Cây thuốc đông y: y học cổ truyền - trang 4

Cây thuốc đông y, y học cổ truyền, tên thường gọi, tên khoa học, thành phần hóa học, mô tả, bộ phận thu hái, công dụng, tính vị, cách dùng.

Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết

Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng

Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón

Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi

Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu

Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận

Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa

Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da

Chuồn chuồn (cây): sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh

Nước hãm thân cây mang lá được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng

Chuối rừng: vỏ quả dùng chữa ỉa chảy

Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu, thường dùng 10 đến 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc, vỏ quả 4 đến 8g sắc nước uống.

Chuối rẻ quạt: tán thành bột đem trộn với sữa

Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis Gmel) là một loài cây cảnh độc đáo, có nguồn gốc từ Madagascar.

Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu

Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác, quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm, bắp chuối dùng ăn gỏi

Chuối con chông (cầy giông): cây thuốc

Thịt quả màu vàng sáng, ăn được, các loài cầy giông chông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị, người ta gọi nó như trên

Chuối cô đơn: dùng chữa toàn thân bị phù

Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa toàn thân bị phù, phụ nữ có thai bị phù thũng và người có chân đùi bị sưng đau

Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng

Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.

Chùm rụm: sắc uống dùng chữa ho ra máu

Loài của Việt Nam và Campuchia, cây chỉ gặp ở Khánh Hoà Kontum, dân gian ở Kontum dùng lá Chùm rum cùng lá Sung sắc uống dùng chữa ho ra máu

Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy

Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Chùm ngây: kích thích tiêu hoá

Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp

Phụng vi: chữa phong thấp nhức mỏi

Dương xỉ phụ sinh, thân rễ bò, có vảy tròn, lá có cuống dài; phiến lưỡng hình; phiến không sinh sản có 3 thuỳ, rất dày, dai; phiến sinh sản chia thành 5 đến 7 thuỳ hẹp

Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng

Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn, còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết

Phong quỳ bò: chữa viêm họng sưng amygdal

Được dùng ở Trung Quốc Vân Nam trị Viêm họng, sưng amygdal, viêm gan, viêm túi mật, đau dạ dày, lỵ, thiên đầu thống, bế kinh, đái ra máu, lâm chứng, rắn cắn

Phong quỳ: dùng chữa bệnh về tim

Có vị đắng tính hàn; có ít độc, có tác dụng khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc, trị phong thấp đau nhức khớp xương, gẫy xương, chứng giun đũa

Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính

Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu

Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày

Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương

Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều

Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều

Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc

Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine

Phi lao: nước sắc lá dùng trị đau bụng

Vỏ thân có tác dụng phát hãn làm toát mồ hôi và lợi niệu, cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu, rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi chỉ hãn, lá có tác dụng kháng sinh

Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu

Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau

Phèn đen: dùng trị lỵ viêm ruột ruột kết hạch

Rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích, lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã

Phật thủ: tác dụng hành khí chỉ thống kiện vị hoá đàm

Trong Phật thủ có tinh dầu và một ílavonoid, gọi là hesperidin, vỏ quả chứa tinh dầu, vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.

Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét

Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.

Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng

Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ

Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi

Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.

Ớt tím: chữa đau bụng lạnh dạ tiêu hóa không bình thường

Quả chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường, rễ dùng trị tử cung xuất huyết theo công năng, dùng ngoài trị nẻ da đông sang

Ớt làn lá to: sử dụng làm thuốc bổ lợi sữa cầm máu

Nhựa mủ dùng cầm máu đỉa cắn, thân cây được sử dụng làm thuốc bổ, lợi sữa, cầm máu, ngày uống 6 đến 12 g tán bột hoặc nấu cao uống

Ớt làn lá nhỏ: dùng trị đau bụng

Rễ dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, phong thấp tê đau và huyết áp cao, cũng có thể dùng trị rắn cắn và rút gai dằm.

Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng

Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.

Ớt cà: dùng trị phong thấp

Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Ớt: dùng trị ỉa chảy hắc loạn tích trệ sốt rét

Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung.

Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí

Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.

Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp

Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương

Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu

Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.

Ổ sao lá màng: dùng chữa viêm bàng quang viêm niệu đạo

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, lỵ, thủy thũng, mụn nhọt, ung thũng, đái ra sỏi, nhiệt kết đi đái khó.

Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu

Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn

Ổ sao: dùng thân rễ làm thuốc chữa phù

Dân gian dùng thân rễ làm thuốc chữa phù, ở Vân Nam Trung Quốc, toàn cây dùng trị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, thủy thũng, đinh sang, nhiệt kết tiện bí

Ổ rồng tràng: làm thuốc bó gãy xương

Dân gian làm thuốc bó gãy xương, người ta dùng cả cây giã nhỏ trộn với muối đắp chữa ghẻ, ở Campuchia, người ta dùng dịch lá cho phụ nữ có mang uống cho khỏe.

Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương

Cây Ổ rồng (Platycerium grande) là một loài dương xỉ đặc biệt với hình dáng độc đáo. Nó được biết đến với khả năng làm cảnh và các ứng dụng trong y học dân gian.

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt

Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.

Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột

Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC