- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần A
- Acetazolamid
Acetazolamid
Acetazolamid là chất ức chế carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Acetazolamide.
Thuốc chống glôcôm.
Thuốc tiêm 500 mg/5 ml; Viên nén 125 mg và 250 mg.
Cơ chế tác dụng
Acetazolamid ức chế carbonic anhydrase, làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực. Acetazolamid làm hạ nhãn áp bằng cách làm giảm sản xuất thủy dịch tới 50 - 60%. Cơ chế chưa được hoàn toàn biết rõ nhưng có lẽ liên quan đến giảm nồng độ ion bicarbonat trong các dịch ở mắt. Tác dụng toan chuyển hóa được áp dụng để điều trị động kinh.
Dược động học
Acetazolamid hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ cao trong máu sau khi uống 2 giờ. Bán thải trong huyết tương khoảng 3 - 6 giờ. Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, vỏ thận. Liên kết với protein huyết tương cao. Thuốc đào thải qua thận dưới dạng không đổi.
Chỉ định
Glocom góc mở điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật, glocom góc đóng cấp, glôcôm trẻ em hoặc glocom thứ phát do đục thủy tinh thể hoặc tiêu thể thủy tinh.
Kết hợp để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và người trẻ tuổi.
Chống chỉ định
Nhiễm acid do thận, tăng clor máu vô căn.
Bệnh Addison.
Suy gan, suy thận nặng.
Giảm kali huyết, giảm natri huyết, mất cân bằng điện giải khác.
Quá mẫn với các sulfonamid.
Ðiều trị dài ngày glocom góc đóng mạn tính hoặc sung huyết.
Thận trọng
Bệnh tắc nghẽn phổi, tràn khí phổi.
Người dễ bị nhiễm acid, hoặc đái tháo đường.
Thời kỳ mang thai
Acetazolamid không được sử dụng cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Không nên sử dụng acetazolamid đối với người cho con bú.
Tác dụng phụ và xử trí
Thường gặp
Mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn.
Thay đổi vị giác.
Nhiễm acid chuyển hóa.
Ít gặp
Sốt, ngứa.
Dị cảm, trầm cảm.
Buồn nôn, nôn.
Bài tiết acid uric giảm trong nước tiểu, bệnh gút có thể nặng lên; giảm kali máu tạm thời.
Ðái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục.
Hiếm gặp
Thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu.
Ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, rậm lông.
Cận thị.
Hầu hết các phản ứng có hại đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu.
Nhiễm acid chuyển hóa nặng thường gặp ở người già hoặc suy thận. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị.
Liều lượng và cách dùng
Thuốc uống
Người lớn:
Chống glocom:
Glocom góc mở: Lần đầu tiên uống 250 mg/1 lần, ngày uống từ 1 đến 4 lần. Liều duy trì tùy theo đáp ứng của người bệnh, thường liều thấp hơn là đủ.
Glocom thứ phát và trước khi phẫu thuật: Uống 250 mg cách nhau 4 giờ/1 lần.
Chống co giật (động kinh):
Uống 4 - 30 mg (thường lúc đầu 10 mg)/kg/ngày chia liều nhỏ có thể tới 4 lần/ngày, thông thường 375 mg đến 1000 mg/ngày.
Khi acetazolamid dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần.
Trẻ em:
Glocom: Uống 8 - 30 mg/kg, thường 10 - 15 mg/kg hoặc 300 - 900 mg/m2 diện tích da/ngày, chia thành liều nhỏ.
Ðộng kinh: Giống liều người lớn. Tổng liều không vượt quá 750 mg.
Thuốc tiêm
Người lớn:
Glocom: Ðể làm giảm nhanh nhãn áp: Tiêm tĩnh mạch 500 mg tương đương với acetazolamid tùy theo đáp ứng của người bệnh, liệu pháp có thể tiếp tục bằng đường uống.
Lợi tiểu: Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc cần thiết để đạt được và duy trì tăng bài niệu kiềm.
Trẻ em:
Glocom cấp: Tiêm tĩnh mạch: 5 - 10 mg/kg cách 6 giờ/1 lần.
Lợi tiểu: Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc 150 mg/m2 diện tích da cơ thể, tiêm 1 lần/1 ngày vào buổi sáng, tiêm cách 1 hoặc 2 ngày/1 lần.
Tương tác
Sử dụng đồng thời acetazolamid với corticosteroid, có thể gây hạ kali huyết nặng. Tác dụng của amphetamin, chất kháng tiết acetyl- cholin, mecamylamin, quinidin có thể tăng lên hoặc kéo dài khi sử dụng đồng thời với acetazolamid. Ðáp ứng hạ đường huyết có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc chống đái tháo đường. Các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, pirimidon dùng đồng thời với acetazolamid có thể gây loãng xương.
Dùng đồng thời glycosid digitalis với acetazolamid có thể làm tăng độc tính của digitalis và hạ kali huyết. Nguy cơ ngộ độc salicylat tăng lên khi dùng đồng thời acetazolamid với salicylat liều cao.
Bảo quản
Sau khi pha dung dịch thuốc tiêm nên sử dụng trong vòng 24 giờ.
Qui chế
Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn.
Bài viết cùng chuyên mục
Axcel Fusidic acid-B Cream: thuốc điều trị viêm da
Fusidic là 1 kháng sinh có nhân steroid có hoạt tính diệt khuẩn. Các bệnh lý viêm da có đáp ứng với glucocorticoid có kèm nhiễm khuẩn như eczema, viêm da đầu, viêm da tiếp xúc, tình trạng liken hóa mạn tính, tổ đỉa, lupus ban đỏ dạng đĩa.
Almasane
Thận trọng với bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphirin đang thẩm tách máu, suy tim sung huyết, phù, xơ gan, chế độ ăn ít natri, mới xuất huyết tiêu hóa.
Amigreen TPN
Liều tối đa là 1 - 1,5 g/kg/ngày, truyền tĩnh mạch với tốc độ không quá 10 g/60 phút. Trẻ em, người già, bệnh nhân phỏng cần điều chỉnh liều và tốc độ truyền cho phù hợp với từng bệnh nhân.
Acid boric
Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ có tác dụng kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Thường đã được thay thế bằng những thuốc khử khuẩn có hiệu lực và ít độc hơn.
Amiklin
Có thể phối hợp aminoside với một kháng sinh khác trong một số trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm dựa vào các dữ liệu vi khuẩn học, đặc biệt trong các biểu hiện nhiễm trùng ở thận, hệ tiết niệu và sinh dục.
Ameflu MS
Không sử dụng thuốc này nếu đang điều trị uống thuốc chống trầm cảm IMAO, Chỉ sử dụng sau khi ngưng thuốc nhóm IMAO hai tuần hoặc sau khi hỏi ý kiến của bác sỹ.
Arbaclofen: thuốc điều trị bệnh đa xơ cứng và tự kỷ
Arbaclofen là một loại thuốc được sử dụng để giảm tình trạng co cứng liên quan đến bệnh đa xơ cứn. Arbaclofen cũng đang được nghiên cứu để cải thiện chức năng ở những bệnh nhân mắc hội chứng fragile X và chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Aminoplasmal
Dịch truyền chứa tất cả các acid amin cần thiết do đó làm giảm tiêu hao năng lượng do các phản ứng tổng hợp acid amin
Amoxicillin
Amoxicilin uống hay tiêm đều cho những nồng độ thuốc như nhau trong huyết tương, nửa đời của amoxicilin khoảng 61,3 phút, dài hơn ở trẻ sơ sinh.
Amoclavic và Amoclavic Forte
Amoclavic là kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng bao gồm nhiều dòng vi khuẩn Gram dương và Gram âm sinh hay không sinh b-lactamase.
Allopurinol: Alloflam, Allopsel, Allorin, Alurinol, Apuric, Darinol 300, Deuric, thuốc chống gút giảm sản xuất acid uric
Alopurinol cũng làm tăng tái sử dụng hypoxanthin và xanthin để tổng hợp acid nucleic và nucleotid, kết quả làm tăng nồng độ nucleotid dẫn tới ức chế ngược lần nữa tổng hợp purin
Atarax
Phần thuốc chứa trong ống thuốc Atarax không tương hợp với thiopental sodique, cũng như với các dung dịch tiêm có pH trên 7.
A.T.P
A.T.P - Thuốc chống loạn nhịp tim - Hoạt chất là Adenosin
Augmentin SR
Điều trị ngắn hạn nhiễm khuẩn đường hô hấp, như viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp do vi khuẩn.
Algotra: thuốc giảm đau không có chất gây nghiện và hạ sốt
Nên chọn liều thấp nhất có hiệu quả, người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi, khởi đầu 2 viên một ngày, có thể tăng liều nhưng không quá 8 viên/ngày, cách khoảng các liều không ít hơn 6 tiếng.
Aluminum Chloride Topical: thuốc điều trị đổ mồ hôi quá nhiều
Aluminum Chloride Topical (thuốc bôi nhôm clorua) là sản phẩm không kê đơn (OTC) được sử dụng để điều trị chứng đổ mồ hôi quá nhiều nghiêm trọng.
Abanax
Loét dạ dày – tá tràng lành tính, loét tái phát, loét miệng nối, trường hợp cần giảm quá trình tiết axit dạ dày, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và Zollinger Ellison.
Albumin người Grifols 20%: thuốc điều trị thiếu hụt albumin
Albumin phục hồi và duy trì thể tích máu tuần hoàn, khi đã xác định có thiếu hụt thể tích, và việc dùng chất keo là thích hợp. Sự lựa chọn albumin hơn là chất keo nhân tạo sẽ tùy vào tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân, dựa trên những khuyến cáo chính thức.
Adona
Dùng đường tĩnh mạch 0,5; 2,5 và 5 mg/kg Carbazochrome sodium sulfonate cho thỏ đã ức chế tính tăng thấm mao mạch gây ra bởi hyaluronidase theo thứ tự là 28%, 40% và 65%.
Acid folic
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể, nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid.
Anthrax Immune Globulin: globulin miễn dịch bệnh than
Anthrax Immune Globulin (globulin miễn dịch bệnh than) được sử dụng để điều trị bệnh than qua đường hô hấp kết hợp với các loại thuốc kháng khuẩn thích hợp.
Arnetine: thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản
Arnetine điều trị loét dạ dày tá tràng lành tính, loét sau phẫu thuật, trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng Zollinger - Ellison. Dự phòng xuất huyết dạ dày tá tràng do stress ở người bệnh nặng. Dự phòng xuất huyết tái phát.
Axcel Erythromycin ES
Phản ứng phụ. Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc. Phản ứng độc với gan, phản ứng dị ứng/phản vệ có thể xảy ra. Bệnh bạch cầu hạt, phản ứng rối loạn tâm thần, ác mộng, hội chứng giống nhược cơ, viêm tuỵ.
Alphagan
Yếu tố nguy cơ lớn nhất ở người bệnh glaucome là tăng nhãn áp, nNhãn áp càng tăng thì càng có nguy cơ suy thoái thần kinh thị giác, càng dễ bị mù.
Acid ascorbic (Vitamin C)
Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt, và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch.