận định sai.

Valproat có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (như rượu), vì vậy người bệnh không nên tham gia các hoạt động nguy hiểm như lái xe hoặc vận hành máy.

Thời kỳ mang thai

Thuốc có thể gây quái thai. Nguy cơ cho trẻ bị tật nứt đốt sống xấp xỉ 1 - 2%, những dị dạng bẩm sinh khác là khuyết tật sọ mặt, dị tật tim mạch, hoặc bất thường về đông máu như fibrinogen thấp ở mẹ, giảm fibrinogen huyết ở trẻ nhỏ. Ðã có thông báo về suy gan dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi người mẹ dùng valproat trong lúc mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Valproat có tiết vào sữa. Nồng độ ở sữa bằng 1% đến 10% nồng độ trong huyết thanh. Người ta chưa biết có tác hại gì xảy ra cho trẻ bú. Tuy nhiên nên ngừng cho bú khi mẹ dùng valproat.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Suy gan dẫn đến tử vong đã xảy ra ở người bệnh dùng acid valproic. Sự cố này thường xảy ra trong 6 tháng điều trị đầu tiên (0,05 - 0,1%).

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Chóng mặt, suy nhược, chán ăn kèm sút cân hoặc ăn ngon kèm tăng cân.

Máu: Giảm tiểu cầu, ức chế kết tập tiểu cầu, chảy máu kéo dài, thông số đông máu bất thường.

Tiêu hóa: Khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Gan: thay đổi chức năng gan như tăng transaminase (4 - 44%) và phosphatase.

Thần kinh: Run, ngủ gà hoặc mất ngủ.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Ban đỏ rải rác.

Nội tiết: Mất kinh, kinh nguyệt không đều.

Gan: Ðộc tính nặng với gan (hoại tử gan gây tử vong) đối với trẻ dưới 3 tuổi.

Chuyển hóa: Tăng amoni huyết, giảm natri huyết.

Tâm thần: ảo giác.

Tiết niệu: Ðái dầm, tăng số lần đái.

Khác: Rụng tóc.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Nhức đầu.

Máu: Giảm tiểu cầu nặng, giảm bạch cầu nặng, chảy máu, thiếu máu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm fibrinogen.

Tiêu hóa: Viêm tụy, táo bón.

Da: Tràn dịch dưới da.

Gan: Ðộc tính nặng đối với gan ở trẻ trên 3 tuổi.

Thần kinh: Dị cảm, mất điều hòa.

Tâm thần: Loạn tâm thần, lú lẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ðộc tính gan nặng hoặc gây tử vong có thể có trước các triệu chứng không đặc hiệu, như không khống chế được cơn co giật, người khó chịu, yếu cơ, ngủ lịm, phù mặt, chán ăn và nôn. Cần theo dõi chặt chẽ người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng này. Cần xét nghiệm chức năng gan trước khi điều trị, và định kỳ sau đó, đặc biệt trong 6 tháng đầu.

Cần tiến hành các xét nghiệm: Chức năng gan, thời gian đông máu, kết tập tiểu cầu và hàm lượng fibrinogen trước khi điều trị, sau đó 2 tháng một lần và trước khi tăng liều.

Không được bắt đầu dùng hoặc phải ngừng valproat nếu xảy ra các bất thường sau: Giảm fibrinogen huyết, rối loạn đông máu, trị số transaminase tăng gấp 3 lần, tăng phosphatase kiềm và bilirubin trong huyết thanh kèm theo các triệu chứng lâm sàng về nhiễm độc gan. Nếu chỉ thấy transaminase tăng ít, cần giảm liều và theo dõi chức năng gan và xét nghiệm đông máu. Nếu xảy ra đau bụng nặng và nôn, cần xác định amylase trong huyết thanh, nếu thấy kết quả bệnh lý, cần ngừng thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:

Acid valproic uống, viên nang acid valproic phải nuốt, không nhai, để tránh kích ứng tại chỗ ở miệng, họng. Nếu kích ứng đường tiêu hóa, thuốc có thể uống cùng thức ăn.

Liều lượng:

Ðộng kinh (co giật): Phạm vi điều trị (định lượng huyết thanh): 50 - 100 microgam/ml. Ðộng kinh cục bộ phức hợp, liều ban đầu thông thường trong đơn trị liệu hoặc trong đa trị liệu như thuốc phụ trợ trong phác đồ điều trị hiện có, đối với người lớn và trẻ em 10 tuổi, 10 - 15 mg/kg/ngày.

Cơn vắng ý thức đơn giản hoặc phức hợp: Liều ban đầu thông thường 15 mg/kg/ngày. Liều lượng có thể tăng 5 - 10 mg/kg/ngày cách nhau 1 tuần cho tới khi kiểm soát được cơn giật hoặc các tác dụng phụ ngăn cản tăng liều thêm.

Liều tối đa khuyến cáo: 60 mg/kg/ngày.

Thuốc phải uống làm 2 lần hoặc hơn khi liều vượt quá 250 mg hàng ngày. Ðiều trị trạng thái động kinh trơ với điều trị bằng diazepam tĩnh mạch: 400 - 600 mg acid valproic thụt hậu môn hoặc thuốc đạn, cách 6 giờ/1 lần.

Liều thông thường ở trẻ em:

Chống co giật: Trẻ từ 1 đến 12 tuổi.

Ðơn trị liệu: Ban đầu uống: 15 - 45 mg/kg/ngày, liều tăng cách nhau 1 tuần từ 5 - 10 mg/kg một ngày khi cần và dung nạp được thuốc.

Ða trị liệu: Uống 30 - 100 mg/kg/ngày.

Ðiều chỉnh liều dựa theo đáp ứng lâm sàng và nồng độ chống co giật trong huyết thanh.

Chú ý:

Ðể điều trị cơn hưng cảm: Uống semisodium valproat, ngày đầu 750 mg/ngày, chia làm 2 lần, rồi nhanh chóng nếu có thể, tăng liều dần đến liều thấp nhất có hiệu quả, tới mức tối đa là 60 mg/kg/ngày.

Ðể dự phòng cơn đau nhức nửa đầu: Uống semisodium valproat mỗi lần 250 mg, ngày uống 2 lần, mức tối đa là 1 g/ngày.

Liều thông thường ở người cao tuổi: Cần dùng liều thấp hơn so với liều người lớn. Người đang dùng các thuốc gây cảm ứng enzym ở gan có thể phải dùng liều cao hơn phụ thuộc vào nồng độ huyết thanh của liều thuốc trước.

Tương tác thuốc

Valproat có thể tăng cường tác dụng của các chất ức chế hệ thần kinh trung ương (như rượu, benzodiazepin, các thuốc chống động kinh khác). Trong đợt đầu điều trị, cần xác định nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống động kinh dùng đồng thời.

Dùng đồng thời valproat với các thuốc liên kết mạnh với protein (như aspirin, carbamazepin, dicoumarol, phenytoin...) có thể làm thay đổi nồng độ valproat trong huyết thanh. Các salicylat ức chế chuyển hóa, nên không được dùng cho người bệnh đang dùng valproat.

Valproat có thể làm tăng nồng độ phenobarbital trong huyết thanh. Primidon bị chuyển hóa thành barbiturat, do đó cũng gây ra tương tác như vậy. Valproat có thể làm thay đổi nồng độ phenytoin trong huyết thanh: Làm giảm nồng độ phenytoin toàn phần trong huyết thanh và làm tăng nồng độ phenytoin tự do so với phenytoin liên kết với protein.

Dùng đồng thời valproat và clonazepam có thể gây trạng thái vắng ý thức liên tục ở người bệnh có tiền sử động kinh kiểu cơn vắng ý thức. Valproat có thể ảnh hưởng đến nồng độ ethosuximid trong huyết thanh. Người bệnh dùng valproat và ethosuximid, đặc biệt khi dùng cùng với thuốc chống co giật khác, cần theo dõi sự thay đổi nồng độ của cả hai thuốc trong huyết thanh.

Khi dùng valproat với các thuốc có ảnh hưởng đến sự đông máu (như aspirin, warfarin...) các triệu chứng chảy máu có thể xảy ra.

Valproat (và cả một số thuốc chống động kinh) làm mất tác dụng của thuốc uống tránh thai.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản nang và viên nén ở 15 - 25 độ C, nơi khô ráo. Bảo quản siro ở nhiệt độ dưới 300C.

Hướng dẫn cách xử trí

Quá liều valproat có thể gây ngủ gà, blốc tim và hôn mê sâu. Ðã có trường hợp tử vong. Vì valproat được hấp thu rất nhanh, nên lợi ích của rửa dạ dày hoặc gây nôn phụ thuộc vào thời gian kể từ khi uống thuốc. Cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ chung, đặc biệt cần duy trì lượng nước tiểu bài xuất.

Naloxon làm mất tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của valproat dùng quá liều. Nhưng naloxon cũng có thể làm mất tác dụng chống động kinh của valproat, vì thế cần thận trọng khi dùng naloxon.

Thông tin qui chế

Thuốc độc bảng B.

Bài viết cùng chuyên mục

Artificial Saliva: nước bọt nhân tạo

Artificial Saliva (nước bọt nhân tạo) là sản phẩm không kê đơn được sử dụng để điều trị chứng khô miệng (xerostomia). Nước bọt nhân tạo có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Oasis, Aquoral, SalivaSure, Caphosol và XyliMelts.

ABO 10

Thuốc ABO 10 có thành phần hoạt chất là Acid boric. Thành phần, dạng thuốc, hàm lượng, cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định

Acetaminophen Dextromethorphan Phenylephrine

Acetaminophen dextromethorphan phenylephrine là sản phẩm không kê đơn (OTC) được sử dụng để giảm triệu chứng ho và tắc nghẽn.

Axcel Cetirizine Syrup: thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay

Axcel Cetirizine Syrup hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 1 giờ sau khi dùng thuốc. Cetirizine được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay do dị ứng.

Aberel

Các thể bệnh trứng cá, trừ trứng cá đỏ, dùng cho các trường hợp như trứng cá thường, hội chứng Favre, và Racouchot, các bệnh trứng cá nghề nghiệp.

Atarax

Phần thuốc chứa trong ống thuốc Atarax không tương hợp với thiopental sodique, cũng như với các dung dịch tiêm có pH trên 7.

Albumin người Grifols 20%: thuốc điều trị thiếu hụt albumin

Albumin phục hồi và duy trì thể tích máu tuần hoàn, khi đã xác định có thiếu hụt thể tích, và việc dùng chất keo là thích hợp. Sự lựa chọn albumin hơn là chất keo nhân tạo sẽ tùy vào tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân, dựa trên những khuyến cáo chính thức.

Augmex: thuốc kháng sinh phối hợp Amoxicilin và Clavulanat

Amoxicilin và Clavulanat đều hấp thu dễ dàng qua đường uống. Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và tốt nhất là uống ngay trước bữa ăn. Nồng độ của hai chất này trong huyết thanh đạt tối đa sau 1 - 2 giờ uống thuốc.

Antidol

Trong hoạt dịch, ibuprofène đạt được nồng độ ổn định khoảng giữa giờ thứ 2 và giờ thứ 8 sau khi uống, nồng độ tối đa trong hoạt dịch bằng khoảng 1/3 nồng độ tối đa trong huyết tương.

Avamys

Dựa trên các dữ liệu về một glucocorticoid khác được chuyển hóa bởi CYP3A4, thuốc được khuyến cáo không sử dụng kết hợp với ritonavir do có nguy cơ tăng nồng độ toàn thân với thuốc xịt mũi AVAMYS.

Alimemazin

Alimemazin là dẫn chất phenothiazin, có tác dụng kháng histamin và kháng serotonin mạnh, thuốc còn có tác dụng an thần, giảm ho, chống nôn.

Apo Ranitidine

Mặc khác, tính theo độ acid trong 24 giờ và lượng acid tiết ra vào ban đêm, 150 mg ranitidine dùng hai lần mỗi ngày ưu việt hơn 200 mg cimetidine ba lần mỗi ngày và 400 mg vào buổi tối.

Acarosan

Thành phần, dạng thuốc, hàm lượng, cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng khi dùng, tác dụng không mong muốn, quá liều và xử trí, cách bảo quản

Axcel Fusidic acid-B Cream: thuốc điều trị viêm da

Fusidic là 1 kháng sinh có nhân steroid có hoạt tính diệt khuẩn. Các bệnh lý viêm da có đáp ứng với glucocorticoid có kèm nhiễm khuẩn như eczema, viêm da đầu, viêm da tiếp xúc, tình trạng liken hóa mạn tính, tổ đỉa, lupus ban đỏ dạng đĩa.

Alfa-Lipogamma 600 Oral: thuốc điều trị bệnh đa thần kinh đái tháo đường

Alfa-Lipogamma 600 Oral nên được uống nguyên viên với một lượng nước vừa đủ khi bụng đói. Khi uống thuốc đồng thời với thức ăn có thể làm giảm hấp thu. Vì vậy, nên dùng thuốc trước bữa sáng 30 phút.

Agalsidase Alfa: thuốc điều trị bệnh Fabry

Agalsidase alfa có chỉ định dành cho trẻ được sử dụng để điều trị bệnh Fabry. Agalsidase alfa có sẵn dưới các tên thương hiệu khác nhau sau: Replagal.

Amiodaron

Amiodaron có tác dụng chống loạn nhịp nhóm III, kéo dài thời gian điện thế hoạt động ở tâm thất, và tâm nhĩ, làm kéo dài thời gian tái phân cực.

Ambroxol

Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin, có tác dụng và công dụng như bromhexin. Ambroxol được coi như có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhầy nhưng chưa được chứng minh đầy đủ.

Acetaminophen Pamabrom Pyridoxine: thuốc giảm đau bụng kinh

Acetaminophen pamabrom pyridoxine là sản phẩm không kê đơn (OTC) được sử dụng để giảm đau do đau bụng kinh. Acetaminophen pamabrom pyridoxine có sẵn dưới các tên thương hiệu khác nhau sau: Vitelle Lurline PMS.

Augmentin Sachet

Uống vào đầu bữa ăn để hạn chế tối đa khả năng không dung nạp qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu của AUGMENTIN là tối ưu khi uống thuốc vào đầu bữa ăn.

Avelox

Viên moxifloxacin được hấp thu tốt và nhanh chóng ở đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học tuyệt đối khoảng 90% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các sản phẩm sữa.

Acid Chenodeoxycholic (chenodiol)

Chenodiol được chỉ định để làm tan sỏi cholesterol ở những người bệnh sỏi mật không cản quang không biến chứng và túi mật vẫn còn hoạt động.

Anidulafungin: thuốc điều trị nấm Candida

Anidulafungin là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị nấm Candida huyết và nấm Candida thực quản. Anidulafungin có sẵn dưới các tên thương hiệu Eraxis.

Acetaminophen: thuốc giảm đau và hạ sốt

Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau được sử dụng để giảm tạm thời các cơn đau nhẹ do nhức đầu, đau cơ, đau lưng, đau nhẹ do viêm khớp, cảm lạnh thông thường, đau răng, đau bụng tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt

Agilosart-H: thuốc điều trị tăng huyết áp dạng phối hợp

Agilosart-H là thuốc phối hợp losartan và hydroclorothiazid để điều trị tăng huyết áp vô căn ở người lớn, đặc biệt các trường hợp không kiểm soát được huyết áp bằng liệu pháp dùng một thuốc.